0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua trong tương lai giữa những

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THƯƠNG HIỆU SAMSUNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 51 -51 )

những người tiêu dùng có giới tính khác nhau

Để kiểm định về quyết định mua trong tương lai giữa nam và nữ có khác nhau hay không đề tài tiến hành thực hiện kiểm định theo phương pháp

Independent Samples T - Test .Với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về

quyết định mua trong tương lai giữa nam và nữ với mức ý nghĩa 5%.

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định về quyết định mua giữa nam và nữ

Kiểm định levene

Điểm trung bình Kiểm định T-test

Giá trị Sig Nam Nữ Giá trị T Giá trị P

0,817 3,700 3,380 2,199 0,030

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 3/2014

Theo kết quả bảng phân tích kiểm định Levene sig là 0,817 > 0,05 nên

phương sai giữa phái nam và phái nữ không có sự khác nhau, cho nên đề tài sử

dụng kết quả của kiểm định T - Test ở dòng Equal variances assumed và thu

được kết quả ở bảng 4.17.

Với kết quả trên ta thấy giá trị P - value của kiểm định T là 0,030 < 0,05 vì vậy đề tài bác bỏ giả thuyết H0. Kết luận có sự khác biệt về quyết định mua trong tương lai giữa nam và nữ. Từ kết quả trên cho thấy những người tiêu dùng tại quận Ninh kiều – Thành phố Cần Thơ quyết định mua trong tương lai

có bị ảnh hưởng bởi giới tính nam và nữ của người tiêu dùng.

4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua trong tương lai giữa những người tiêu dùng có nhóm tuổi khác nhau những người tiêu dùng có nhóm tuổi khác nhau

Giả thuyết H0: Quyết định mua trong tương lai của những người tiêu dùng có nhóm tuổi khác nhau là như nhau (với mức ý nghĩa 10%).

40

Bảng 4.18: Kết quả phân tích Anova đối với người tiêu dùng có nhóm tuổi

khác nhau

Tiêu chuẩn Mức ý nghĩa

Số thống kê Levene 0,121 0,729 Kiểm định Anova 0,589 0,557

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 3/2014

Kết quả kiểm định Levene có mức ý nghĩa = 0,729 > 0,1 nên kết luận phương sai của các nhóm đồng nhất với nhau, có thể sử dụng kết quả phân tích

Anova.

Kết quả kiểm định Anova với mức ý nghĩa = 0,557 > 0,1 cho thấy không

có sự khác biệt về mức độ đánh giá quyết định mua trong tương lai giữa

những người tiêu dùng có nhóm tuổi khác nhau, hay nói cách khác ta chấp

nhận giả thuyết H0.

4.5.4 Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua trong tương lai giữa những người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau những người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau

Giả thuyết H0: Quyết định mua trong tương lai của những người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau là như nhau (với mức ý nghĩa 10%).

Bảng 4.19: Kết quả phân tích Anova đối với người tiêu dùng có nghề nghiệp

khác nhau

Tiêu chuẩn Mức ý nghĩa

Số thống kê Levene 2,760 0,032 Kiểm định Anova 0,540 0,706

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 3/2014

Kết quả kiểm định Levene có mức ý nghĩa = 0,032 < 0,1 nên kết luận phương sai của các nhóm không đồng nhất, không thể sử dụng kết quả phân

tích Anova.

4.5.5 Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua trong tương lai giữa những người tiêu dùng có thu nhập khác nhau những người tiêu dùng có thu nhập khác nhau

Giả thuyết H0: Quyết định mua trong tương lai của những người tiêu dùng có thu nhập khác nhau là như nhau (với mức ý nghĩa 10%).

Bảng 4.20: Kết quả phân tích Anova đối với người tiêu dùng có thu nhập khác

nhau

Tiêu chuẩn Mức ý nghĩa

Số thống kê Levene 4,65 0,707 Kiểm định Anova 0,873 0,457

41

Kết quả kiểm định Levene có mức ý nghĩa = 0,707 > 0,1 nên kết luận phương sai của các nhóm đồng nhất với nhau, có thể sử dụng kết quả phân tích Anova.

Kết quả kiểm định Anova với mức ý nghĩa = 0,457 > 0,1 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ đánh giá quyết định mua trong tương lai giữa

những người tiêu dùng có thu nhập khác nhau, hay nói cách khác giả thuyết H0 bị bác bỏ.

42

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ SẢN XUẤT ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁN HÀNG 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động thương hiệu Samsung của người tiêu dùng tại quận

Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ. Qua kết quả phân tích nhân tố (EFA) thì trong 21 biến được sử dụng phân tích nhân tố thì có 19 biến yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động của người tiêu dùng. Và 19 biến yếu tố

này được nhóm lại thành 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện

thoại di động Samsung. Dựa trên kết quả phân tích nhân tố và ý kiến của đáp

viên về điện thoại di động thương hiệu Samsung, tác giả đưa ra một số giải

pháp cho 7 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động.

5.2 GIẢI PHÁP CHO 7 NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THƯƠNG HIỆU SAMSUNG

5.2.1 Nhân tố “Chất lượng phục vụ”

Trong mối quan hệ giữa người với người, tâm lý con người lúc nào cũng

thích trao đổi với một nhân viên vui vẻ, nhiệt tình hơn là nói chuyện với một

nhân viên ít nói không nhiệt tình. Nhân viên bán hàng vui vẻ, am hiểu về rõ về

sản phẩm là một trong những tác nhân kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Khi nhân viên trao đổi với khách hàng bằng thái độ niềm nở

sẽ làm cho khách hàng thoải mái dễ chịu và sẽ lắng nghe nhiều hơn, bên cạnh

đó nhân viên am hiểu về rõ về sản phẩm tư vấn kỹ cho khách hàng sẽ làm gia

tăng lòng tin của khách hàng về sản phẩm mà họ muốn mua. Vì vậy, muốn

khâu tiếp xúc khách hàng thực hiện tốt, các cửa hàng kinh doanh điện thoại

cần phải đào tạo một độ ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, vừa vui vẻ

nhiệt tình, vừa am hiểu kỹ về sản phẩm và sẵn sang tư vấn khi khách hàng cần,

và cả đội ngũ nhân viên bảo hành cũng phải làm việc tận tình chu đáo khi

khách hàng có nhu cầu được giúp đỡ.

Mở các lớp huấn luyện kỹ năng bán hàng, cung cấp kiến thức về sản

phẩm đang kinh doanh cho nhân viên bán hàng nắm rõ; nhân viên bảo hành cũng phải được tập huấn có chuyên môn kỹ thuật nhất định. Nếu các cửa hàng thực hiện tốt công tác phục vụ sẽ làm cho khách hàng có cảm giác thoải mái

và tạo nên lòng tin tưởng cao hơn về sản phẩm, đây cũng chính là nhân tố thúc đẩy nhu cầu và kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

5.2.2 Nhân tố “Tính năng – kiểu dáng”

Tính năng, kiểu dáng của điện thoại là yếu tố mà người tiêu dùng rất

quan tâm khi quyết định mua sản phẩm. Vì vậy, dựa trên những kiến nghị mà tác giả thu thập được trong quá trình phỏng vấn các đáp viên, tác giả đưa ra

43

+ Theo đánh giá của người tiêu dùng thì các dòng điện thoại của

Samsung có kiểu dáng đẹp nhưng hầu hết các mẫu đều tương tự nhau, và có một số tính năng khó sử dụng.Vì vậy, nhà sản xuất ngoài việc chú ý sản xuất

ra những chiếc điện thoại có kiểu dáng đẹp và nhiều tính năng mới cho người

tiêu dùng lựa chọn, kiểu dáng còn phải tạo được nét riêng biệt cho dòng sản

phẩm của Samsung. Tránh sản xuất ra những sản phẩm có nhiều tính năng khó

sử dụng và nếucó tính năng khó sử dụng thì nên có tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết kèm theo. Để người tiêu dùng có thể tối đa hóa độ hữu dụng mà điện

thoại di động Samsung có thể cung cấp.

+ Hiện nay dòng sản phẩm điện thoại di động của Samsung có một số

dòng nhãn hiệu có kích thước điện thoại quá lớn, người tiêu dùng khó mang theo bên mình. Chính vì thế bên cạnh việc tạo ra những mẫu mã đẹp, sang

trọng, nhà sản xuất còn phải quan tâm đến kích thước của điện thoại di động,

hạn chế sản xuất những dòng sản phẩm có kích thước quá lớn.

5.2.3 Nhân tố “Chất lượng cảm nhận”

Cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, đặc biệt là độ bền và

dung lượng pin. Theo cảm nhận của một số người tiêu dùng thì dòng điện

thoại của Samsung có độ bền không cao lắm, máy khởi động chậm, khi chạy chương trình hay bi đứng, wifi yếu. Đây là những điểm mà nhà sản xuất cần

phải quan tâm và cải thiện ngay để đáp ứng tốt hơn sự thỏa mãn về chất lượng

sản phẩm của người tiêu dùng.

5.2.4 Nhân tố “Giá cảm nhận – Khuyến mãi”

Theo ý kiến của đáp viên giá điện thoại di động Samsung giá vẫn còn hơi cao và chưa có nhiều chương trình khuyến mãi. Người tiêu dùng kiến nghị điện thoại di động Samsung nên có những mức giá mềm hơn để thích hợp với

những người tiêu dùng có mức thu nhập thấp. Về khuyến mãi thì mong muốn khi mua điện thoại di động Samsung được tặng kèm các phụ kiện như: tai

phone, ốp lưng, thẻ cào, sim,… để tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh thêm

sau khi mua điện thoại di động. Vì thế, các cửa hàng bán lẻđiện thoại di động

Samsung cần có những chiến lược giá đúng đắn, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng về giá đến quyết định mua của người tiêu dùng để đưa ra mức giá hợp

lý vừa thỏa mãn khách hàng, vừa có tính cạnh tranh so với các thương hiệu điện thoại di động khác.

5.2.5 Nhân tố “Khác”

- Nhóm nhân tố này bao gồm âm thanh, màu sắc và hình ảnh, có nhiều

trung tâm bảo hành. Đây cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động của người tiêu dùng. Theo đánh giá của một số đáp

viên thì điện thoại di động Samsung có: loa không rõ và dễ bị hư, màu sắc và hình ảnh thì độ sắc nét chưa cao, mong muốn có nhiều trung tâm bảo hành và hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, nhà sản xuất cần xem xét lại

chất lượng của loa, độ sắc nét về màu sắc hình ảnh hiện tại của điện thoại di

động đang sản xuất, nếu có những sai xót trong lỗi kĩ thuật thì cần cải thiện

44

để bảo hành nhanh chóng thuận tiện và chăm sóc các dịch vụ miễn phí như: tải

nhạc, tải game và những ứng dụng khác.

5.2.6 Nhân tố “Chất lượng phân phối”

Một sản phẩm chính hãng là sản phẩm được phân phối chính thức thông qua nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Tất cả các sản phẩm chính

hãng đều có tem dán của nhà phân phối chính thức và phiếu bảo hành do nhà phân phối chính thức phát hành. Vì thế các cửa hàng nên hạn chế việc kinh doanh điện thoại di động Samsung không có tem bảo hành của nhà phân phối chính thức tại Việt Nam.

5.2.7 Nhân tố “Nhận biết thương hiệu”

Một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và có uy tín sẽ được khách

hàng nhớ đến khi có nhu cầu và tin tưởng nhiều vào chất lượng sản phẩm. Một

sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo nên lòng tin của khách hàng về sản

phẩm đó cao hơn so với những sản phẩm mang thương hiệu khác. Ngoài ra, logo dễ nhớ và dễ nhận biết cũng là một biểu tượng giúp người tiêu dùng khi nhìn thấy có thể nhận ra ngay đó là sản phẩm của công ty nào. Chính vì vậy, nhà sản xuất không nên chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên đi vấn đề về chất lượng, sản xuất những chiếc điện thoại có tuổi thọ không cao, tính năng ứng

dụng không tốt sẽ làm mất hình ảnh, mất uy tín thương hiệu của công ty. Logo cần phải được thiết kế ấn tượng và sâu sắc để người tiêu dùng có thể nhận ra

ngay.

Trong những giải pháp cho 7 nhóm nhân tố trên, giải pháp cho nhóm nhân tố: “Tính năng – kiểu dáng”, “Chất lượng cảm nhận”, nhân tố “Khác” và “Giá cảm nhận – khuyến mãi” là 4 nhóm nhân tố được đáp viên đánh giá có

điểm trung bình ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động Samsung cao nhất trong 7 nhóm nhân tố. Vì thế, những giải pháp cho 4 nhóm nhân tố

này là những giải pháp quan trọng và cần thiết nhất để làm thỏa mãn cao hơn

45

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Đề tài thực hiện nghiên cứu về “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định mua điện thoại di động thương hiệu Samsung của người tiêu dùng”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các định nghĩa về thương

hiệu, khái niệm hành vi người tiêu dùng, mô hình quyết định mua của người

tiêu dùng.

Bài nghiên cứu được khảo sát với 110 người tiêu dùng đang sinh sống,

làm việc và học tập tại quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ, là những đối tượng đang có sử dụng điện thoại di động thương hiệu Samsung. Dữ liệu được

thu thập và sau đó được sử lý bằng phần mềm SPSS. Qua phân tích dữ liệu

cho thấy phần lớn người tiêu dùng được phỏng vấn có độ tuổi từ 16 – 35, có thu nhập bình quân tháng từ 2 – 4 triệu đồng/tháng.

Đối với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện

thoại di độngthương hiệu Samsung của người tiêu dùng, sau khi phân tích hệ

số tin cậy Cronbach’s Alpha loại đi những biến không đủ điều kiện và tiếp tục

phân tích nhân tố EFA. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động của người tiêu dùng được nhóm lại thành 7 nhóm nhân tố lớn: chất lượng phục vụ, tính năng – kiểu dáng, chất lượng cảm nhận, giá

cảm nhận – khuyến mãi, nhân tố khác, chất lượng phân phối và nhận biết thương hiệu.

Qua kết quả đánh giá trị trung bình của người tiêu dùng, trong 7 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động của người tiêu dùng thì 4 nhóm nhân tố: “Tính năng – kiểu dáng”, “Chất lượng cảm nhận”, nhân tố “Khác” và “Giá cảm nhận – khuyến mãi” được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua điện thoại di động Samsung của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ.

Kết quả kiểm định T - Test cho thấy có sự khác biệt về quyết định mua điện thoại di động thương hiệu Samsung trong tương lai giữa những người tiêu dùng có giới tính khác nhau. Kết quả phân tích Anova cho thấy, không có sự

khác biệt về mức độ đánh giá quyết định mua trong tương lai giữa những người tiêu dùng có nhóm tuổi khác nhau và có sự khác biệt về mức độ đánh

giá quyết định mua trong tương lai giữa những người tiêu dùng có thu nhập

khác nhau.

6.2 KIẾN NGHỊ

Một số kiến nghị nhằm giúp nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động Samsung nâng cao hiệu quả bán hàng.

Nhà sản xuất nên chú ý nhiều hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm. Cho ra đời những dòng điện thoại di động có độ bền cao, pin dùng lâu, khả năng

46

bắt sóng tốt, âm thanh rõ, màu sắc hình ảnh sắc nét, kiểu dáng đẹp, kích thước

phù hợp.

Các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động Samsung cần đào tạo đội

ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên bảo hành có trình độ

chuyên môn kỹ thuật. Ngoài ra các cửa hàng bán lẻ có thể kiến nghị với nhà cung cấp điều chỉnh mức giá điện thoại di động Samsung phù hợp hơn để tăng

khả năng canh tranh với các thương hiệu điện thoại di động khác, và hỗ trợ các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THƯƠNG HIỆU SAMSUNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 51 -51 )

×