Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 10 đến tuần 17

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 43 - 52)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 10 đến tuần 17

Từ tuần 10 đến tuần 17 khi học sinh đang dần làm quen và hứng thú với cách học mới. Dựa trên cơ sở này chúng tôi đã thiết kế các trò chơi học tập như : trò chơi Truy tìm dấu chấm, trò chơi Hoa ai thắm hơn, trò chơi Ghép đôi, trò chơi

Điền dấu đúng,trò chơi Đố bạn, trò chơi Truyền điện và trò chơi Tiếp sức cũng

được chúng tôi thiết kế cho dạy học ở những tuần này. Với trò chơi"Truy tìm

dấu chấm" chắc hẳn ở ngay cái tên của trò chơi cũng phần nào gợi đáp nội dung

của trò chơi. Trò chơi học tập này được thiết kế cho bài về Dấu chấm, với cách chơi đơn giản là học sinh đặt dấu chấm vào chổ đúng để câu có nghĩa. Thông qua trò chơi, học sinh sẽ biết được vị trí và ý nghĩa của dấu chấm là dấu chấm đặt ở cuối câu, khi kết thúc câu. Đồng thời, khi đặt dấu chấm giúp học sinh suy nghĩ và hiểu được câu có nghĩa hoàn chỉnh. Các trò chơi khác cũng được thiết kế dựa trên nội dung của bài học, cách tổ chức hợp lý đối với đối tượng thực hiện. Trò chơi học tập cho từng bài học được thiết kế như thế nào, mục đích gì và cách thức tổ chức ra sao đã được chúng tôi trình bày rõ trong nhóm học tập từ tuần 10 đến tuần 17.

Tuần 10: LT & C So sánh. Dấu chấm. 1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh :

- Ôn tập thêm về so sánh - Ôn tập dấu chấm.

2. Tổ chức trò chơi " Truy tìm dấu chấm" BT3.SGK tr. 80

- Mục đích : Giúp học sinh nhanh nhạy trọng việc tìm và điền đúng dấu. - Chuẩn bị : + 2 tấm bìa A3 ghi đoạn văn cần điền dấu.

+ 2 bút dạ.

+ Nam châm gắn tấm bìa vào bảng lớp.

+ Dựa vào nội dung bài giáo viên đưa ra yêu cầu: Đọc đoạn văn và điền dấu chấm vào chổ thích hợp. Sau khi điền dấu chấm và viết lại chữ đầu tiên của câu tiếp theo cho đúng yêu cầu chính tả.

- Cách tổ chức : Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội chơi. Mỗi đội cử ra 5 người chơi, xếp thành 1 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh bắt đầu lần lượt từng học sinh sẽ lên bảng điền dấu. Khi bạn thứ nhất của mỗi đội điền xong thì bạn thứ hai mới có thể lên viết đáp án. Cứ lần lượt như thế cho đến khi làm xong bài. Hai đội có thời gian là 5 phút để hoàn thành phần chơi của mình.

- Tổng kết trò chơi : Đội nào điền đúng dấu và sữa lại đúng lỗi chính tả sẽ giành chiến thắng.

Tuần 11: LT & C Mở rộng vốn từ Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? 1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh:

- Mở rộng vốn từ quê hương. - Ôn mẫu câu Ai làm gì?

2. Tổ chức trò chơi "Hoa ai thắm hơn"BT4 SGK tr. 90

- Mục đích: Giúp học sinh ôn luyện phát ứng nhanh nhạy, rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

- Chuẩn bị :

+ Những danh từ ghi sẵn trên tấm thẻ dựa vào nội dung bài chuẩn bị một số thẻ như sau: Bác nông dân, em trai tôi, cô giáo, những chú gà con, đàn cá, ...

+ 2 bông hoa nhiều cánh (số cánh hoa phù hợp với số câu hỏi của bài tập) chưa có màu sắc.

+ Những cánh hoa rời có màu sắc (phân ra 2 màu để thể hiện màu sắc bông hoa của từng đội).

+ 2 lá cờ xíu.

- Cách tổ chức : GV chia lớp ra làm 2 đội và đặt tên cho mỗi đội (ví dụ : Hoa đào, Hoa mai). Cử ra 1 bạn thư ký làm nhiệm vụ khi đội nào trả lời đúng sẽ dán 1 cánh hoa có màu sắc tượng trưng của đội vào bông hoa cho đội đó. Khi có hiệu lệnh bắt đầu GV lần lượt giơ từng tấm thẻ ghi sẵn các từ ngữ, các đội luân phiên đặt câu hỏi theo yêu cầu là dùng từ ngữ đó đặt một câu theo mẫu Ai làm

gì? Sau khi giáo viên đọc xong đội nào phất cờ trước sẽ được đặt câu trước và đội còn lại sẽ đặt câu sau. Yêu cầu đội trả lời sau không được đặt câu trùng với đội đã trả lời trước đó. Trả lời đúng mỗi đội sẽ được dán thêm 1 cánh hoa và bông hoa của mình. Học sinh thực hiện.

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên và học sinh đếm lần lượt số cánh hoa của mỗi đội. Đội nào có số cánh hoa nhiều hơn đội đó sẽ giành thắng cuộc.

Tuần 12: LT & C Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. 1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh tìm được những từ chỉ hoạt động, trạng thái. - Ôn luyện về so sánh.

2. Tổ chức trò chơi "Ghép đôi" BT3 SGK tr 99

- Mục đích : Giúp học sinh ghép đúng câu có nghĩa. - Chuẩn bị:

+ Các băng giấy ghi nội dung bài tập. Dựa vào nội dung BT3 giáo viên có thể làm các băng giấy như sau :

- Cách tổ chức:

Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội, phát các băng giấy ghi nội dung bài tập cho mỗi đội và nam châm. Mỗi đội có nhiệm vụ thảo luận để ghép thành câu hoàn chỉnh và có nghĩa sau đó cử thành viên trong đội của mình lên bảng gắn nội dung ghép của đội mình sao cho nhanh nhất và cẩn thận nhất. Hai đội có thời gian là 5 phút để thảo luận và hoàn thành. Đội nào ghép đúng và nhanh nhất đội đó sẽ thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi: Giáo viên tổng kết trò chơi tuyên dương đội ghép đúng, nhanh và cẩn thận nhất.

Tuần 13: LT & C Mở rộng vốn từ : Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than.

1. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ địa phương, biết được cùng từ cùng 1 nghĩa những cách gọi tên mỗi vùng khác nhau.

Ôn luyện về dấu giúp học sinh biết sử dụng dấu câu đúng.

2. Tổ chức trò chơi "Điền dấu đúng".BT3 SGK tr. 108

- Mục đích : Giúp học sinh suy nghĩa và tìm dấu đúng điền vào chổ trống sao cho phù hợp.

- Chuẩn bị: + Nam châm.

Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi.Một người kêu lên : "Cá heo "Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : "ACá heo nhảy múa đẹp quá" Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng:

- Có đau không, chú mìnhLần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại phía boong tàu, nhảy tung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng. [13, 80]

+ 3 bộ dấu câu như hình vẽ:

- Cách tổ chức:

Giáo viên gắn bảng phụ đã chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng lớp. Chia lớp ra làm 3 đội chơi, mỗi đội được nhận một bộ dấu. Khi giáo viên đọc đến chổ ô trống cần điền dấu thì các đội có 30s để suy nghĩ và giơ dấu đội mình chọn lên. Mỗi lần giơ đúng dấu câu và thời gian quy định mỗi đội sẽ ghi được 2 điểm, giơ đúng nhưng chậm trừ 0,5 điểm. Đáp án sai không ghi được điểm.Đội nào ghi được nhiều dấu câu đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc.

- Tổng kết : Giáo viên tuyên dương đội ghi nhiều dấu câu đúng và nhanh trong phần chơi.

Tuần 14 : LT & C Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? 1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh:

- Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm. Thông qua đó học sinh làm được BT1, BT2. - Ôn luyện về mẫu câu Ai thế nào?

2. Tổ chức trò chơi "Tìm nhanh từ chỉ đặc điểm"cho BT1 SGK tr. 117

- Mục đích:

+ Qua trò chơi giúp học sinh nhận biết nhanh các từ chỉ đặc điểm. + Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt cho học sinh.

- Chuẩn bị:

+ 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ trong BT1. + 2 bút dạ.

+ Nam châm để gắn giấy lên bảng lớp. - Cách tổ chức:

Phần chơi này gồm có 2 đội tham gia. Mỗi đội chơi gồm có 5 người. Thời gian cho trò chơi là 3 phút. Giáo viên treo lên bảng lớp 2 tờ giấy đã chuẩn bị yêu cầu của trò chơi và phát cho mỗi đội 1 cây bút dạ. 2 đội đứng thành 2 hàng dọc. Giáo viên yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ. Khi nghe khẩu lệnh bắt đầu thì em đầu tiên của mỗi đội lên gạch một từ chỉ đặc điểm rồi đi xuống đứng vào hàng cuối của đội mình, sau đó em thứ 2 lên và cứ luân phiên như thế cho đến hết. Gạch chân mỗi từ đúng các đội sẽ ghi được cho đội mình 2 điểm. Trong thời gian như nhau, đội nào xác định được nhiều từ đúng nhất thì giành chiến thắng.

- Tổng kết trò chơi: Giáo viên nhận xét quá trình chơi về thái độ, phong cách chơi của mỗi đội. Tuyên dương đội có nhiều đáp án đúng.

Tuần 15: LT & C Mở rộng vốn từ : Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh

1. Mục tiêu bài học

- Giúp học mở rộng vốn từ các dân tộc. Từ đó học sinh biết thêm được các dân tộc anh em trên đất nước.

- Ôn luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.

2. Tổ chức trò chơi "Tiếp sức" cho BT1 SGK tr. 126

Mục đích :

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết.

- Giúp học sinh biết thêm các dân tộc anh em trên đất nước thông qua trò chơi. Chuẩn bị :

+ 2 tờ giấy khổ to để học sinh ghi đáp án. + Nam châm.

+ 2 bút dạ.

- Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội và đặt tên cho 2 đội (ví dụ: Chim sơn ca, Họa mi). Sau đó giáo viên gắn tấm bìa ghi sẵn nhiệm vụ của mỗi đội lên bảng và phát cho mỗi đội một chiếc bút dạ. Mỗi đội có thời gian 7 phút để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ là kể tên các dân tộc thiểu số trên đất nước ta mà em biết. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu của giáo viên các đội bắt đầu thảo luận và lần lượt lên viết vào tờ bìa của đội mình. Sau khi học sinh thứ nhất của mỗi đội viết xong thì học sinh thứ hai mới được tiếp tục. Cứ lần lượt như thế cho đến khi hết lượt học sinh mỗi đội tham gia. Khi có hiệu lệnh hết giờ thì cả ba đội dừng bút.Học sinh thực hiện trò chơi.

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả chơi của ba đội. Đội nào kể tên đúng được nhiều dân tộc thiểu số, viết chữ đẹp cẩn thận sẽ là đội thắng cuộc.

Tuần 16 : LT & C Mở rộng vốn từ : Thành thị - Nông thôn. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh mở rộng vốn từ về thành thị nông thôn : kể tên được các thành phố, vùng nông thôn qua bài tập 1 SGK tr. 135

- Học sinh kể tên được các sự vật công việc ở thành thị và nông thôn qua BT2 SGK tr.135.

2. Tổ chức trò chơi "Đố bạn".

- Mục đích : Qua phần hỏi đố để thực hành BT1 giúp học sinh biết được các thành phố, vùng quê ở nước ta qua bạn mình nói.

- Chuẩn bị:

GV chuẩn bị một số món quà nhỏ cho học sinh.

- Cách tổ chức : Có 3 cặp đôi tham gia phần trò chơi này. Sẽ là một bạn hỏi và 1 bạn trả lời xoay quanh việc kể tên các thành phố và vùng quê mà bạn biết.

Ví dụ: Bạn A đố: Mình đố bạn. Bạn hãy kể tên những thành phố trên đất nước ta mà bạn biết.

Bạn B sẽ trả lời : Những thành phố mình biết đó là...

Các cặp đôi sẽ lần lượt đố và đáp. Cặp đôi nào phối hợp ăn í trả lời đúng nhất và thể hiện một cách tự tin sẽ giành thắng cuộc. Mỗi cặp đôi có thời gian là 2 phút để thực hiện.Học sinh dưới lớp và giáo viên sẽ làm ban giám khảo quan sát và chọn ra đội thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi: Giáo viên nhận xét, tuyên dương cặp đôi chiến thắng.

Tuần 17: LT & C Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy.

1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh:

- Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm qua đó học sinh làm được BT1 SGK tr. 145 - Thông qua việc ôn tập mẫu câu Ai thế nào học sinh làm được BT2 SGK tr. - Đặt dấu phẩy đúng vị trí của câu nhằm cho câu có nghĩa hợp ngữ pháp.

2. Tổ chức trò chơi "Truyền điện" cho BT2 SGK tr. 145

- Mục đích :

+ Giúp học sinh ôn luyện kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu Ai thế nào? có sự phù hợp nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.

+ Luyện óc quan sát, tác phong nhanh nhẹn.

- Chuẩn bị: 3 thẻ chữ tương ứng với câu a, b, c trong BT2.

- Cách tổ chức : Yêu cầu trò chơi đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả : a) Một bác nông dân.

b) Một bông hoa trong vườn. c) Một buổi sớm mùa đông.

GV chia lớp ra làm 3 đội chơi. Đội 1 & 2 tham gia chơi, đội 3 làm trọng tài. Sau khi giáo viên giơ thẻ chữ lên và đọc rồi chỉ định cho 1 học sinh ở đội 1 nêu bộ phận trả lời cho câu hỏi : Ai? (Bác nông dân). Sau đó chỉ định cho 1 học sinh ở đội 2 nêu bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào? (ra đồng từ sáng sớm). Nếu học sinh đó trả lời đúng thì đội đó giành được quyền nêu bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? của thẻ chữ tiếp theo. Nếu học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì học sinh đó đứng tại chổ cho tới khi thành viên của mình đến lượt và trả lời đúng được cứu trợ thì học sinh đó mới được ngồi xuống. Thời gian cho trò chơi này là 5 phút.Đội nào có nhiều học sinh trả lời đúng đội đó sẽ giành thắng cuộc. - Tổng kết trò chơi : Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội có nhiều học sinh trả lời đúng.

Ở nhóm trò chơi từ tuần 10 đến tuần 17 với những trò chơi học tập sẽ giúp học sinh hiểu được nội dung của các bài học qua hoạt động chơi. Học sinh biết được cách dùng và ý nghĩa của dấu chấm qua trò chơi "Truy tìm dấu chấm";biết đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì? qua trò chơi học sinh sẽ thành thạo

trong việc đặt câu và sử dụng từ ngữ đúng, linh hoạt để câu đạt yêu cầu theo mẫu và có nghĩa. Đối với tuần 12 với bài"Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.So sánh" khi giáo viên tổ chức trò chơi Ghép đôi cho bài tập 2 sẽ giúp học

sinh nhận biết nhanh để ghép câu hoàn thành nghĩa, qua đó học sinh biết các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Rèn cho học sinh kĩ năng chơi, thao tác nhanh nhẹn, linh hoạt trong quá trình chơi đặc biệt là tinh thần của các thành viên trong đội và thành viên giữa các đội phải thực sự đoàn kết, phân minh. Khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn một cách rõ ràng cụ thể các câu lệnh nhằm giúp việc chơi đạt hiệu quả. Bởi vì đây là lúc học sinh đã dần làm quen với cách học này, thì việc tổ chức trò chơi cho học sinh đối với giáo viên đã trở nên quen

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)