Chức năng giám sát, chức năng quyết định là các chức năng chủ yếu, quan trọng và thể hiện rõ nhất tính quyền lực, tính đại diện của HĐND tỉnh. Đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh thực chất là cải cách bộ máy hợp lý, theo hƣớng tinh gọn nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động; uốn nắn, chấn chỉnh các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế xã hội thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND; nâng cao khả năng, năng lực của đại biểu HĐND trong việc hoạch định chính sách, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng địa phƣơng ngày càng vững mạnh. Đây cũng chính là vấn đề đang đƣợc đặt ra một cách cấp bách trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ những yêu cầu có tính khách quan sau đây:
Một là, do yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nƣớc ta là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nƣớc và toàn thể nhân dân. Hiến pháp năm 1992 (đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH khoá 10 ngày 25/12/2001) xác định: "Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" [29, trg 2], "Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế XHCN. Các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp và pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm các vi phạm Hiến pháp và pháp luật" [29, trg 4]. Nhƣ vậy theo lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn, Nhà nƣớc pháp quyền là Nhà nƣớc coi pháp luật là trên hết và thực hiện quản lý bằng pháp luật. Theo yêu cầu đó, hoạt động giám sát, quyết định của HĐND nói chung và hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói riêng phải xác lập đƣợc cơ chế sao cho mỗi hoạt động giám sát, quyết định phải đƣợc đảm bảo bằng pháp luật, có cơ sở pháp luật.
Hơn nữa, một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền là phải có bộ máy Nhà nƣớc thật trong sạch, vững mạnh. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nƣớc ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo...Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nƣớc theo pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cƣơng". [10, trg 39]. Đội ngũ đại biểu HĐND là một trong những tế bào cấu thành bộ máy nhà nƣớc ở địa phƣơng, là yếu tố quyết định bảo đảm tính nhân dân, tính tập thể trong hoạt động của HĐND. Hiện nay, trong bộ máy nhà nƣớc ta vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng và tệ quan liêu, điều này đã làm cho quyền lực nhà nƣớc, quyền lực chính trị xa rời bản chất, mục tiêu của nhà nƣớc là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định, nâng cao năng lực cho đội ngũ đại biểu HĐND sẽ góp phần làm giảm bớt các hiện tƣợng tiêu cực, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nƣớc.
Từ thực trạng hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc trong thời gian qua với
yêu cầu "Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm quyền
tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi đƣợc phân cấp". [10, trg 41], có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu quả giám sát, quyết định, nâng cao năng lực đại hội HĐND các cấp nói chung và của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là một yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay.
Hai là, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với mục tiêu "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.... Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nƣớc". [10, trg 41], một trong những yêu cầu đối với ngƣời cán bộ, công chức nói chung và ngƣời đại biểu HĐND nói riêng đƣợc đặt ra hiện nay là: "Có tƣ duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm… [9, trg 293],
Muốn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh hiện nay thì ngƣời đại biểu HĐND cần phải đƣợc trang bị kiến thức toàn diện về chính trị, pháp lý, quản lý nhà nƣớc, các nghiệp vụ chuyên trách khoa học, kinh tế, xã hội…và cả kỹ năng, phƣơng pháp quản lý. Mặt khác, cần phải đƣợc bồi dƣỡng nâng cao các kiến thức về khoa học - kỹ thuật trong sử dụng, quản lý và ứng dụng các trang thiết bị theo yêu cầu hiện đại hoá các thao tác, nghiệp vụ trong nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay. Theo tinh thần đó, Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định: "Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trí tuệ, tâm huyết, năng động, sáng tạo,
đủ sức đảm đƣơng và hoàn thành nhiệm vụ trƣớc yêu cầu thay đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh" [7, trg 121].
Ba là, do yêu cầu nâng cao vai trò quản lý của chính quyền địa phương.
Trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay, Đảng và nhà nƣớc rất quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và của chính quyền địa phƣơng nói riêng. Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Cần bảo đảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong phạm vi đƣợc phân cấp”[9, trg 127]. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính
quyền địa phƣơng" [10, trg 41]. Nhƣ vậy công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đƣợc
tiến hành theo hƣớng tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm cho chính quyền địa phƣơng, đảm bảo phân cấp giữa trung ƣơng và địa phƣơng.
Theo tinh thần trên, việc nâng cao tính chủ động, vai trò quản lý nhà nƣớc, xây dựng chính quyền địa phƣơng thực sự trong sạch, vững mạnh là một yêu cầu bức thiết. Do vậy, cần quan tâm nâng cao năng lực của ngƣời đại biểu dân cử, hoàn thiện và phát huy hơn nữa cơ chế giám sát, quyết định giúp các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Bốn là, do yêu cầu thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện với nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Chúng ta đang phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ðể đạt mục tiêu đó, cần phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt Hiến pháp: Nhà nƣớc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HÐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nƣớc.
Dân chủ chính là dân làm chủ, dân là gốc của quyền lực nhà nƣớc, mọi hoạt động của cơ quan nhà nƣớc phải xuất phát từ ý chí, ý nguyện của nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tƣ tƣởng dân chủ tiên tiến và đã áp dụng thành công ở Việt Nam. Ngƣời khẳng
định: "Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [43,
trang 515]. Hiến pháp năm 1992 khẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân và xác định bản chất nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Việc nhân dân bầu ra HÐND, bãi miễn các đại biểu do mình bầu ra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc chính là hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp thể hiện ở chỗ chính quyền do dân tự điều hành, không cần thông qua đại diện để thực hiện quyền lực nhà nƣớc của mình. Dân chủ trực tiếp mới nhấn mạnh quyền và năng lực của công dân trong việc quyết định những chính sách, pháp luật với nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Đƣợc nhân dân bầu ra, đến lƣợt mình, HĐND thể hiện tính dân chủ đại diện, bằng quyền lực nhân dân trao cho mình, thay mặt nhân dân giám sát, quyết định mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội ở địa phƣơng và báo cáo, thông báo với nhân dân về kết quả hoạt động của mình.
Năm là, do bất cập giữa vị trí, vai trò và chức năng với thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
HĐND tỉnh ngay từ khi mới thành lập đƣợc xác định là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân, với hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Điều đó đã đƣợc Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND, UBND và các luật về tổ chức BMNN ghi nhận đầy đủ. Với bản chất của Nhà nƣớc ta, HĐND có vị trí, vai trò rất quan trọng, quyết định mọi
vấn đề liên quan đến địa phƣơng, còn các cơ quan nhà nƣớc khác chỉ là cơ quan chấp hành quyết định của HĐND. Khi HĐND ban hành các nghị quyết đồng thời cũng có quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá và kết luận xử lý đối với việc thực hiện nghị quyết đó, đảm bảo cho các nghị quyết đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy có chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhƣ vậy, song thực