Điều 1, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: "HĐND quyết định những chủ trƣơng, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phƣơng, xây dựng và phát triển địa phƣơng về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng, làm tròn nghĩa vụ của địa phƣơng đối với cả nƣớc". [39, trg 29]. Quy định này đã khẳng định và nhấn mạnh rằng việc ban hành quyết định là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng nhất của cơ quan dân cử. Để tập thể HĐND tỉnh cũng nhƣ cá nhân từng đại biểu HĐND tỉnh có thể phát huy tốt việc thực hiện chức năng này bằng tƣ cách đại diện của mình, cần nắm vững một cách toàn diện những vấn đề liên quan về việc thực hiện chức năng quyết định cũng nhƣ các vấn đề kỹ thuật trong quy trình ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh.
* Khái niệm chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh:
Ra quyết định là chức năng quan trọng, thể hiện tập trung vai trò cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng của HĐND. Từ góc độ quản trị công, quyền năng quyết định đã xác định rõ vai trò làm chủ của HĐND trong quản trị địa phƣơng, quyền năng này của HĐND có đƣợc là do cử tri địa phƣơng giao phó cho, bởi vậy nên định hƣớng rõ ràng đối với việc thực hiện chức năng quyết định của HĐND bao giờ cũng phải xuất phát trên nền tảng lợi ích của cử tri.
Chức năng quyết định của HĐND tỉnh thể hiện ổ chổ HĐND phải xác định, hoạch định những chủ trƣơng, biện pháp cụ thể, sát hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng nhằm đạt đƣợc những mục tiêu có tính khả thi trong tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội ở địa phƣơng và giải quyết lợi ích hợp pháp của cử tri, trong đó quan trọng nhất và thƣờng xuyên nhất là quyết định về các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý các
nguồn lực của địa phƣơng cho mục tiêu phát triển. Bên cạnh việc quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội tại kỳ họp thƣờng lệ, nếu thấy cần thiết, HĐND tỉnh có thể thảo luận, xem xét, quyết định về một vấn đề nổi cộm, quan trọng tại địa phƣơng mình bằng cách ban hành Nghị quyết chuyên đề.
* Ý nghĩa của hoạt động ra quyết định của HĐND tỉnh:
Tính hiệu quả và trí tuệ của HĐND trong thực hiện chức năng quyết định thể hiện tập trung ở chỗ phát hiện đúng những vấn đề quan trọng, bức xúc của địa phƣơng, đánh giá toàn diện, hiểu thấu vấn đề để từ đó hoạch định chính sách, giải pháp thực hiện. Quyết định của HĐND tỉnh không phải là bản sao quyết định, chỉ thị, chủ trƣơng của cấp ủy đảng, mà phải là sự cụ thể hóa những chủ trƣơng, đƣờng lối của cấp ủy đảng vào thƣc tiến quản trị địa phƣơng thành các mục tiêu và giải pháp cụ thể, có tính khả thi, làm cơ sở để UBND tỉnh - là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, có điều kiện triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Đây cũng chính là cách thức làm cho nghị quyết của cấp ủy đảng đi vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, nghị quyết của HĐND là nơi gặp gỡ của "ý đảng" với "lòng dân".
* Các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh:
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định cụ thể nội dung những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh bao gồm:
- Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
- Quyết định về phát triển khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng.
- Quyết định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Quyết định về việc thi hành pháp luật.
- Quyết định việc xây dựng chính quyền địa phƣơng.
Nhƣ vậy, nội dung, chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, bao gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh. Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND trong chính quyền địa phƣơng.
* Hiệu quả của việc ban hành các nghị quyết của HĐND cấp tỉnh:
Chất lƣợng, hiệu quả của các quyết định do HĐND tỉnh thể hiện trong các nghị quyết đƣợc đánh giá thông qua tính hiệu quả của các nghị quyết đó khi đƣợc triển khai thực hiện trên thực tế. Cụ thể là, nghị quyết đó sau khi đƣợc ban hành có đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để hay không? kết quả triển khai thực hiện cao hay thấp? đem hiệu quả kinh tế-xã hội nhƣ thế nào? hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện nghị quyết trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phƣơng?...
* Quy trình ban hành quyết định về phát triển kinh tế - xã hội của HĐND cấp tỉnh:
Điều 10, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: "Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND ra Nghị quyết và giám sát việc thực hiện các Nghị quyết đó" [39, trg 3].
Quyết định của HĐND tỉnh đƣợc thể hiện bằng hình thức văn bản là Nghị quyết.
Quy trình ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh đƣợc quy định tại Chƣơng III, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND, đƣợc cụ thể hóa tại Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ, bao gồm:
- Lập, thông qua và điều chỉnh chƣơng trình xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
- Lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
- Thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cùng cấp trình.
- Thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
- Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
Trong quy trình nói trên, giai đoạn soạn thảo và giai đoạn xem xét, thông qua dự thảo quyết định có ý nghĩa quan trọng nhất đối với chất lƣợng của quyết định.
Xây dựng dự thảo quyết định:
Căn cứ vào chƣơng trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, trƣớc các kỳ họp, Thƣờng trực HĐND tỉnh họp liên tịch với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan để quyết định các nội dung cần đƣa ra HĐND xem xét, quyết định tại kỳ họp. Tại hội nghị này, Thƣờng trực HĐND, UBND tỉnh sẽ phân công cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh tại kỳ họp.
Thông qua quyết định:
Chậm nhất là năm ngày trƣớc ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, Thƣờng trực HĐND tỉnh gửi đến đại biểu HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh và các tài liệu cần thiết khác.
HĐND tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án theo trình tự sau đây:
- Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án thuyết trình trƣớc HĐND tỉnh;
- Trƣởng ban của HĐND tỉnh đƣợc giao thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình bày báo cáo thẩm tra;
- HĐND tỉnh thảo luận. Trƣớc khi thảo luận, HĐND có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND tỉnh;
- Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Khi cần thiết, HĐND tỉnh yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu HĐND quan tâm.
Cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh. Chủ tọa hoặc đại biểu HĐND tỉnh có thể đề nghị kết thúc việc thảo luận, khi vấn đề đƣợc nêu ra để lấy biểu quyết thì việc thảo luận kết thúc;
- HĐND tỉnh biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án. Trong quy trình thảo luận, thông qua quyết định nói trên, chất lƣợng của quyết định sẽ phụ thuộc vào việc phát huy vai trò của cá nhân từng đại biểu và sự điều hành quá trình thảo luận, thông qua quyết định của Chủ tọa kỳ họp. Đây là hoạt động đòi hỏi mỗi vị đại biểu không chỉ cần có tâm huyết, trách nhiệm, ý thức chính trị mà còn đòi hỏi các kỹ năng tham gia quyết định.
Ban hành quyết định:
Nghị quyết của HĐND tỉnh là văn bản quy phạm pháp luật, nhằm quyết định các vấn đề quan trọng của địa phƣơng, do vậy quy trình, thủ tục ban hành phải đúng theo quy định của pháp luật về việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, UBND.
Nghị quyết phải đƣợc công bố, thông báo rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (trừ trƣờng hợp liên quan tới bí mật Quốc gia) và gửi đến các cơ quan nhà nƣớc cấp trên; các cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân công dân liên quan có nghĩa vụ phải thi hành các nghị quyết của HĐND tỉnh.
* Vị trị, vai trò của đại biểu HĐND cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định:
Theo quy định tại Điều 121 Hiến pháp Việt Nam năm 1992: "Đại biểu HĐND là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phƣơng,
phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri, xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nƣớc, nghị quyết của HĐND, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc" [29, trg 68].
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Điều 36 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “Đại biểu HĐND là ngƣời đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng, gƣơng mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nƣớc” [39, trg 32].
Người đại biểu HĐND cấp tỉnh có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đại biểu HĐND tỉnh là ngƣời đại diện có thẩm quyền của nhân dân trong phạm vi toàn tỉnh.
Thứ hai, đại biểu HĐND tỉnh là ngƣời trực tiếp thực hiện quyền lực nhà
nƣớc của HĐND cấp tỉnh.
Thứ ba, hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh không tách rời với hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong quản lý nhà nƣớc.
Trong thực hiện chức năng quyết định, đại biểu HĐND tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động quyết định của HĐND tỉnh chính là hoạt động quyết định của tập thể các đại biểu. Từng đại biểu đều có quyền và nghĩa vụ chuyển tải đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của chính tổ chức, giới, thành phần do mình đại diện vào chƣơng trình hành động của HĐND tỉnh. Trên cơ sở đó HĐND tỉnh xem xét, phân tích, đánh giá đƣa ra những nội dung cần thiết trở thành nghị quyết của HĐND tỉnh, nghị quyết này sẽ đựơc UBND tỉnh và các cơ quan nhà nƣớc hữu quan tổ chức thực hiện. Nhƣ vậy, thông qua ngƣời đại biểu HĐND, với vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng, tính chất đại diện đã trở thành tính chất quyền lực.
Nghị quyết của HĐND tỉnh là tập hợp trí tuệ của đa số đại biểu HĐND tỉnh. Nghị quyết HĐND tỉnh đƣợc ban hành là sự thể hiện ý chí đồng thuận hƣớng đến lợi ích chung của địa phƣơng trên nền tảng sự cân nhắc, thảo luận từ các góc nhìn, các lợi ích khác nhau. Do đó, chất lƣợng nghị quyết của HĐND tỉnh phụ thuộc vào sự phát huy vai trò, ý thức, trách nhiệm của từng đại biểu.