Khái quát về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học lớp 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.Khái quát về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học lớp 3

Theo định hướng của việc đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực. Việc đảm bảo kết quả dạy học hiệu quả phải sử dụng đa dạng phương pháp dạy học nhằm tạo ra các phương thức chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Quan trọng ở đây là người giáo viên phải biết lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt nhằm phát huy những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm của các phương pháp dạy học đó. Việc vận dụng phương pháp trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh qua phân môn Luyện từ và câu góp phần hình thành và củng cố tri thức trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp dạy học khác trong quá trình dạy học.

Về các bước tiến hành khi sử dụng phương pháp trò chơi.Để tổ chức trò chơi học tập có hiệu quả cần tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1 : Chuẩn bị.

Bước 2 : Tổ chức trò chơi. Bước 3 : Đánh giá tổng kết.

Về yêu cầu sư phạm khi tổ chức trò chơi học tập. Trò chơi học tập là một trò chơi đặc biệt chính vì thế có một số yêu cầu khác so với trò chơi thông thường nhằm đảm bảo đạt mục đích của việc tổ chức trò chơi. Trò chơi học tập phải mang tính giáo dục, thông qua trò chơi học sinh hiểu được ý nghĩa của trò chơi.Trò chơi học tập nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học. Tức là trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng bài học. Khi sáng tạo ra các trò chơi học tập người giáo viên dựa vào các kiến thức và kĩ năng của bài học cần củng cố, rèn luyện cho học sinh để xây dựng nội dung các trò chơi. Đồng thời, trò chơi học tập phải đảm bảo phù hợp với nội dung. Nội dung trò chơi phải mang tính thực tiễn và phải phù hợp với khả năng của học sinh.

Hình thức tổ chức trò chơi học tập phải đa dạng, phong phú có sự thay đổi tránh sự lặp đi lặp lại một trò chơi trong các tiết học. Đặc biệt, không nhất thiết là việc tổ chức trò chơi học tập là diễn ra vào một thời điểm nhất định của một tiết dạy, mà nó có thể diễn ra trên xuyên suốt quá trình của tiết học đó. Nhằm tạo sự lồng ghép vào hoạt động học để tạo hiệu quả của trò chơi học tập.Trò chơi học tập phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo nhằm phát huy cao độ tác dụng của trò chơi.Luật chơi phải được phổ biến rõ ràng trước khi thực hiện trò chơi học tập.Đặc biệt, trò chơi học tập phải kích thích sự hứng thú của học sinh.

Về cấu trúc của trò chơi cần phải xây dựng được tên trò chơi, mục đích ý nghĩa trò chơi, dụng cụ trò chơi, luật chơi, cách chơi, số người chơi và tổng kết trò chơi.

Tên trò chơi : là việc khởi đầu có tác động gây hứng thú đối với học sinh. Trò chơi nào cũng phải nêu được tên trò chơi. Vì tên trò chơi như là định hướng được một phần nào đó của trò chơi.

Mục đích của trò chơi : Khi trò chơi tiến hành giáo viên nói lên mục đích của trò chơi.

Dụng cụ trò chơi : Là những vật dụng nhằm hỗ trợ quá trình chơi, những vật dụng đó phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực và an toàn cho quá trình chơi.

Luật chơi : Là yêu cầu, quy định của trò chơi và buộc người tham gia phải tuân thủ nó. Khi người chơi không tuân thủ thực hiện thì đồng nghĩa người chơi đã vi phạm nguyên tắc chơi. Luật của trò chơi phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Đồng thời, trò chơi học tập nên diễn ra trong thơi gian ngắn để đảm bảo tính cô đọng, ý nghĩa của trò chơi. Tránh gây cảm giác nhàm chán khi kéo dài thơi gian trong việc thực hiện trò chơi học tập. Vì như thế, sẽ giảm hiệu quả của trò chơi.

Cách chơi : Đó là cách thức thực hiện trò chơi.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 28 - 30)