Về nâng cao năng lực của đại biểu HĐND tỉnh

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 91)

Chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND, Thƣờng trực HĐND, các ban HĐND tỉnh chính là chất lƣợng hoạt động của các đại biểu HĐND. Vì vậy, suy cho cùng, cùng với việc đổi mới phƣơng thức, nội dung hoạt động, vấn đề nâng cao chất lƣợng đại biểu HĐND tỉnh là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Để nâng cao chất lƣợng đại biểu HĐND tỉnh, cần quán triệt một số quan điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực của đại biểu HĐND tỉnh phải bám sát yêu

cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:

"Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ", "Thực hiện tốt Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá", "Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; trọng dụng những ngƣời có đức, có tài. Nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ", " Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Đổi mới, trẻ hoá

đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển". [10, trg 45]. Xây dựng đội ngũ đại biểu HĐND trong sạch, có năng lực là một vấn đề rất cơ bản trong quá trình đổi mới bộ máy nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

Thứ hai, năng lực của đại biểu HĐND phải đƣợc nâng cao thƣờng xuyên, liên tục. Hàng năm, từng khoá, HĐND tỉnh phải lập kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ đại biểu đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra đối với họ trong suốt nhiệm kỳ. Mặt khác, bản thân các đại biểu phải sắp xếp kế hoạch làm việc một cách khoa học để giành thời gian tự học tập, tự nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ cho bản thân. Có nhƣ vậy, trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ năng lực thực tiễn của các đại biểu mới không ngừng đƣợc nâng lên, đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.

Để nâng cao năng lực của đại biểu HĐND tỉnh, cần phải tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau:

- Đổi mới nhận thức về vai trò của HĐND và đại biểu HĐND:

Cấp uỷ Đảng phải nhận thức đúng về HĐND, coi HĐND là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, thông qua HĐND biến các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng thành Nghị quyết của HĐND để đƣa vào thực hiện trong cuộc sống. Phải bố trí cán bộ có đủ năng lực tham gia HĐND, nhất là Thƣờng trực và các Ban của HĐND, phải tạo cho họ có vị thế xứng tầm với yêu cầu nhiệm vụ.

Các cơ quan Nhà nƣớc phải tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí, tuyên truyền giáo dục pháp luật để nhân dân thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong tham gia quản lý nhà nƣớc, trong bầu cử, lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình trong cơ quan dân cử.

Các đoàn thể quần chúng cũng phải nhận thức đầy đủ về chức năng, thẩm quyền của HĐND để có sự phối kết hợp chặt chẽ trong hoạt động nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Bản thân các đại biểu phải nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của mình và mạnh dạn sử dụng quyền đại biểu để hoạt động, thực hiện chức năng đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân.

- Hoàn thiện chế độ bầu cử:

Để cử tri có điều kiện lựa chọn đƣợc những đại biểu thực sự có năng lực tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nƣớc, trƣớc hết cần phải có chế độ bầu cử hợp lý, đảm bảo tính khách quan, dân chủ. Cụ thể là: Cần xây dựng Quy chế bầu cử một cách cụ thể, thực hiện chế độ bầu cử thực sự khoa học để cử tri có thể lựa chọn đƣợc những đại biểu có đủ đức và tài; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, cổ động, vận động bầu cử tạo điều kiện để cử tri và nhân dân có điều kiện nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nƣớc, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trƣớc cộng đồng và thực hiện tốt công tác bầu cử. Phải cung cấp đầy đủ thông tin về các ứng cử viên đến tất cả cử tri để họ có điều kiện lựa chọn những ngƣời thực sự có năng lực. Tạo điều kiện để những ngƣời trẻ tuổi, có đức, có tài có thể tham gia ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Cần cụ thể hơn các tiêu chuẩn đối với ngƣời đại biểu HĐND, bởi vì theo quy định hiện nay, các tiêu chuẩn vẫn còn mang tính chất chung chung thiếu cụ thể, vì vậy khi lựa chọn đại biểu sẽ rất khó khăn.

Để HĐND hoạt động đạt hiệu quả cao, vấn đề cơ cấu đại biểu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực trạng đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh hiện nay cho thấy, một số đại biểu đƣợc giới thiệu ứng cử và trúng cử vào HĐND chỉ là để đảm bảo về mặt cơ cấu mà chƣa đƣợc chú trọng về năng lực hoạt động. Mặt khác, hiện nay cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh cũng nhƣ các

tỉnh nói chung vẫn còn bất hợp lý về tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, số lƣợng đại biểu chuyên trách còn rất ít, trong khi nhiệm vụ đặt ra lại rất nhiều. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có cơ cấu đại biểu hợp lý, đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng. Cụ thể là, cần có một tỷ lệ thích hợp số đại biểu có trình độ kiến thức về pháp luật, số đại biểu có kiến thức về quản lý nhà nƣớc, số đại biểu có kiến thức chuyên môn về các ngành nghề liên quan trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng…Đặc biệt nên điều chỉnh tỷ lệ thích hợp số đại biểu hoạt động chuyên trách để họ có nhiều thời gian và điều kiện trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Đổi mới công tác bồi dƣỡng đại biểu HĐND và nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu:

Bƣỡng đội ngũ đại biểu HĐND để họ có đủ năng lực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng trong thời đại mới. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đại biểu HĐND phải tập trung vào cả hai mảng: kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn. Đồng thời cần có sự thay đổi cả về phƣơng thức và nội dung bồi dƣỡng.

Về phƣơng thức bồi dƣỡng, cần tổ chức các lớp bồi dƣỡng có tính chất chuyên sâu cho từng đối tƣợng cụ thể. Cụ thể là mở các lớp nghiên cứu riêng cho các đối tƣợng là thành viên của Thƣờng trực HĐND, thành viên của các ban HĐND và các lớp đại trà cho các đối tƣợng còn lại.

Về nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng cho đại biểu HĐND cấp tỉnh, ngoài các vấn đề đã có trong các tài liệu bồi dƣỡng về nhà nƣớc và pháp luật cũng nhƣ một số vấn đề có liên quan tới tổ chức và hoạt động của HĐND, cần cung cấp nhiều hơn nữa những nội dung quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của HĐND nhƣ vấn đề phân bổ ngân sách nhà nƣớc, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cấp quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực ngân sách, đất đai, tổ chức bộ máy, nhân sự cũng nhƣ các vấn đề văn hoá, xã hội khác...

Cùng với việc bồi dƣỡng kiến thức, cần quan tâm tới việc nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu. Đó là các kỹ năng nhƣ: Xây dựng chƣơng trình hoạt động; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giám sát, quyết định; kỹ năng tiếp xúc cử tri; kỹ năng chất vấn; kỹ năng nghiên cứu và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.v.v...

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 91)