Hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 69)

đại biểu HĐND tỉnh và là Tổ trƣởng Tổ Thƣ ký kỳ họp, do vậy Văn phòng cũng đóng góp một phần quan trọng vào chất lƣợng các nghị quyết của kỳ họp bằng việc rà soát, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trƣớc khi đại biểu HĐND tỉnh thông qua.

Qua phân tích trên, có thể khẳng định, hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh gắn liền với hoạt động của HĐND, là một bộ phận quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.

2.2.2.4. Hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh Tĩnh

Trên cơ sở thực trạng hoạt động giám sát, quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát, quyết định của HĐND tỉnh, có thể nhận thấy hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ sau: Trƣớc hết phải khẳng định rằng, tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên. Thu nhập bình quân đầu ngƣời và tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng khá nhanh. Theo đánh giá tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khoá XVII (nhiệm kỳ 2005-2010): "Kinh tế liên tục tăng trƣởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hƣớng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc cải thiện; các công trình, dự án trọng điểm đƣợc tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tƣ đạt kết quả cao. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,6% (giai đoạn 2001 – 2005 là 8,6%/năm); GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 11 triệu đồng". [7, trg 2]. Đến năm 2012, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 14%,

GDP bình quân đầu ngƣời đạt 19,6 triệu đồng [56, trg 3]. Hoạt động văn hoá, thông tin đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đƣợc chú trọng. Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá có bƣớc tiến bộ. Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; chất lƣợng giáo dục toàn diện ngày càng đƣợc nâng lên. Công tác y tế, dân số - gia đình và trẻ em chuyển biến khá, từng bƣớc đảm bảo tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc ngƣời có công với nƣớc, thực hiện các chính sách xã hội đƣợc quan tâm...

Những thành tựu chung của tỉnh là kết quả hoạt động của nhiều địa phƣơng, đơn vị, tổ chức, trong đó có sự đóng góp quan trọng của HĐND tỉnh qua hoạt động giám sát và quyết định. Có thể phân tích một vài ví dụ sau đây:

- Nghị quyết của HĐND tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chính sách, quyết định, quy định kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy kinh tế, xã hội. Năm 2005, HĐND tỉnh đã thông qua quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2005-2010, tầm nhìn đến năm 2020, đã tạo cơ sở pháp lý để các địa phƣơng, các ngành xây dựng, hoàn thiện quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phƣơng, và đến năm 2012 HĐND tỉnh tiếp tục thông qua nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, thêm một bƣớc nữa khẳng định, hoàn thiện quy hoạch của tỉnh ở tầm vĩ mô, có ý nghĩa quyết định trong xác định con đƣờng phát triển của tỉnh và có tác dụng lớn trong việc thu hút đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động...Ngoài ra, bằng các nghị quyết về phê duyệt các đề án phát triển ngành, lĩnh vực: tài nguyên môi trƣờng, đất đai, khoáng sản; nguồn nhân lực lao động kỹ thuật chất lƣợng cao; nâng cao chất lƣợng giáo dục, y tế; phát triển văn hóa, du lịch... đã tạo cơ sở hành lang pháp lý để các địa phƣơng, các ngành phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.v.v....

- Thông qua hoạt động giám sát của mình, HĐND tỉnh đã phát hiện ra những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, cũng nhƣ những bất cập, kẽ hở trong các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng và của tỉnh, từ đó đƣa ra các kiến nghị khắc phục hạn chế, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ví dụ nhƣ năm 2008, qua giám sát công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, kết quả thu và sử dụng tiền cấp quyền, thuế chuyển quyền sử dụng đất, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã phát hiện ra những bất cập trong công tác quản lý đất đai, việc thất thu ngân sách từ thu cấp quyền sử dụng đất, kiến nghị Ủy ban nhân dân thanh tra, làm rõ một số đối tƣợng, địa phƣơng trong việc làm thất thu ngân sách, kiến nghị HĐND tỉnh sớm ban hành Đề án quy hoạch đất đai, quản lý, sử dụng về đất đai. Hoặc năm 2010, qua giám sát việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất giao hoặc cho các doanh nghiệp thuê sử dụng, Đoàn giám sát đã phát hiện sự lỏng lẻo trong việc quản lý đất giao các công trình, dự án, sự thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tƣ, doanh nghiệp...đã kiến nghị thu hồi hàng trăm ha đất hoang hóa, bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả.v.v.... Năm 2011, qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngƣời lao động, Đoàn giám sát đã kiến nghị Trung ƣơng, các Bộ, ngành liên quan sớm điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, luật lao động.v.v....

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)