Về đổi mới hoạt động quyết định của HĐND tỉnh

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 104)

HĐND tỉnh quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng đảm bảo theo nguyên tắc: Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng phải căn cứ vào yêu cầu khách quan và phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng; các quyết định, nghị quyết của HĐND tỉnh phải có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả thực tế; quyết định theo đa số.

* Đổi mới hoạt động tổ chức kỳ họp:

Hoạt động quyết định của HĐND tỉnh đƣợc thể hiện tập trung tại Kỳ họp, vì vậy để nâng cao chất lƣợng hoạt động quyết định của HĐND, cần thiết phải đổi mới, nâng cao việc tổ chức Kỳ họp của HĐND.

- Đổi mới việc dự kiến chƣơng trình, nội dung kỳ họp:

Sau mỗi kỳ họp HĐND, Thƣờng trực HĐND tỉnh cần sớm dự kiến chƣơng trình kỳ họp tiếp theo gửi các cơ quan, tổ chức hữu quan để cho ý kiến hoàn thiện về các nội dung có liên quan.

Nâng cao chất lƣợng hội nghị liên tịch thống nhất nội dung, chƣơng trình kỳ họp giữa Thƣờng trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan. Nên tổ chức hội nghị liên tịch trƣớc thời gian dự kiến khai mạc kỳ họp từ 60-75 ngày để các cơ quan liên quan có thời gian chuẩn bị tốt các nội dung kỳ họp.

- Đổi mới công tác chuẩn bị dự thảo báo cáo, đề án, nghị quyết của UBND tỉnh và thời gian gửi tài liệu đến HĐND tỉnh:

Việc chuẩn bị các dự thảo báo cáo, nghị quyết, đề án trình Kỳ họp của UBND tỉnh và các cơ quan liên quan phải đảm bảo chất lƣợng và đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục. Đối với những chính sách có phạm

vi tác động rộng, thời gian thực hiện dài phải tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân và các đối tƣợng chịu sự điều chỉnh.

Cần thống nhất, quy định nghiêm túc việc kỳ họp HĐND tỉnh chỉ xem xét, quyết định những vấn đề đã đƣợc UBND tỉnh chuẩn bị chu đáo về nội dung, đúng thời hạn, thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật (trong đó chú trọng việc tham vấn ý kiến nhân dân về nội dung đề án, nghị quyết). Đối với các nghị quyết chuyên đề, cơ quan trình phải đăng ký và đƣa vào danh mục các nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm trƣớc, hoặc trình bổ sung vào kỳ họp giữa năm; trong trƣờng hợp cần thiết có thể xem xét để bổ sung đƣa vào chƣơng trình kỳ họp một số nghị quyết chuyên đề nhƣng phải đƣợc thống nhất tại Hội nghị liên tịch.

Thời gian gửi tài liệu Thƣờng trực HĐND tỉnh, các ban HĐND cần đảm bảo quỹ thời gian hợp lý, nên quy định là 25 ngày trƣớc ngày khai mạc kỳ họp để Thƣờng trực, các ban HĐND có thời gian nghiên cứu, thẩm tra, khi cần thiết có thể tiếp tục tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân về nội dung dự thảo đề án, báo cáo, nghị quyết.

- Đổi mới công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết của các ban HĐND tỉnh:

Cần bố trí thời gian họp thẩm tra của các ban hợp lý. Khi cần thiết, các ban HĐND tỉnh cùng tham gia từ đầu với các sở, ngành trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết; tổ chức hội thảo, làm việc với các cơ quan liên quan, tham vấn ý kiến của chuyên gia, các đối tƣợng chịu sự điều chỉnh và cử tri đối với những vấn đề quan trọng.

Chú trọng nâng cao chất lƣợng báo cáo thẩm tra của các ban HĐND

tỉnh. Mỗi đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh phải có một báo cáo thẩm tra riêng. Các ban thực hiện thẩm tra theo lĩnh vực phụ trách và sự phân công của Thƣờng trực HĐND tỉnh. Báo cáo thẩm tra tập trung phân tích,

phản biện và nêu rõ chính kiến của các ban HĐND tỉnh (những vấn đề tán thành, không tán thành, nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh và lý do cụ thể; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và đề xuất phƣơng án xử lý) về các chính sách đƣợc đề xuất trong đề án, báo cáo.

Chủ tọa kỳ họp điều hành thảo luận kỹ về nội dung phản biện và đề xuất

của các ban HĐND, đối với những ý kiến thẩm tra không nhất trí hoặc bổ sung, chỉnh sửa nội dung đề án, dự thảo nghị quyết do các cơ quan hữu quan trình phải đƣợc lấy ý kiến của các đại biểu và biểu quyết theo từng vấn đề. Ý kiến thẩm tra của các ban HĐND là yếu tố quan trọng để chỉnh lý dự thảo nghị quyết trƣớc khi thông qua tại phiên họp toàn thể.

- Đổi mới thời gian kỳ họp:

Căn cứ vào nội dung kỳ họp, thời gian kỳ họp phải đƣợc bố trí thoả đáng, phù hợp, đảm bảo việc thảo luận, nghiên cứu tài liệu của đại biểu đƣợc kỹ lƣỡng.

- Đổi mới việc điều hành kỳ họp, bố trí chƣơng trình kỳ họp của Thƣờng trực HĐND:

Công tác điều hành của Chủ toạ kỳ họp phải luôn linh hoạt, đảm bảo dân chủ, kỷ cƣơng, thẳng thắn, cởi mở. Chƣơng trình kỳ họp đƣợc bố trí hợp lý, khoa học, dành nhiều thời gian cho thảo luận và chất vấn tại hội trƣờng.

Việc trình bày các báo cáo phải ngắn gọn, theo hƣớng trình bày bản tóm tắt; áp dụng công nghệ thông tin trong việc chuyển tải các văn bản, tài liệu của kỳ họp vào máy tính của mỗi đại biểu đƣợc trang bị để thuận lợi trong việc nghiên cứu.

Tăng thời gian thảo luận tại tổ, nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND trong việc thảo luận, bàn bạc các vấn đề quan trọng của địa phƣơng; đổi mới hình thức lấy ý kiến của đại biểu HĐND bằng việc phát phiếu gợi ý thảo luận, phiếu thăm dò ý kiến.v.v...

* Nâng cao năng lực hoạch định chính sách của đại biểu HĐND tỉnh:

Để nâng cao năng lực quyết định của HĐND, mỗi đại biểu HĐND cần nêu cao vai trò, nhiệm vụ của mình: Tích cực trau dồi kiến thức pháp luật, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cƣờng đi thực tế tại địa phƣơng, cơ sở, theo dõi bám sát các cơ quan chức năng trong việc trả lời, giải quyết các kiến nghị, đề xuất của cử tri; nghiên cứu sớm và kỹ lƣỡng các tài liệu, văn bản, hồ sơ trình tại các kỳ họp HĐND để tham gia có chất lƣợng các ý kiến thảo luận và chất vấn tại kỳ họp, tham gia hoàn chỉnh các dự thảo Nghị quyết của kỳ họp; chủ động phát huy hiệu quả hoạt động của các ban HĐND, tích cực và mạnh dạng đề xuất, kiến nghị với HĐND, với Thƣờng trực HĐND sau khi giám sát và trong việc thẩm tra các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp HĐND để giúp cho mỗi quyết sách của Thƣờng trực HĐND, mỗi quyết định của HĐND đều đạt đƣợc tính thực chất, thực tiễn, tạo ra bƣớc đột phá mới trong công tác quản lý, tháo gỡ những vƣớng mắc của từng ngành, lĩnh vực, tạo nền tảng xây dựng và thúc đẩy sự phát triển, phát huy tiềm năng của địa phƣơng.

* Xác định các yếu tố đảm bảo cho nghị quyết được triển khai thực hiện, có tính khả thi cao:

Để đánh giá chất lƣợng của quyết định của HĐND tỉnh, cần xác định hiệu quả, tính khả thi của nghị quyết khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Muốn vậy, trƣớc khi ban hành nghị quyết, HĐND tỉnh và các ngành liên quan phải xác định đƣợc nguồn lực thực hiện. Nếu không xác định đƣợc hoặc xác định không chính xác thì việc thực hiện nghị quyết sẽ khó khăn hơn và có thể không thực hiện đƣợc do thiếu những nguồn lực cần thiết. Các nguồn lực cần xác định rõ trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết gồm: Nguồn lực tự nhiên và xã hội; Nguồn nhân lực; Nguồn lực tài chính.

Bên cạnh việc xác định các nguồn lực đảm bảo cho Nghị quyết có tính khả thi cao, cần quan tâm tăng cƣờng việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát UBND

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 104)