Thực trạng nhận thức của CBQL,G Vở các trường THPT thị xã Cửa Lò đối vớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL,G Vở các trường THPT thị xã Cửa Lò đối vớ

Để tìm hiểu về mức độ nhận thức của CBQL, GV về công tác QL HĐDH, bản thân đã xây dựng bảng hỏi để điều tra 5 cán bộ quản lý và 93 giáo viên của 2 trường. Kết quả thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT về những yếu tố cần thiết trong việc QL HĐDH

TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Quản lý kế hoạch dạy học nhà trường,

tổ CM và GV 73 74.4 8 20 20.4 0 5 5.12 2 Nắm vững chương trình giáo dục cấp học 70 71.4 2 23 23.4 6 5 5.12

TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

3 Quản lý hồ sơ dạy học nhà trường 66 67.3 28 28.6 4 4.1

4 Thực hiện đổi mới PPDH 70 71.4

2 19

19.4

0 9 9,18

5 Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng

trong nhà trường 82

83.6

7 14

14.2

8 2 2.05

Nhìn vào bảng 2.9 chúng ta thấy đa số giáo viên được hỏi ý kiến đều tán thành các yếu tố cần cho công tác QL HĐDH là rất cần thiết. Trong đó yếu làm tốt công tác thi đua khen thưởng được tán thành cao nhất (83.67% cho là rất cần thiết). Nội dung quản lý kế hoạch dạy học nhà trường cũng được đa số tán thành với tỷ lệ 74.48 % cho là rất cần thiết. Và yếu tố nắm vững chương trình giáo dục cấp học và thực hiện đổi mới PPDH cũng được tán thành cao với tỷ lệ 71.42%. Tuy vậy vẫn còn một số ít giáo viên chưa thấy được sự cần thiết của việc thực hiện đổi mới PPDH (9.18% cho là không cần thiết). Đây là một thực trạng cần được các nhà QL quan tâm để làm tốt nhận thức cho giáo viên, bởi trong bối cảnh đổi mới GD - ĐT hiện nay thì những yếu tố này cần được chú trọng một cách đồng bộ, hài hòa để tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc QL HĐDH.

2.3.2.Thực trạng công tác chỉ đạo, quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học

Bất cứ công việc gì và ở lĩnh vực nào việc xây dựng kế hoạch hoạt động đều rất có ý nghĩa. Nó đóng vai trò quyết định thành công hay thất bại đối với công việc đó. Mọi hoạt động lớn nhỏ đều phải được thực hiện theo kế hoạch. Do đó, các nhà quản lý phải quản lý tốt khâu lập kế hoạch hoạt động của các tổ chức cũng như các cá nhân. Đối với hoạt động dạy học của các nhà

trường cũng thế. Dạy học phải theo kế hoạch. Người cán bộ quản lý phải sát sao được công đoạn này của các giáo viên thì mới đảm bảo được kế hoạch trong công tác quản lý của nhà trường. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 98 CBQL và giáo viên của các trường THPT thị xã Cửa Lò và có kết quả ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch

TT Nội dung

Mức độ đạt được

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Triển khai nhiệm vụ năm học

và quy chế chuyên môn 60 28 10 0

2

Tổ chức nghiên cứu chương trình GD quốc gia theo tổ/ nhóm CM

65 20 13 0

3 Xây dựng kế hoạch dạy học

theo chương trình nhà trường 56 30 10 2 4 Quy định chung về việc lập

kế hoạch cá nhân 40 25 25 8

5 Theo dõi việc lập và thực hiện

kế hoạch cá nhân 25 45 20 8

4 Kiểm tra định kỳ việc thực

hiện kế hoạch 60 25 13 0

5 Kết luận, đánh giá sau kiểm tra 43 40 15 0 Qua bảng 2.10 chúng ta thấy việc triển khai nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, tổ chức nghiên cứu chương trình GD quốc gia và việc kiểm tra định kỳ việc thực hiện kế hoạch cá nhân được đánh giá tốt. Điều này chứng tỏ các nhà trường đã quan tâm đến việc cung cấp những căn cứ, cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch của các cá nhân và đã kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến đánh giá việc quy định chung về xây dựng kế hoạch cá nhân và theo dõi việc lập kế hoạch của nhà trường là chưa tốt.

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên, bản thân đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 5 CBQL, 93 giáo viên giảng dạy ở 2 trường THPT của Thị xã và có kết quả như sau.

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên

TT Nội dung quản lý

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình

thường

Chưa tốt Yếu 1 Thực hiện chương trình giảng dạy 28 55 15 0 0 2 Việc xây dựng kế hoạch công tác 20 53 25 0 0 3 Việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp 5 47 30 16 0 4 Nề nếp lên lớp của giáo viên 19 54 25 0 0 5 Việc vận dụng và cải tiến phương

pháp giảng dạy. 10 46 49 6 0

6 Việc kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của học sinh. 30 44 24 0 0

7 Việc thực hiện quy định về hồ sơ

chuyên môn 36 43 19 0 0

8 Hoạt động tự học tự bồi dưỡng 4 30 32 19 0 Từ kết quả điều tra cho thấy hai nội dung quản lý được đánh giá thực hiện tốt nhất đó là nội dung quản lý việc thực hiện quản lý chương trình và thực hiện các quy định về hồ sơ cá nhân của giáo viên. Ba nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác, quản lý nề nếp lên lớp của giáo viên và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được đánh giá là tốt. Các hoạt động còn lại được đánh giá hoàn thành ở mức độ bình thường. Như vậy có thể nói rằng, việc quản lý hoạt động dạy nói chung của đội ngũ giáo viên chưa thực sự chuyên sâu.

2.3.3.1. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên

Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ để giáo viên xây dựng công tác và kế hoạch giảng dạy bộ môn. Vì vậy,

quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là cần thiết. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý việc thực hiện chương trình ở các nhà trường bằng khảo sát 5 CBQL và 93 giáo viên và có kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên.

TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu 1 Thiết lập các quy định về thực

hiện chương trình giảng dạy 29 50 19 0 0

2

Chỉ đạo bộ môn xây dựng,chi tiết hoá chương trình trên cơ sở khung chương trình do Bộ

GD & ĐT ban hành

40 45 13 0 0

3

Theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng

và sổ ghi đầu bài

12 33 40 13 0

4 Tổ chuyên môn kiểm tra kế

hoạch dạy bộ môn. 10 27 41 16 4

5 Kiểm tra định kỳ thực hiện

chương trình môn học 25 25 43 5 0

Từ các kết quả thể hiện trong bảng, chúng ta thấy rằng các trường đã thực hiện được một số giải pháp để quản lý hoạt động thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên như: chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng chi tiết hóa chương trình đào tạo trên cơ sở khung chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo và nội dung quy định cụ thể về chương trình giảng dạy. Hai giải pháp này đã được đánh giá là tốt.

Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng việc tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch dạy bộ môn còn có nhiều ý kiến đánh giá chưa tốt, và việc kiểm tra thực hiện

chương trình qua sổ đầu bài và lịch báo giảng vẫn chưa được đánh giá một cách nhất quán, vẫn có 13 ý kiến cho rằng hoạt động này thực hiện chưa tốt. 2.3.3.2. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài và lên lớp của giáo viên

Việc chuẩn bị giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng bài dạy. Điều này đã được chứng minh qua thực tế giảng dạy ở các nhà trường. Nếu giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó được đồng nghiệp và học sinh đánh giá có chất lượng tốt. Quản lý tốt việc này sẽ giúp cho chất lượng dạy học của nhà trường được tốt hơn. Chúng tôi đã khảo sát 85 giáo viên của các trường THPT thị xã Cửa Lò về thực trạng quản lý công việc này. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng đó.

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình

thường

Chưa

tốt Yếu 1 Quy định cụ thể về việc soạn bài và

chuẩn bị tiết dạy. 16 47 35 0 0

2

Thống nhất chung các yêu cầu cụ thể về kế hoạch cá nhân giao cho tổ CM lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giảng viên

50 38 10 0 0

3 Thường xuyên kiểm tra giáo án của

GV 10 50 15 20 3

4 Thực hiện chế độ kiểm tra đột xuất giáo

án của GV 8 50 30 5 5

5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu và

sách tham khảo 5 49 26 15 3

6 Bồi dưỡng năng lực soạn bài và

chuẩn bị lên lớp 7 25 45 11 10

Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng các nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình

thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát hoạt động. Các trường đã làm tốt việc quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của giáo viên. Việc thống nhất chung các yêu cầu về kế hoạch cá nhân và giao trách nhiệm kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên cho các tổ được đánh giá là tốt. Điều này làm giảm nhiều áp lực cho giáo viên, tạo tinh thần tự giác, trách nhiệm cho giáo viên. Hạn chế lớn nhất trong việc quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp là tổ chức bồi dưỡng năng lực soạn bài cho GV, vẫn còn 11 ý kiến đánh giá chưa tốt, thậm chí 10 ý kiến cho là còn yếu. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bài soạn, cũng như chất lượng tiết học.

2.3.3.3. Quản lý việc lên lớp, sử dụng TBDH và THTN của giáo viên

Như chúng ta biết, trong giờ lên lớp trang thiết bị dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động tích cực, thiết bị dạy học là “mắt xích” trong chỉnh thể mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.

Trang thiết bị hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, một trong những trọng tâm của công tác quản lý của nhà trường là phải củng cố, tăng cường sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, giúp cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hứng thú hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và khả năng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Bảng điều tra dưới đây cho ta thấy thực trạng của QL việc sử dụng TBDH và THTN ở các trường.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý việc lên lớp, sử dụng TBDH, THTN của các trường THPT Thị xã Cửa Lò

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Trung

bình

Chưa

tốt Yếu 1 Triển khai các văn bản quy định về 30 52 16 0 0

TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt Yếu việc sử dụng TBDH và THTN cho giáo viên 2

Yêu cầu các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH và THTN theo

quy định của chương trình

20 30 36 12 0

3 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng

các phương tiện - kỹ thuật 0 20 44 24 10 4

Theo dõi việc lên lớp, thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH và THTN của

giáo viên.

28 40 30 0 0

5 Đánh giá, nhận xét hàng tháng về kết

quả theo dõi. 25 33 35 5 0

Như vậy, chúng ta có thể thấy được công tác quản lý việc sử dụng TBDH và THTN của các nhà trường nhìn chung là tốt. Các nội dung triển khai các văn bản quy định về sử dụng TBDH và THTN; theo dõi việc thực hiện kế hoạch sử dụng của giáo viên đã được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật cho giáo viên cần phải lưu tâm hơn (có 24 ý kiến cho là chưa tốt, 10 ý kiến cho là yếu).

2.3.3.4. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đánh giá giờ dạy của GV

Định hướng đổi mới PPDH đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (4/1999).

Luật Giáo dục 2005, điều 5 đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [25, tr 2].

Chương trình trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD & ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Như vậy, việc đổi mới PPDH là yêu cầu tất yếu trong HĐDH. Để công việc này thực sự hiệu quả, các nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý thật hợp lý và khoa học. Bảng 2.15 sẽ cho chúng ta thấy thực trạng việc quản lý đổi mới PPDH và đánh giá giờ dạy giáo viên của các trường THPT thị xã Cửa Lò.

Bảng 2.15: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD và đánh giá giờ dạy của giáo viên

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình

thường

Chưa

tốt Yếu 1 Quán triệt các văn bản quy định về

đổi mới PPDH 15 44 38 1 0

2 Xây dựng các tiêu chí thi đua trong

việc thực hiện đổi mới PPDH 18 40 35 4 0 3 Bồi dưỡng nâng cao năng lực

phương pháp cho giáo viên 20 51 27 0 0 4 Tổ chức thao giảng về đổi mới

PHDH 25 35 22 16 0

5 Tổ chức đối thoại với học sinh về

đổi mới PPDH 10 17 43 18 10

6 Xây dựng các quy định về việc dự

giờ thăm lớp của giáo viên 15 33 45 5 0 7 Thực hiện việc dự giờ của các tổ

chuyên môn 8 30 46 14 0

8 Tổ chức các nhóm môn rút kinh

nghiệm, đánh giá sau dự giờ 15 41 38 4 0 9 Dự giờ đột xuất giáo viên 0 19 51 12 16 10 Đánh giá, xếp loại việc đổi mới

PPDH của giáo viên 5 15 48 13 17

Qua kết quả ở bảng chúng ta có thể thấy được việc thực hiện các biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH và đánh giá giờ dạy của các trường THPT chưa đồng bộ. Một số nội dung được đánh giá là tốt như: triển khai văn bản về đổi mới PPDH và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên. Trái lại nội dung dự giờ đột xuất và đánh giá xếp loại hay đối thoại với học sinh về việc thực hiện đổi mới PPDH còn chưa được chú trọng. Nhiều ý kiến đánh giá chưa tốt và yếu cho các nội dung này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 64)