I. Lịch sử hình thành và phát triển của PIJCO •
3. Thuận lợi và khó khăn.
Nhìn chung khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người, PUCO cũng đã xác định được sự tác động của một số nhân tố cơ bản biểu hiện cụ thể ở 2 mặt dưới đây:
PUCO là công ty cổ phần đầu tiên tham gia vào thị trường bảo hiểm, sự ra đời của nó phù hợp với chủ trưcmg của nhà nước là đa dạng hoá hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với các thành phần kinh tế và khuyến khích cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy công ty đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cổ đông sáng lập tạo điều kiện vật chất, trang thiết bị làm việc giúp công ty nắm bắt kịp thời nhanh chóng.
Công ty đã đánh giá tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà, đánh giá đúng thuận lợi, khó khăn của mình đề ra định hướng phát triển cho tương lai, duy trì mức tăng trưởng bền vững, củng cố phát triển bộ máy hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Công ty có cơ hội và lợi thế trong việc kế thừa kinh nghiệm hoạt đông của các công ty bảo hiểm ra đời trước và đã tạo được uy tín từ sản phẩm kế thừa của mình.
PUCO có thực lực về tài chính và được sự cho phép ủng hộ của Đảng và nhà nước để tiến hành và triển khai nghiệp vụ này.
Thái độ phục vụ nhiệt tình đến tận nơi để ký hợp đồng với khách hàng, thu phí hay nhận hồ sơ, có mặt kịp thời để giải quyết khắc phục hậu quả khi có tổn thất xảy ra.
Công ty có mạng lưới đại lý, cộng tác viên bảo hiểm rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho khâu khai thác.
Thị trường bảo hiềm Việt Nam là thị trường còn nhiều tiềm ẩn ước tính mới chỉ khai thác được khoảng 10%.
Các cổ đông tham gia vào PIJCO phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước cần khai thác tối đa các dịch vụ của họ.
3.2. Khó khăn.
Là công ty bảo hiểm cổ phần với hơn 80% là vốn góp của các doanh nghiệp nhà nước, thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa thực sự phát triển nên một số địa phương chưa nhận thức được thế nào là công ty cổ phần bảo hiểm
họ cho rằng đây là công ty bảo hiểm tư nhân nên PIJCO gặp không ít khó khăn trong khâu khai thác. Hon nữa dư âm về tính độc quyền kinh doanh bảo hiểm nhà nước nên khó thu hút được khách hàng tham gia bởi họ cho rằng tham gia ở công ty bảo hiểm nhà nước thành lập lâu rồi thì yên tâm hơn.
Đây là nghiệp vụ mới, nhận thức về sự cần thiết của bảo hiểm đã nâng lên tuy nhiên chưa thực sự trở thành nhu cầu bức bách của xã hội, tiềm năng của bảo hiểm vẫn còn đang là tiềm ẩn.
Số lượng cán bộ ở các phòng chi nhánh đại diện ở các địa phương còn ít dẫn đến doanh thu còn hạn chế.
Sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
Năm 1997, 1998 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng. Đồng Việt Nam bị giảm giá gây ảnh hưởng rất lớn vì thu hồi vốn bằng đồng nội tệ khi chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ hơn nữa đầu tư nước ngoài giảm mạnh, nhiều dự án đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư bị giảm mạnh hoặc ngừng hoạt động.
Nội lực phát triển trong nước yếu, sức cạnh tranh về hàng hoá giảm rõ rệt, mức xuất khẩu trong nước tăng không đáng kể, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất và dịch vu làm cho ngành kinh doanh bảo hiểm cung gặp không ít khó khăn.
Công tác giám định, bồi thường do các phòng trên công ty đảm nhận một số vụ tai nạn xảy ra công tác bồi thường chưa kịp thời, linh hoạt, quan hệ khách hàng chưa chặt chẽ, một số khách hàng đã không tái tục được hợp đồng và phàn nàn về công tác phục vụ.
Một số doanh nghiệp nước ngoài chuyển sang tham gia bảo hiểm tại các văn phòng nước ngoài.
Các công ty bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt và họ đưa ra một số sản phẩm mới, chính sách mới phù hợp với thị trường. Trên thị trường hiện nay có nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.