Hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 61)

Thực hiện quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2004-2011 và từ năm 2011 đến nay đã đƣợc tăng cƣờng và có nhiều đổi mới mang tính đột phá nên chất lƣợng đƣợc nâng cao, góp phần đảm bảo các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các nghị quyết của HĐND tỉnh đƣợc thực hiện nghiêm túc.

* Hoạt động giám sát của tập thể HĐND tại kỳ họp:

Do xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp, trong những năm qua

hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại các kỳ họp đã có bƣớc chuyển biến tích cực.

- Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nƣớc.

Tại kỳ họp, HĐND xem xét báo cáo công tác của Thƣờng trực HĐND tỉnh, UBND, TAND và VKSND cùng cấp. Để có căn cứ xem xét các loại báo cáo ngoài thông tin trong báo cáo, các đại biểu còn kết hợp với các nguồn thông tin khác nhƣ thông tin qua nghiên cứu báo cáo thẩm tra của các ban, thông tin qua việc giám sát ở cơ sở, tiếp xúc cử tri cũng nhƣ qua thƣ khiếu nại của công dân và phản ánh của dƣ luận xã hội.

Từ năm 2011 đến nay, các ban HĐND tỉnh đã quan tâm nâng cao chất lƣợng thẩm tra, các báo cáo thẩm tra đã tập trung phân tích, phản biện và đƣa ra các kiến nghị thể hiện đƣợc rõ chính kiến của các ban HĐND tỉnh về các

báo cáo kết quả hoạt động cũng nhƣ các chính sách đề xuất trong tờ trình, đề án của UBND tỉnh và các ngành liên quan; đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để các đại biểu làm căn cứ thảo luận, quyết định. Vì vậy tại các kỳ họp gần đây, số lƣợng các đại biểu HĐND tham gia thảo luận tăng lên, ý kiến thảo luận, tranh luận khá sôi nổi và thiết thực hơn, nhất là phần thảo luận về những hạn chế, khuyết điểm và giải pháp trong thời gian tới, bƣớc đầu khắc phục đƣợc tính đại khái, hình thức; trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 40 ý kiến phát biểu tại tổ, 15 ý kiến phát biểu tại hội trƣờng. Ngoài các ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội trƣờng, tại tổ về báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan, các đại biểu còn thực hiện việc đóng góp ý kiến thảo luận, góp ý bằng văn bản (qua phiếu đóng xin đóng góp ý kiến của Chủ tọa Kỳ họp) và gửi ý kiến qua hộp thƣ điện tử của Thƣ ký Kỳ họp để tổng hợp báo cáo Chủ tọa Kỳ họp.

- Việc chất vấn.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục đƣợc đổi mới và cải tiến. Việc điều hành phiên chất vấn đã phát huy đƣợc tính dân chủ, tập trung trí tuệ của đại biểu trong phát biểu, thảo luận, chất vấn. Trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 12 câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, chất lƣợng, nội dung các câu hỏi chất vấn khá sâu sắc, nêu đƣợc trọng tâm vấn đề, những bức xúc, tồn tại có nhiều ý kiến của cử tri liên quan đến trách nhiệm giải quyết của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nƣớc liên quan.

Việc trả lời chất vấn của UBND tỉnh, các ngành khá thẳng thắn, rõ ràng, trúng vấn đề, đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết và có lộ trình hợp lý. "Một số nội dung sau chất vấn chƣa đƣợc giải quyết hoặc có biểu hiện sai phạm thì giao UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo HĐND tại kỳ họp sau, nhƣ việc làm hồ sơ thƣơng binh giả (năm 2004), vụ án tranh chấp kinh tế giữa công ty Tiên Sơn với công ty Châu Tuấn (năm 2007), việc thất thoát ngân sách tại công ty Xuất nhập khẩu tỉnh (năm 2009)"....[25, trg 14]. Giữa hai kỳ họp, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã yêu cầu

UBND tỉnh tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả việc thực hiện trả lời chất vấn của các cơ quan chức năng để báo cáo tại Kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh.

Qua hoạt động chất vấn đã cung cấp đƣợc nhiều thông tin quan trọng cho đại biểu, hội đồng và cử tri; có tác dụng tích cực cho kỳ họp của HĐND; làm sáng rõ đƣợc nhiều vấn đề dƣ luận xã hội quan tâm, cử tri thắc mắc do các cơ quan chức năng giải quyết kéo dài, gây bất bình trong nhân dân.

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu.

Trƣớc năm 2003, do chƣa có văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hƣớng dẫn nào quy định cụ thể hình thức, phƣơng thức, thủ tục thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nên HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và HĐND cấp tỉnh cả nƣớc nói chung chƣa sử dụng hình thức giám sát này tại kỳ họp. Tại kỳ họp giữa năm 2013, thực hiện theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, HĐND tỉnh đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 15 ngƣời giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thƣờng trực, Trƣởng các ban HĐND tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Việc lấy phiếu tín nhiệm đƣợc tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc, dân chủ, công khai và minh bạch, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục đƣợc quy định trong Nghị quyết của Quốc hội và hƣớng dẫn của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Việc đánh giá mức độ tín nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh đối với những ngƣời giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu đã phản ánh đúng những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, thiếu sót của các chức danh trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc HĐND tỉnh giao và rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống.

* Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh:

Thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, hoạt động giám sát của Thƣờng trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều đổi mới tích cực, thể hiện trƣớc hết ở việc chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp; điều hành các kỳ họp khá chu đáo và nghiêm túc. Chính hoạt động này đã góp phần quan trọng đảm bảo việc giám sát tại kỳ họp đi vào trọng tâm, dành thời gian cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng về kinh tế, xã hội cũng nhƣ ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp. Từ đó nâng cao chất lƣợng hiệu quả giám sát, tránh đƣợc tràn lan, thiếu hiệu lực, hiệu quả.

- Để thực hiện vai trò chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã chú trọng và luôn quan tâm theo sát hoạt động giám sát của các Ban, nhƣ tham dự đầy đủ các cuộc họp để bàn bạc chƣơng trình, chuẩn bị kế hoạch giám sát, đóng góp ý kiến về những lĩnh vực cần quan tâm theo dõi; thống nhất kế hoạch làm việc của từng ban và công tác phối hợp giữa các ban. Thƣờng xuyên theo dõi và chỉ đạo quá trình thực hiện công tác giám sát. Định kỳ hàng tháng Thƣờng trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban với các ban HĐND để nắm bắt thông tin, kết quả giám sát; xem xét bàn biện pháp xử lý các vấn đề phát hiện qua giám sát, hoặc kiến nghị yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề đƣợc phát hiện một cách kịp thời.

- Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã tổ chức tốt các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát thƣờng xuyên giữa hai kỳ họp. Trung bình mỗi năm, Thƣờng trực HĐND tỉnh tổ chức 1 cuộc giám sát chuyên đề và hàng chục cuộc làm việc, giám sát, khảo sát với các địa phƣơng, đơn vị. Một số cuộc giám sát chuyên đề đạt kết quả tốt nhƣ: Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, kết quả thu và sử dụng tiền cấp quyền, thuế chuyển quyền sử dụng đất; Việc quản lý, tiếp nhận, phân bổ, sử dụng tiền, hàng cứu

trợ, hỗ trợ cho nhân dân do thiên tai năm 2007, 2008 và hỗ trợ ngƣời nghèo ăn tết năm 2009; Việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất giao hoặc cho các doanh nghiệp thuê sử dụng; Việc thực hiện Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ...

Qua giám sát Thƣờng trực HĐND tỉnh đã phát hiện ra nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém của các đơn vị, các ngành, các cấp trên các lĩnh vực đƣợc giám sát, đƣa ra những kiến nghị đề nghị Trung ƣơng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, yêu cầu các ngành chức năng có giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại.

Ngoài ra, để xử lý những vấn đề quan trọng của địa phƣơng phát sinh giữa hai kỳ họp do Ủy ban nhân dân tỉnh trình, đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, những vấn đề liên quan rộng đến các lĩnh vực, đối tƣợng, Thƣờng trực HĐND tỉnh phối hợp với các ban HĐND tỉnh tổ chức các đoàn khảo sát, giám sát để đƣa ra kết luận, kiến nghị làm cơ sở cho việc thống nhất quyết định.

- Về việc tiếp nhận, xem xét xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:

Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, Thƣờng trực HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, nghiên cứu và hƣớng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trực tiếp chuyển đơn thƣ tiếp nhận đƣợc đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Do vậy, những năm trƣớc đây, hoạt động tiếp nhận, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân của Thƣờng trực HĐND tỉnh vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chƣa cao. Trong những năm gần đây, nhằm

nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác này, đặc biệt là từ khi có Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã hết sức quan tâm việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngoài tham gia tiếp dân định kỳ (vào ngày 15 hàng tháng) với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tại trụ sở tiếp dân tỉnh; hàng quý, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã trực tiếp thành lập đoàn xuống cơ sở để tiếp dân; ban hành quy chế tiếp dân công khai, dân chủ; bố trí cán bộ tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thƣ của công dân. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều đƣợc cán bộ đón tiếp, hƣớng dẫn, giải thích đầy đủ, đúng pháp luật với thái độ nhiệt tình, có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại tố cáo có cơ sở xem xét, ban tiến hành tiếp nhận đơn, hồ sơ để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đôn đốc họ phải sớm trả lời công dân theo quy định pháp luật. Trung bình mỗi năm, Thƣờng trực HĐND tỉnh nhận đƣợc khoảng 140 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, tập trung vào các nội dung: Tố cáo về năng lực, phẩm chất cán bộ; khiếu nại về tranh chấp quyền sử dụng đất; đền bù giải phóng mặt bằng; chế độ, chính sách cho ngƣời có công với nƣớc....Nhìn chung, đơn thƣ đƣợc phân loại, xử lý và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Thƣờng trực HĐND tỉnh đã phân công Ban Pháp chế và cán bộ tham mƣu xử lý đơn thƣ thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan chức năng, thông báo kết quả giải quyết đến tận đối tƣợng.

Ngoài ra, mỗi năm Thƣờng trực HĐND tỉnh tổ chức 4 cuộc tiếp dân tại huyện, cùng với các sở, ban, ngành chức năng trực tiếp giải quyết những đơn thƣ khiếu nại, tố cáo phức tạp của công dân, trung bình mỗi kỳ giải quyết dứt điểm 2-3 đơn thƣ. "Đây là một hình thức tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo mới đƣợc áp dụng trong thời gian gần đây theo Đề án tăng cƣờng mối liên hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri của HĐND tỉnh, đƣợc địa phƣơng, cơ sở và nhân dân đồng tình cao". [24, trg 15].

Nhờ có sự chỉ đạo và phối hợp thƣờng xuyên của Thƣờng trực HĐND trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại của công dân, nên phần lớn các kiến nghị, đơn thƣ khiếu nại tố cáo đƣợc các ngành chức năng giải quyết kịp thời, tình trạng tồn động và gửi đơn thƣ vƣợt cấp giảm đáng kể. Kết quả đó đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo đƣợc niềm tin cho cử tri đối với các hoạt động của HĐND.

* Hoạt động giám sát của các ban HĐND:

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và chƣơng trình kế hoạch hoạt động cụ thể của HĐND, các ban HĐND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch giám sát đối với các lĩnh vực phụ trách của mình; xác định rõ đối tƣợng, phạm vi, hình thức và vấn đề trọng tâm cần tập trung giám sát; huy động lực lƣợng và yêu cầu các đơn vị đƣợc giám sát phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu nội dung cần kiểm tra, theo dõi. Bởi vậy đã tạo đƣợc bƣớc chuyển tích cực trong hoạt động kiểm tra giám sát của HĐND; khắc phục đƣợc tình trạng phiến diện, tràn lan, tốn nhiều thời gian công tác mà không thu đƣợc kết quả giám sát trên thực tế.

Từ năm 2004 đến nay, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức đƣợc 12 cuộc giám sát chuyên đề, Ban Văn hóa Xã hội 9 cuộc, Ban Pháp chế 9 cuộc, tập trung vào các nội dung: Các chƣơng trình, dự án trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, tài nguyên, môi trƣờng; Công tác đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; Công tác tuyển dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; công tác tiếp dân và giải quyết đơn thƣ tố cáo, khiếu nại của công dân; việc thực hiện các chính sách pháp luật về giáo dục, đào tạo, y tế, chính sách đối với hộ nghèo, ngƣời lao động. v.v...

Ngoài ra, hàng năm các ban HĐND tỉnh tổ chức hàng chục cuộc giám sát thƣờng xuyên giữa hai kỳ họp liên quan đến lĩnh vực ban phụ trách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kiểm tra, giám sát, các ban của HĐND tỉnh không chỉ phát hiện ra các sai sót của các cơ quan ban ngành, mà còn đƣa ra các kiến nghị đề xuất, những giải pháp giúp các đối tƣợng bị giám sát kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những lệch lạc của mình trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Thông qua hoạt động giám sát, các thành viên trong các Ban có điều kiện tiếp cận với cơ sở, nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống. Từ đó có những thông tin, căn cứ chính xác để tiếp tục thực hiện hoạt động giám sát tại kỳ họp có hiệu lực, hiệu quả hơn.

* Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND tỉnh:

Nhìn chung, các đại biểu dự kỳ họp đầy đủ và tích cực hơn trong việc tham gia thảo luận các báo cáo, có nhiều ý kiến phát biểu và thảo luận một cách dân chủ, thiết thực hơn. Trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 40 ý kiến phát biểu tại tổ, 15 ý kiến phát biểu tại hội trƣờng; ngoài các ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội trƣờng, tại tổ về báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan, các đại biểu còn thực hiện việc đóng góp ý kiến thảo luận, góp ý bằng văn bản và gửi ý kiến qua hộp thƣ điện tử. Các đại biểu đã vận dụng đƣờng lối, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc, hoàn cảnh thực tế ở địa phƣơng để phân tích đánh

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 61)