8. Cấu trúc của đề tài
2.3.1. Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 1 đến tuần 8
Từ tuần 1 đến tuần 8 do học sinh bắt đầu làm quen với kiến thức của khối 3 và còn nhiều bỡ ngỡ với cách học so với ở khối 2. Vì vậy, chúng tôi dựa vào nội dung chương trình và đặc điểm tâm lý của học sinh để thiết kế các trò chơi học tập phù hợp. Các trò chơi học tập mà chúng tôi thiết kế trong giai đoạn này đó là trò chơi Tìm nhanh từ chỉ sự vật; trò chơi Ai tài đối đáp; Hái hoa dân chủ; trò chơi Tiếp sức; trò chơi Rung chuông vàng; trò chơi Ô chữ ôlympia và trò
chơi Thử tài so sánh. Mỗi trò chơi mang một nội dung riêng, cách thức riêng
nhưng cùng chung mục đích là thông qua trò chơi mà học sinh nắm được kiến thức của bài học và tăng tính hứng thú say mê học tập cho học sinh. Ví dụ, như trò chơi Ai tài đối đáp với mục đích giúp học sinh ôn luyện mẫu câu Ai là gì?
học sinh sẽ tìm được bộ phận và trả cho câu hỏi Ai? và câu hỏi Là gì?. Học sinh sẽ thành thạo trong việc sử dụng đúng mẫu câu này. Đồng thời, qua trò chơi rèn cho học sinh các thao tác nhanh nhẹn trong hỏi và đáp. Trò chơi học tập cho từng bài học cụ thể đã được chúng tôi thiết kế dưới đây với mục đích gì? Tổ chức như thế nào? Thời gian bao lâu đã được chúng tôi trình bày rõ.
Tuần 1 : LT & C Ôn tập từ ngữ chỉ sự vật. So sánh. 1. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh:
- Ôn tập về từ ngữ chỉ sự vật
- Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ so sánh.
2. Tổ chức trò chơi "Tìm nhanh từ chỉ sự vật" cho BT1 SGK tr.8
- Mục đích:
+ Qua trò chơi giúp học sinh nhận biết nhanh các từ chỉ sự vật. + Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt cho học sinh. - Chuẩn bị:
+ 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ trong BT1- tr 8.SGK + 2 bút dạ.
+ Nam châm để gắn giấy lên bảng lớp. - Cách tổ chức:
Phần chơi này gồm có 2 đội tham gia. Mỗi đội chơi gồm có 3 người. Thời gian cho trò chơi là 3 phút. Giáo viên treo lên bảng lớp 2 tờ giấy đã chuẩn bị yêu cầu của trò chơi và phát cho mỗi đội 1 cây bút dạ. 2 đội đứng thành 2 hàng dọc. Giáo viên yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong khổ thơ. Khi nghe khẩu lệnh bắt đầu thì em đầu tiên của mỗi đội lên gạch một từ chỉ sự vật rồi đi xuống đứng vào hàng cuối của đội mình, sau đó em thứ 2 lên và cứ luân phiên như thế cho đến hết. Gạch chân mỗi từ đúng các đội sẽ ghi được cho đội mình 2 điểm. Trong thời gian như nhau, đội nào xác định được nhiều từ đúng nhất thì giành chiến thắng.
- Tổng kết trò chơi: Giáo viên nhận xét quá trình chơi về thái độ, phong cách chơi của mỗi đội. Tuyên dương đội có nhiều đáp án đúng.
Tuần 2: LT & C Mở rộng vốn từ thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì ? 1. Mục tiêu bài học
Nhằm giúp học sinh:
- Mở rộng vốn từ trẻ em. Tìm được các từ chỉ: trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm và sự chăm sóc của người lớn dối với trẻ em. Qua đó học sinh làm được BT1. SGK tr 16.
- Ôn tập các kiểu câu: Ai ( cái gì, con gì) - là gì. Học sinh làm được BT2-3 SGK tr.16
2. Tổ chức trò chơi "Ai tài đối đáp" vào BT2 SGK tr. 16
- Mục đích : Qua trò chơi giúp học sinh ôn luyện câu Ai là gì ? - Chuẩn bị
2. Tìm các bộ phận của câu:
- Trả lời câu hỏi " Ai (cái gì, con gì) ? ". - Trả lời câu hỏi " Là gì? ".
a) Thiếu nhi là măng non của đất nước. b) Chúng em là học sinh tiểu học.
c) Chích bông là bạn của trẻ em.
[13, 16]
+ 1 bút dạ
+ Nam châm gắn bảng phụ vào bảng lớp.
- Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội và đặt tên cho mỗi đội ( ví dụ : Hoa Lan, Hoa Huệ ). Giáo viên treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn .Giáo viên đọc lần lượt mỗi câu theo thứ tự a, b, c.Khi giáo viên đọc xong mỗi câu hai đội bắt đầu thi tài đối đáp. Hai đội cứ luân phiên nhau: Đội A nêu vếAi? Đội B trả lời Là gì?Nếu đội B trả lời đúng thì đội B giành quyền nếu vế Ai và cứ thay đổi như thế cho đến hết. Mỗi đội có thời gian suy nghĩ là 30 s để suy nghĩ sau khi giáo viên đọc xong câu. Học sinh tiến hành chơi.
- Tổng kết trò chơi : Qua trò chơi đội nào đối đáp đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc.
Tuần 3: LT & C So sánh. Dấu chấm. 1. Mục tiêu bài học.
Nhằm giúp học sinh :
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu văn, câu thơ. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
- Ôn luyện về dấu chấm cho học sinh.
- Qua bài học rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ, các hình ảnh, so sánh, dấu chấm câu.
2. Tổ chức trò chơi " Hái hoa dân chủ" BT1.SGK tr 24.
- Mục đích : Giúp học sinh tìm ra được các hình ảnh so sánh có trong những câu thơ,câu văn.
- Chuẩn bị : + Một cây hoa .
+ Một số bông hoa cắt bằng giấy màu trên đó ghi các câu hỏi. + Một số phần thưởng nhỏ cho học sinh.
Dựa vào nội dung bài tập để đưa ra một số câu hỏi như sau: 1. Tìm các hình ảnh so sánh trong câu thơ :
" Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời." [13, 24]
2. Tìm các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau: "Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm"
[13, 24] ...
- Cách tổ chức: Gắn các bông hoa đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi vào cây hoa. Đặt cây hoa trên bục giảng lớp học để tất cả học sinh đều quan sát được.
Sẽ có 4 học sinh tham gia trò chơi này. Các bạn lần lượt lên hái cho mình mỗi người một bông hoa. Sau khi hái xong thì lần lượt mỗi học sinh sẽ đọc yêu cầu có trong bông hoa đó và thực hiện.Mỗi bạn có thời gian đọc và thực hiện yêu câu trong vòng 1 phút. Giáo viên và học sinh dưới lớp sẽ làm ban giám khảo. Học sinh tiến hành chơi.
-Tổng kết trò chơi : Học sinh nào trả lòi đúng, nhanh sẽ giành được phần quà từ giáo viên.
Tuần 4: Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu Ai là gì? 1. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Mở rộng vốn từ về gia đình. Tìm được các từ ngữ chỉ những người trong gia đình.
- Biết thêm nhiều thành ngữ nói về tình cảm trong gia đình. Qua đó giúp học sinh làm được BT1 - 2 SGK tr 33.
- Ôn tập câu Ai là gì?
2. Tổ chức trò chơi " Tiếp sức "- BT2 SGK tr. 33
- Mục đích : Thông qua trò chơi giúp học sinh biết thêm các thành ngữ,tục ngữ nói về gia đình.
- Chuẩn bị :
+ 3 tờ giấy khổ bìa A3 ghi rõ nhiệm vụ của 3 đội. Nhiệm vụ tương ứng với yêu cầu BT1.
- Đội 1: Xếp các thành ngữ, tục ngữ thích hợp vào nhóm cha mẹ đối với con cái. - Đội 2 : Xếp các thành ngữ, tục ngữ thích hợp vào nhóm con cháu đối với ông bà cha mẹ.
- Đội 3 :Xếp các thành ngữ, tục ngữ thích hợp vào nhóm anh chị em đối với nhau.
+ 3 chiếc bút dạ + Nam châm để gắn.
- Cách tổ chức: Giáo viên chọn ba đội chơi, mỗi đội có 3 học sinh tham gia và đặt tên cho ba đội ( ví dụ: Đoàn kết, Sóc nâu, Họa mi ). Sau đó giáo viên gắn 3 tấm bìa ghi sẵn nhiệm vụ của mỗi đội lên bảng và phát cho mỗi đội một chiếc bút dạ. Mỗi đội có thời gian 5 phút để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu của giáo viên các đội bắt đầu thảo luận và lần lượt lên viết vào tờ bìa của đội mình. Sau khi học sinh thứ nhất của mỗi đội viết xong thì học sinh thứ hai mới được tiếp tục . Cứ lần lượt như thế cho đến khi hết lượt học sinh mỗi đội tham gia. Khi có hiệu lệnh hết giờ thì cả ba đội dừng bút. Học sinh thực hiện trò chơi.
- Tổng kết trò chơi : Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả chơi của ba đội. Đội nào sắp xếp đúng, viết chữ đẹp cẩn thận sẽ là đội thắng cuộc.
Tuần 5 : LT & C So sánh. 1. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Hiểu thêm được một kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém.
- Hiểu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Đồng thời, biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh .
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng các hình ảnh so sánh.
2. Tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" cho BT1 SGK tr.43
-Mục đích: Giúp học sinh tư duy suy nghĩ đưa ra câu trả lời đúng chính xác. - Chuẩn bị:
+ 1 bảng phụ ghi 3 khô thơ trong các câu a, b, c của BT1. Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau:
a) Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng. PHẠM CÚC b) Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ.
TRẦN ĐĂNG KHOA c) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời TRẦN QUỐC MINH [13, 43]
+ Nam châm, bút dạ. - Cách tổ chức:
Cả lớp sẽ tham gia phần chơi này với yêu cầu là tìm ra các hình ảnh so sánh cho mỗi khổ thơ sau khi giáo viên đọc xong khổ thơ đó. Khi giáo viên đọc xong mỗi khổ thơ học sinh có thời gian là 1 phút để ghi đáp án vào bảng con. Khi có hiệu lệnh hết giờ học sinh giơ bảng lên, em nào đúng sẽ tiếp tục thi em nào sai sẽ xuống phía dưới làm khán giả. Sau đó giáo viên dùng bút dạ gạch chân dưới các hình ảnh so sánh cho mỗi khổ thơ để học sinh đối chiếu kết quả.
- Tổng kết trò chơi: Học sinh nào có đi đến câu cuối cùng học sinh đó đã dành thắng cuộc.
Tuần 6 : LT & C Mở rộng vốn từ trường học. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh :
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ. - Ôn tập về dấu phấy.
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ, kĩ năng dùng dấu phẩy cho học sinh.
2. Tổ chức trò chơi "Ô chữ Ôlympia"
- Mục đích : Giúp học sinh mở rộng vốn từ. - Chuẩn bị :
+ Giấy bìa cứng kẻ sẵn ô chữ. Lưu ý ô chữ hàng dọc (từ khóa) phải được tô màu đậm hơn để phân biệt và ghi sẵn đáp án như hình sau:
1 L Ê N L Ớ P 2 D I Ễ U H À N H 3 S Á C H G I Á O K H O A 4 T H Ờ I K H Ó A B I Ể U 5 C H A M Ẹ 6 R A C H Ơ I 7 H Ọ C G I Ỏ I 8 L Ấ Y T I Ề N 9 G I Ả N G B À I 10 T H Ô N G M I N H 11 C Ô G I Á O
+ Sau khi hoàn thành xong ô chữ, giáo viên dùng giấy bìa mỏng hơn để cắt 11 ô hàng ngang đúng với 11 ô hàng ngang trong ô chữ nhưng không ghi đáp án như bảng bìa cứng đã chuẩn bị ở trên:
+ Tiếp theo giáo viên dùng dao rọc giấy rọc hai đầu mỗi ô hàng ngang trong ô chữ một đường thẳng đứng đúng bằng chiều rộng của ô hàng ngang đó, sao cho có thể luồn mỗi miếng bìa mỏng đã cắt vào mỗi ô hàng ngang tương ứng trong ô chữ để "dấu đáp án" :
+ 3 lá cờ xíu, 3 lá thăm.
+ Để tăng tính hấp dẫn cho trò chơi, giáo viên nên ghi nhớ, nội dung gợi ý của các hàng ngang, từ đó có bao nhiêu chữ cái, bao nhiêu tiếng, bắt đầu bằng chữ gì, ..
+ Chuẩn bị nội dung các câu hỏi gợi ý cho từng hàng ngang :
1, Hàng ngang thứ nhất: Được học tiếp lên lớp trên ( gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ L)
2, Hàng ngang thứ hai: Đi thành hàng ngũ diễu qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương sức mạnh (gồm 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ D).
3, Hàng ngang thứ ba: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 12 chữ cái, bắt đầu bằng chữ S).
4, Hàng ngang thứ tư: Lịch học trong nhà trường (gồm 12 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).
5, Hàng ngang thứ năm: Những người thường được gọi la phụ huynh học sinh (gồm 5 chữ cái, bát đầu bằng chữ C).
6, Hàng ngang thứ sáu: Nghỉ học giữa buổi (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ R). 7, Hàng ngang thứ bảy: Học trên mức khá (gồm 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ H).
8, Hàng ngang thứ tám: Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ L).
9, Hàng ngang thứ chín: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ G).
10, Hàng ngang thứ mười: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử lí nhanh (gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).
11, Hàng ngang thứ mười một : Người phụ nữ dạy học (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C).
- Cách tổ chức: Giáo viên gắn ô chữ lên bảng lớp và giới thiệu về ô chữ trên bảng đồng thời phổ biến cách chơi. Cả lớp chia làm 3 đội chơi và đặt tên cho đội, mỗi đỗi đội cử ra 1 bạn đội trưởng. Bạn đội trưởng có nhiệm vụ bốc thăm và phất cờ khi giành tín hiệu trả lời. Tiến hành bốc thăm và giành quyền lựa chọn ô chữ đầu tiên. Sau khi đội chơi đã lựa chọn ô chữ, giáo viên đọc nghĩa tương ứng của từ cần tìm. Sau khi giáo viên đọc xong các đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ. Nếu trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm cho đội của mình và có quyền lựa chọn ô chữ tiếp theo. Trả lời sai sẽ không ghi được điểm và giành quyền trả lời cho 2 đội còn lại, các đội còn lại giành quyền trả lời đến khi đúng. Nếu cả 3 đội đều phất cờ cùng lúc thì 3 đội ghi đáp án vào bảng con. Nếu cả 3 đội đều không trả lời được thì giáo viên thông báo đáp án. Đội nào trả lời đúng ô chữ hàng dọc sẽ nhận được 20 điểm.
- Tổng kết trò chơi: Giáo viên tổng kết điểm sau trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Tuần 7 : LT & C Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. 1. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Nắm được thêm kiểu so sánh mới : so sánh sự vật với con người, giúp học sinh làm được BT1 SGK tr 58.
- Ôn tập giúp học sinh nắm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Học sinh làm được BT2-3 SGK tr. 58.
2. Tổ chức trò chơi " Thử tài so sánh" cho BT1 SGK tr 58.
- Mục đích : Thông qua trò chơi giúp học sinh nắm được kiến thức về so sánh sự vật và con người. Tạo ra cho học sinh sự thoải mái, hứng thú học tập.
- Chuẩn bị :
+ Bảng phụ trình bày rõ đáp án như sau:
+ Nam châm.
- Cách tổ chức: GV chia lớp ra làm 2 đội. Giao nhiêm vụ đội A sẽ tìm hình ảnh so sánh và đội B sẽ tìm từ ngữ so sánh cho các câu a, b, c, d. 2 đội có thời gian suy nghĩa là 3 phút để tìm ra. Khi có tín hiệu hết giờ Gv sẽ đọc lần lượt từng câu thơ sau đó 2 đội bắt đầu thử tài so sánh. Ví dụ:
Khi GV đọc câu:
Trẻ em nhưbúp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Đội A:tìm được hình ảnh là trẻ em.
Đội B đáp : như búp trên cành.
Cứ lần lượt như thế cho đến khi hết các câu. Sau khi học sinh thực hiện xong thì