II. Thụt trạng triển Khai thác bảohiểm kết họp con người ở PIJCO
3. Công tác giám định và bồi thường.
3.1. Công tác giám định.
a. Mục đích:
Công tác giám định nhằm mục đích bồi thường được chính xác, kể cả về mặt pháp lý lẫn mặt kinh tế. Giám định là việc xác định thiệt hại của đối tượng bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Đây là khâu hết sức quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty và khách hàng nhằm nhanh chóng khắc phục khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm. Trong quá trình hoạt động, công tác, giải trí... mọi người đều có thể gặp rủi ro bất ngờ có ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các rủi ro đó có thể xảy ra ở nhà, ở công sở hoặc bất cứ nơi nào khác đều đem lại tổn thất ngoài ý muốn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro là rất đa dạng thậm chí có nhiều vụ tai nạn xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế mà không có nghĩa là cứ tai nạn nào xảy ra là phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Do vậy làm tốt công tác giám định là rất cần thiết. Mục đích của công tác giám định trong bảo hiểm kết hợp con người là phải đảm bảo đánh giá được mức độ tai nạn xảy ra cho bản thân người được
bảo hiểm. Nhưng trước hết cần xác định xem nó có thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty hay không. Nếu có thì mới triển khai các bước tiếp theo. Mặt khác qua công tác giám định công ty có thể tìm được nguyên nhân của các vụ tai nạn xảy ra từ đó đưa ra các biện pháp để hạn chế tổn thất có tính khả thi nhất. b. Nội dung:
Khi tiến hành giám định cần xác định các yếu tố sau: -Xác định tình hình thực tế.
-Tìm nguyên nhân gây tai nạn và xem rủi ro xảy ra có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không.
-Căn cứ vào các chứng từ y tế có liên quan để xem các chứng từ đó có hợp lệ không.
Yêu cầu của công tác giám định là phải chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Công tác giám định có được tổ chức tốt thì việc chi trả bảo hiểm mới nhanh chóng, kịp thời, nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, có được số liệu chính xác để điều chỉnh phí cho phù hợp. Vì lẽ đó mà PDCO rất coi trong công tác giám định. Công tác giám định trong bảo hiểm kết hợp con người là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, thực tế cho thấy địa bàn hoạt động, số lượng người tham gia đông, phân bố không tập trung nên hầu hết các vụ rủi ro, tai nạn xảy ra, các cán bộ phụ trách các địa bàn phải kết hợp với mạng lưới cộng tác viên tại các cơ quan, trường học để lập hồ sơ tai nạn và gửi về cấp trên quản lý trực tiếp của mình. Mỗi tuần 2 lần các cán bộ phụ trách các địa bàn đều phải xuống cơ sở để theo dõi tình hình và nhận hồ sơ tai nạn. Số hồ sơ tại nạn đều được xem xét kịp thời tránh tình trạng tồn đọng vì vậy hầu hết các hồ sơ đều được giải quyết trong tháng. Đây là một điểm rất tiến bộ của PUCO trong nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người và I1Ó cần phải được phát huy trong thời gian tới. Có được điểm mạnh đó là do trong những năm hoạt động công ty đã không ngừng củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết, tổ
chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ để giám định, bồi thường, cử các cán bộ sang đào tạo tại Trung tâm đào tạo của Bảo Việt. Tăng cường phân cấp cho các đơn vị để chủ động giải quyết các sự cố bảo hiểm theo phương châm:
” Giải quyết chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực ” .
Điều đó, một mặt làm cho trình độ nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao mặt khác quan trọng hơn là ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc được nâng lên một bước.
3.2. Công tác bồi thường.
Gắn liền với công tác giám định là công tác chi trả bồi thường. Trong kinh doanh bảo hiểm rủi ro xảy ra đối với khách hàng là không thể tránh khỏi. Bồi thường là trách nhiệm thiết thực của công ty bảo hiểm dành cho người được bảo hiểm, đây là lúc mà công ty bảo hiểm thực hiện lời hứa của mình khi ký kết hợp đồng. Xuất phát từ đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm đó là chất lượng của sản phẩm không thể hiện ngay sau khi trao đổi mà nó có thể được thể hiện hoặc không được thể hiện, nếu được thể hiện thì khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra chính là lúc sản phẩm bảo hiểm thể hiện chất lượng của mình thông qua công tác bồi thường. Vì thế mà chất lượng của sản phẩm bảo hiểm ( mà chủ yếu là chất lượng phục vụ khách hàng) của công ty bảo hiểm được thể hiện chủ yếu ở khâu này. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người lúc bồi thường chính là lúc nghiệp vụ này thể hiện rõ tầm quan trọng và ý nghĩa đích thực của nó. Khách hàng thường xem xét công tác này để đánh giá hoạt động của công ty từ đó họ so sánh giữa các công ty xem nên tham gia ở công ty nào là tốt hơn.
Bồi thường là công đoạn cuối cùng trong ba giai đoạn của quá trình kinh doanh bảo hiểm. Bồi thường phải đảm bảo nhanh chóng và đầy đủ nhằm giúp cho người tham gia bảo hiểm nhanh chóng khắc phục thiệt hại và ổn định cuộc sống cũng như sản xuất. Đây vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là phương pháp để cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm.
Năm Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Doanh thu (lOOOđ) Bồi thường (lOOOđ) Bồi thườn g / Doanh Doanh thu (lOOOđ) Bồi thường (lOOOđ) Bồi thườn g / Doanh Doanh thu (lOOOđ) Bồi thư ờ (10 01 1998 12.13.18 8 283.256 23.37 347.960 93.527 26.88 393.463 90.9: 1999 2.092.07 2 828.309 39.59 749.560 422.343 56.35 832.844 398.Í 2000 1.905.24 1 855.531 44.90 1.112.845 730.970 65.69 926.989 572.; 2001 2.608.41 7 1.940.330 74.39 1.589.398 1.296.249 81.57 1.565.047 932.: Chun g 7.818.918 3907.426 49.97 3.799.763 2.543.089 66.93 3.718.343 1.99;
Nhận thức được tầm quan trọng này, ngay từ khi thành lập ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đến công tác bồi thường nói chung và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người nói riêng. Nổi bật nhất là nề lối làm việc và hoàn thiện quy trình giải quyết bồi thường. Công tác này đã có sự hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ từ mỗi cấp (từ cán bộ lãnh đạo công ty, phòng phi hàng hải và các chi nhánh của PIJCO ) đã phân cấp giải quyết bồi thường cho các cấp, đáp ứng yêu cầu kịp thời cho khách hàng đây là một yếu tố tác động tích cực trở lại công tác khai thác. Nhiệm vụ của công tác bồi thường là tiếp nhận hồ sơ tai nạn phát sinh từ khách hàng để xử lý theo đúng quy định, hướng dẫn khách hàng thu thập đầy đủ hồ sơ, phối họp chặt chẽ với khách hàng, cơ sở y tế và các cơ quan có liên quan để hoàn thành hồ sơ và bồi thường cho nạn nhân.
Việc xác định số tiền chi trả phụ thuộc vào tổn thất mà người tham gia phải chịu và căn cứ vào: ” Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật ” nếu bị tai nạn hoặc “ Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật ” nếu phải nằm viện phẫu thuật hoặc các quy định về mức bồi thường khác về bảo hiểm kết hợp con người do PUCO quy định ( dựa vào quy định của Bộ tài chính). Tiếp theo đó là cán bộ phụ trách bảo hiểm kết hợp con người sẽ mang tiền xuống tận cơ sở để trả cho người được bảo hiểm. Nhờ cách làm linh hoạt này mà việc chi trả tiền bồi thường của PIJCO được tiến hành nhanh chóng, không gây phiền phức cho người được bảo hiểm theo phương châm: ” PUCO là người bạn đáng tin cậy của quý khách ”. Nhờ chi trả chính xác và thái độ tận tình của cán bộ bảo hiểm trong việc giải quyết bồi thường mà PIJCO đã gây được uy tín đối với người tham gia bảo hiểm cũng như tổ chức lao động của họ.
Nhờ những nỗ lực trên mà trong những năm qua công tác bồi thường của PUCO được thề hiện như sau:
Bảng 8: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại PIJCO từ năm 1998-2001.
Nă m Tổng chi Bồi thườ ng Đề phòng hạn chế tổn thất Hoa hồn g Quỹ dự trữ Chi quản lý Thuế Chi khác 199 8 1.142.052 40.95 5.14 17.11 8.56 17.11 6.85 4.28 199 9 2.917.162 56.54 3.78 12.60 6.29 12.60 5.04 3.15 200 0 3.519.964 61.33 3.36 11.21 5.61 11.21 4.48 2.80 200 1 5.918.164 70.44 2.90 9.70 4.85 9.70 - 2.42
Nguồn: Công ty PIJCO
52
Qua bảng 8 ta thấy hàng năm từ năm 1998-2001 PIJCO trực tiếp chi trả bồi thường cho khách hàng ngày một tăng, số lượng năm sau hơn nhiều so với năm trước góp phần vào việc ổn định đời sống cho người tham gia cũng như tài chính của nhà bảo hiểm và làm lành mạnh hoá xã hội. Cả 4 năm PIJCO bồi thường cho người tham gia là: 8.445.009.000 đồng. Tốc độ tăng bồi thường bình quân là 120 %/ năm.
Xét về việc chi trả trên từng miền ta thấy miền Bắc là nơi có tỷ lệ bồi thường / doanh thu thấp hơn các miền khác. Phải chăng nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người ở miền Bắc được tiến hành có hiệu quả hơn. Trong khi miền Trung và miền Nam con số này cao hơn nhất nhiều và cao nhất là ở miền Trung năm 2001 là 81.56%. Như đã trình bày ở phần khai thác nên chăng PUCO cần có những chính sách tiếp cận thị trường để hoạt động tốt hơn ở miền Nam và miền Trung đồng thời không ngừng bổ sung các thông tin, kiến thức mới về nghiệp vụ này cho các chi nhánh PIJCO tại đó. Bên cạnh đó PUCO cũng cần xem xét tình hình bồi thường, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, tránh tình trạng gian lận và phải quan tâm hơn nữa đến việc đề phòng hạn chế tổn thất.
Tuy nhiên xét trên quan điểm kinh doanh, PIJCO có nhiều điểm cần phải bàn: tỷ lệ bồi thường / doanh thu tăng nhanh qua các năm ( 23.93 % năm 1998 đến 44.89 % năm 1999 và 72.69% năm 2001). Nếu tốc độ tăng này vẫn còn tiếp diễn thì đây là điều bất lợi lớn cho PIJCO. Song cũng cần xem xét tỷ lệ bồi thường năm 1998 là quá thấp. Đó thực chất không phải rủi ro xảy ra ít mà đóm là do nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người là nghiệp vụ mới, khách hàng chưa có nhiều thông tin về nghiệp vụ này. Vả lại họ cũng chưa quen với việc tiếp nhận tiền bồi thường cho nên mặc dù xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm nhung người tham gia có tư tưởng ngại làm các thủ tục giấy tờ để được trả tiền bồi thường. Nên đối với những chi phí nhỏ thì họ cảm thấy những khoản bồi thường không có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế. Song lâu dần họ hiểu được rằng được bồi thường là quyền lợi chính đáng của họ vì thế mà tỷ bồi thường tăng dần lên và năm 2000 tỷ lệ này lại quá cao, nếu tỷ lệ này chỉ dao động khoảng 50% - 60% thì không đáng ngại và phù họp với đặc điểm của nghiệp vụ này. PUCO cần phải chú ý ngay từ bây giờ để tăng cường công tác vận động, giáo dục đề phòng và hạn chế tổn thất. Tóm lại, trong các năm qua công tác bồi thường được công ty chú ý nâng cao chất lượng, chi trả nhanh chóng, không có tình trạng tồn đọng hồ sơ đồng thời đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực. Các khoản chi khác như: chi hoa hồng, chi thuế, chi quản lý .. .cần được chú ý điều chỉnh cho phù họp với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.
Trong quá trình kinh doanh bảo hiểm thì việc chi của công ty vào nhiều mục đích khác như : chi bồi thường, chi quản lý , chi hoa hồng, chi thuế... Vậy trong những năm qua PUCO đã chi cho nghiệp vụ bảo hiểm kết họp con người như thế nào ta có thể thấy điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 9: Cơ cấu chi nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại PIJCO.
Nguồn : Công ty PIJCO
Qua bảng số liệu ta thấy công ty đã biết phân bổ chi phí cho các khoản chi họp lý. Như là việc chi đề phòng hạn chế tổn thất mặc dù hơi cao (3%) nhung nó đã phát huy được tác dụng là giảm được tỷ lệ chi bồi thường. Ngoài ra, các khoản chi hoa hồng, chi quản lý, chi khác của công ty cũng dao động không đáng kể là tương đối phù hợp với nghiệp vụ này. Qua đây ta thấy công ty đã cố gắng phấn đấu hết mình để đạt được doanh thu và lợi nhuận như vậy.