Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 75)

a. Hạn chế:

* Về cơ cấu, tổ chức, chất lượng của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh:

- Cơ cấu Thƣờng trực HĐND còn bất hợp lý, chƣa đảm bảo đƣợc quyền năng thực sự cho chức danh Phó Chủ tịch, Ủy viên Thƣờng trực hoạt động

chuyên trách. Do vậy trong hoạt động của Thƣờng trực HĐND tỉnh còn có những hạn chế nhất định, nhất là trong tham gia bàn bạc, quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động với các ban HĐND tỉnh.

- Số lƣợng đại biểu hoạt động chuyên trách ở các ban HĐND tỉnh còn ít, hiện tại mỗi ban chỉ có 1 trƣởng ban hoạt động chuyên trách, số thành viên ban còn lại hoạt động kiêm nhiệm, do vậy quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ bị chi phối bởi hoạt động chuyên môn, thời gian giành cho hoạt động đại biểu dân cử còn hạn chế. Cơ cấu Trƣởng các ban không phải là cấp ủy viên, đã phần nào ảnh hƣởng đến vai trò, vị thế các ban HĐND tỉnh. Tỷ lệ đại biểu trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn còn khá cao, do đó trong thực hiện nhiệm vụ giám sát gặp không ít khó khăn, hiệu quả chƣa cao, đôi lúc còn xảy ra hiện tƣợng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

- Đối với nhiệm kỳ 2004-2011, chất lƣợng một số ít đại biểu còn hạn chế, nhất là đại biểu đại diện cho các cơ sở (đại biểu cơ cấu là lãnh đạo cấp xã, thị trấn, doanh nghiệp...).

- Một số ít đại biểu HĐND tỉnh chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời đại biểu, nhất là trong hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng tại kỳ họp; chƣa phát huy cao vai trò, trách nhiệm của mình trƣớc cử tri, chƣa sâu sát, gần gũi để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

* Về hoạt động giám sát:

- Hoạt động giám sát tại kỳ họp chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu đề ra. HĐND họp mỗi năm hai kỳ, thời gian dành cho các kỳ họp ngắn (thƣờng 3-4 ngày) trong khi đó việc chuẩn bị nội dung để thảo luận và quyết định tại kỳ còn nhiều hạn chế. Tài liệu gửi đến còn chậm, không đủ thời gian để đại biểu

nghiên cứu trƣớc, khối lƣợng báo cáo thuyết trình còn quá nhiều so với thời gian tiến hành kỳ họp, trong khi thời gian giành cho thảo luận chƣa tƣơng xứng. Số lƣợng đại biểu tham gia chất vấn còn ít, đang chủ yếu là đại biểu chuyên trách, nội dung cấu hỏi chất vấn còn đơn điệu, nghèo thông tin, chƣa tập trung vào những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng của thực tiễn cuộc sống.

- Việc điều hoà phối hợp giữa các Ban của Thƣờng trực HĐND trong hoạt động giám sát nhiều khi chƣa chặt chẽ, dẫn đến kết quả giám sát của HĐND chƣa cao. Công tác tiếp dân đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân chƣa duy trì thƣờng xuyên; cơ sở vật chất cũng nhƣ việc bố trí cán bộ tiếp dân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thƣờng trực HĐND tổ chức các đoàn xuống giám sát ở cơ sở còn quá ít so với yêu cầu; đặc biệt các kiến nghị, đề xuất của Thƣờng trực nhiều khi chƣa đƣợc các ngành liên quan xem xét, giải quyết kịp thời song vẫn chƣa có biện pháp xử lý, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của Thƣờng trực HĐND.

- Việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch giám sát của các ban HĐND chƣa đồng bộ, đôi khi còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban nên không tránh khỏi sự chồng chéo. Việc bố trí thời gian giám sát chƣa phù hợp với tình hình thực tế công tác của từng thành viên, nên chất lƣợng các cuộc giám sát thƣờng chƣa cao. Chƣa có nhiều đợt giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc đƣợc cử tri và nhân dân quan tâm mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề định kỳ thƣờng xuyên. Một số cuộc kiểm tra, giám sát của các Ban chƣa mang lại hiệu quả thiết thực.

- Hoạt động giám sát của cá nhân các đại biểu HĐND tỉnh đang còn ít và chƣa đi vào quy củ. Một số đại biểu do chƣa hiểu sâu sắc Hiến pháp, pháp luật, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; chƣa nắm đƣợc tình hình thực tế ở địa phƣơng hoặc còn ngại va chạm nên việc tiếp xúc cử tri ở chỗ này, chỗ khác vẫn còn mang tính hình thức. Có đại biểu còn lúng túng khi tiếp cận,

trao đổi ý kiến với cử tri. Nhất là khi báo cáo kết quả kỳ họp trƣớc cử tri hoặc khi tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân...

* Về quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương:

- Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chƣa quan tâm đúng mức công tác xây dựng báo cáo, đề án trình kỳ họp HĐND tỉnh. Một số đề án chuyên đề trình HĐND chƣa đƣợc chuẩn bị chu đáo, còn làm nóng vội, thiếu cơ sở pháp lý và chƣa phù hợp với tình hình, thực tiễn địa phƣơng.

- Việc tổ chức các kỳ họp bất thƣờng, kỳ họp chuyên đề còn ít, do vậy số lƣợng nghị quyết chuyên đề chƣa nhiều, một số lĩnh vực kinh tế, xã hội chƣa đƣợc nghị quyết HĐND tỉnh điều chỉnh.

- Công tác cung cấp thông tin, chuẩn bị các nội dung để đại biểu thảo luận và quyết định tại kỳ họp một số kỳ họp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chất lƣợng một số báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh chƣa cao, nội dung phản biện chƣa sâu sắc, chƣa phát hiện đƣợc một số bất hợp lý trong các đề án, báo cáo của UBND tỉnh. Một số kỳ họp đại biểu thiếu thông tin về các nội dung liên quan mà kỳ họp đặt ra.

- Năng lực quyết định của một số đại biểu còn hạn chế, chủ yếu là biểu quyết hình thức, chƣa tập trung đầu tƣ sức lực, trí tuệ để nghiên cứu, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, do vậy chƣa thể hiện đƣợc vai trò đại diện của mình trƣớc cử tri và nhân dân.

* Về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:

- Số lƣợng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh còn ít so với yêu cầu nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức, bộ máy mặc dù đã đƣợc kiện toàn, đổi mới song chƣa thực sự hoàn thiện, cần phải tiếp tục điều chỉnh hợp lý hơn.

- Việc tham mƣu cho Thƣờng trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh một số nội dung chƣa kịp thời, chất lƣợng chƣa cao, nhất là trong việc chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp, các cuộc giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh.

b. Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp và cơ quan tham mƣu, giúp việc cho HĐND mặc dù đã đƣợc sửa đổi, bổ sung, nhƣng chƣa thực sự đồng bộ và hoàn thiện. Hiện nay, chỉ mới có Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2/4/2005 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội) và một số Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội quy định và điều chỉnh các nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của HĐND và cơ quan tham mƣu, giúp việc cho HĐND. Nhƣ đã phân tích ở phần 1.1 của Đề tài, hoạt động của HĐND rất rộng và bao hàm trên tất cả các lĩnh vực, cần thiết phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tƣơng xứng, đúng tầm với các nội dung hoạt động. Mặt khác trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, kẽ hở, chƣa quy định cụ thể, toàn diện về cơ cấu tổ chức, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thƣờng trực HĐND, các ban HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND cũng nhƣ hoạt động giám sát và hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng. Do vậy, nhìn chung, hoạt động của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng đang còn thiếu một hành lang pháp lý để phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mình.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, số lƣợng, chất lƣợng đại biểu HĐND tỉnh tuy đã đƣợc nâng lên

một bƣớc, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tế. Một số ít đại biểu còn hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động. Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ chƣa thƣờng xuyên, mới tập trung trong thời gian đầu nhiệm kỳ.

Do đại biểu HĐND tỉnh phần lớn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên có rất ít thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu nói chung, nhất là trong hoạt động giám sát. Trong hoạt động giám sát giám sát vẫn còn tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hoà vi quý.

Hai là, cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh Hà Tĩnh chƣa tƣơng xứng yêu

cầu khách quan của hoạt động HĐND trên cả hai chức năng giám sát và quyết định. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Hà Tĩnh đã từng bƣớc đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh, tuy vậy do quy định của luật chƣa chặt chẽ và hoàn thiện, cho nên cơ cấu, tổ chức của HĐND tỉnh vẫn còn bất cập, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ, nên hiệu quả hoạt động chƣa cao, đã và đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh còn yếu kém.

Cách thức chỉ đạo, điều hành các kỳ họp tuy đã có đổi mới nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra. Phƣơng thức hoạt động giám sát còn nhiều điểm bất cập, chƣa có cơ chế huy động, sử dụng các chuyên gia từng lĩnh vực tham mƣu, giúp việc cho các đoàn giám sát của Thƣờng trực HĐND, các ban HĐND tỉnh.

Các cơ quan chuyên môn đƣợc giao chuẩn bị các dự thảo Đề án và Nghị quyết, cũng nhƣ chuẩn bị các điều kiện phục vụ kỳ họp và các hoạt động của HĐND còn bị động lúng túng, nên chất lƣợng các đề án và dự thảo nghị quyết chƣa cao, chậm gửi đến kỳ họp.

Ba là, cơ quan tham mƣu, giúp việc cho HĐND tỉnh tuy đã đƣợc đổi mới, kiện toàn, song nhìn chung chất lƣợng hoạt động chƣa cao. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh chƣa đƣợc xác định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Công tác phối kết hợp giữa các phòng chuyên môn trong Văn phòng chƣa thực sự

nhịp nhàng, chặt chẽ. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, chuyên viên chƣa đồng đều; một số ít cán bộ, chuyên viên phƣơng pháp làm việc chƣa khoa học, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc.

Bốn là, các điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động của HĐND còn

hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu.

Chế độ đãi ngộ đối với ngƣời đại biểu HĐND chƣa thực sự thích đáng, đời sống của một số đại biểu còn gặp khó khăn, chƣa đảm bảo để họ yên tâm với hoạt động của mình. Đa số đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh làm việc kiêm nhiệm nên họ dành thời gian chủ yếu cho công việc chính để hƣởng lƣơng theo chuyên môn, còn phụ cấp đại biểu lại quá thấp nên họ chƣa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ đại biểu.

Năm là, do nhận thức về hoạt động giám sát, quyết định của đại biểu HĐND còn nhiều hạn chế; một số cơ quan, đơn vị đƣợc giám sát chƣa tôn trọng và chấp hành nghiêm túc các kết luận giám sát của HĐND.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 75)