Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và nguồn lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và nguồn lực

Thị xã Cửa Lò là một trong 22 đơn vị hành chính cấp huyện, một trong 2 trung tâm đô thị lớn của Tỉnh Nghệ An. Thị xã Cửa Lò được thành lập theo Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên 2812,2 ha, dân số hơn 5 vạn người. Thị xã Cửa Lò có 7 đơn vị hành chính gồm 7 phường .

Trung tâm du lịch Cửa Lò nằm ở phía Đông Nghệ An trong vị trí tọa độ từ 18o45 - 18o50 vĩ độ Bắc, từ 105o42-105o45 kinh độ Đông cách thành phố Vinh - thủ phủ của tỉnh Nghệ An 16 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km và cách TP Hồ Chí Minh 1400 km, nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi đường Quốc lộ 7 và 8 và cách Viên Chăn, thủ đô của Lào 468 km và cách đảo Hải Nam Trung Quốc 300 km (bằng đường biển) .

Cửa Lò có địa hình dốc dần từ Tây sang Đông, có bờ biển dài thoai thoải, cát mịn, sạch, nước biển trong xanh, dài 10,2 km. Hai đầu thị xã có hai con sông, phía Bắc có sông Cấm (sông Cửa Lò), phía Nam có sông Lam (sông Cả), tiếp giáp biển với sông có hai cảng lớn là cảng Cửa Lò và cảng Cửa Hội, phía Đông có đảo Lan Châu, đảo Ngư và đảo Mắt tạo nên địa thế Cửa Lò rất đẹp và hấp dẫn, có ý nghĩa về quốc phòng và có ý nghĩa về phát triển kinh tế [34]

Toàn thị xã có tổng diện tích đất 2.812,2ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất nông nghiệp chiếm 461,3ha, chuyên dùng 660,7ha, khu dân cư (thành thị 149 ha, nông thôn 50,7ha) đất chưa sử dụng

613,1ha và diện tích của cả ba hòn đảo khoảng 3.258,2 ha (bao gồm cả đảo Mắt, đảo Ngư và đảo Lan Châu).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 56)