Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học

HĐDH là hoạt động trọng tâm của mỗi nhà trường. Nó được thực hiện bởi các chủ thể và đối tượng là giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, để hoạt động này có hiệu quả cao cần phải có các điều kiện, phương tiện hỗ trợ khác. Chính vì thế việc quản lý các điều kiện và phương tiện hỗ trợ này là một nội dung không kém phần quan trọng trong công tác QL hoạt động dạy học ở các nhà trường. Nó bao gồm các nội dung sau:

1.4.4.1. Quản lý việc thực hiện các chế định GD và ĐT

Chế định xã hội và chế định GD & ĐT đối với dạy học bao gồm; luật GD, chiến lược phát triển GD, các quy chế, các điều lệ của ngành và các nội quy của mỗi nhà trường. Trong mọi hoạt động của nhà trường các văn bản hướng dẫn, các quy chế, quy định về GD & ĐT có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp cho các hoạt động này đảm bảo tính pháp quy, theo đúng định hướng và quỹ đạo phát triển của ngành giáo dục cũng như sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực. Chính vì thế việc thực hiện các chế định GD và ĐT có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động dạy học của nhà trường. Điều này đòi hỏi công tác quản lý việc thực hiện các quy định, quy chế về GD& ĐT phải hết sức chặt chẽ, khoa học và kịp thời.

1.4.4.2. Quản lý việc xây dựng và hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn chính là nơi các giáo viên sinh hoạt và phát triển chuyên môn của mình. Ở đây giáo viên có cơ hội để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn hẹp cũng như trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp một cách dễ dàng, thoải mái và hiệu quả nhất. Thông qua tổ chuyên môn nhà trường có cơ sở để nắm bắt trình độ năng lực cũng như các tâm tư, nguyện vọng hay sở trường của các thành viên nhà trường một cách chính xác để có

những biện pháp trong vấn đề phân công bố trí, sắp xếp công việc thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn có giá trị và ý nghĩa quyết định đối với công tác quản lý hoạt động dạy học ở mỗi nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn, cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý tổ - Tập trung dân chủ

- Bảo đảm tính khoa học , cụ thể và thiết thực - Bảo đảm tính kế hoạch

- Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc tạo động lực làm việc cho giáo viên.

1.4.4.3. Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu, một mục tiêu không thể thiếu được trong quá trình quản lý nhà trường, nó thể hiện cụ thể ở hai nội dung sau:

- Sử dụng đội ngũ giáo viên: Phân công hợp lý trong chuyên môn, phối hợp với năng lực chuyên môn trên cơ sở có chú ý đến điều kiện của từng giáo viên trong trường.

- Bồi dưỡng đội ngũ: Bao gồm việc tự học, bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ GD&ĐT theo hình thức bồi dưỡng tại trường hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên mở, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng nâng chuẩn,…

Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, vì vậy nhà trường phải có chương trình, kế hoạch, chủ động trong việc bồi dưỡng giáo viên, nhằm từng bước nâng cao trình độ và năng lực sư phạm cho giáo viên.

1.4.4.4. Quản lý các nguồn lực trong nhà trường ( vật lực, tài lực) a. Quản lý tài cơ sở vật chất nhà trường

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất - kỹ thuật dạy và học trong nhà trường.

Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học đảm bảo được 3 yêu cầu liên quan mật thiết với nhau đó là:

- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học.

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc dạy và học. - Tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường.

Nội dung quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học trong nhà trường bao gồm:

- Quản lý trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng.

- Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động của các phòng bộ môn, phòng chức năng.

- Quản lý thư viện trường học với các sách báo, tài liệu. - Quản lý đồ dùng học tập của học sinh.

Tất cả các nội dung trên đều cần thiết, cơ sở vật chất và thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại để phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

b. Quản lý nguồn kinh phí nhà trường

Nguồn kinh phí đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động dạy và học trong nhà trường, nó là nguồn lực dùng để chi trả lương cho CBGV, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích trong dạy và học. Trong lúc nguồn ngân sách nhà nước chi cho trường học ít so với nhu cầu hoạt động giáo dục, kinh phí đó dành cho việc chi lương lên trên 90% trên

tổng ngân sách được cấp thì việc đảm bảo các nguồn tài chính ở nhà trường là mối quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng. Việc tạo nguồn kinh phí bằng nhiều cách: Kinh phí ngân sách, kinh phí được trích qua nguồn học phí, qua việc dạy các lớp hai buổi, qua việc cho thuê sử dụng mặt bằng trường lớp, qua công tác Xã hội hóa Giáo dục, qua hoạt động lao động sản xuất của trò,…

Nguồn kinh phí này được chi dùng cho các hoạt động chuyên môn như : Tổ chức các câu lạc bộ học tập, hội thảo, báo cáo chuyên đề, thao giảng, thăm quan phục vụ môn học, thí nghiệm thực hành, bổ sung nguồn sách,…chi khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích, hỗ trợ giáo viên đi học nâng cao, đi học bồi dưỡng thăm hỏi, hỗ trợ giáo viên khi gặp hoạn nạn, ốm đau,…

Nếu nhà trường tạo được nguồn kinh phí tốt và sử dụng đúng vào mục đích trên thì người quản lý không những thực hiện tốt phương pháp kinh tế trong quản lý giáo dục mà còn làm tốt phương pháp tâm lý - xã hội quản lý giáo dục.

1.4.4.5. Quản lý công tác thi đua khen thưởng giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học

Thi đua, khen thưởng là nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung và QL HĐDH nói riêng. Công tác thi đua khen thưởng chính là hình thức ghi nhận những thành tích, kết quả của GV và HS. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng là tạo động lực giúp cho GV và HS luôn cố gắng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học. Vì vậy, người cán bộ quản lý cần phải quan tâm thực hiện tốt quyền lợi tinh thần cho GV và HS như: Biểu dương, khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, xét tặng các danh hiệu cao quý,...

Môi trường Sư phạm ở các nhà trường là một hình thức thể hiện văn hóa nhà trường. Đó là một môi trường có bầu không khí cởi mở, tin cậy, dân chủ đầy tính chia sẻ, khiến cho giáo viên, học sinh cảm thấy an toàn, được phát huy tính tự chủ. Nó giúp hạn chế những tiêu cực và xung đột trong quá trình quản lý. Ngày nay việc xây dựng môi trường sư phạm được thể hiện thông qua phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chính vì thế, việc quản lý công tác xây dựng môi trường Sư phạm sẽ giúp người cán bộ quản lý phát huy tốt những khả năng của mình để từ đó có những ảnh hưởng tốt đối với công tác QL HĐDH của nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trước những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục THPT ở nước ta đang được đổi mới mạnh mẽ, căn bản và toàn diện. Để quá trình đổi mới đó đạt được kết quả như mong muốn, cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, ... việc quản lý nhà trường mà trọng tâm là QL HĐDH đòi hỏi phải được quan tâm nhiều và nó được xem như là nhiệm vụ hàng đầu của ngành GD.

Trong chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận về HĐDH cũng như công tác QL HĐDH ở trường THPT. Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quan về công tác QL HĐDH để có những giải pháp quản lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu GD & ĐT đã được Đảng và Nhà nước xác định.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ CỬA LÒ

2.1. Khái quát về giáo dục THPT ở thị xã Cửa Lò

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và nguồn lực

Thị xã Cửa Lò là một trong 22 đơn vị hành chính cấp huyện, một trong 2 trung tâm đô thị lớn của Tỉnh Nghệ An. Thị xã Cửa Lò được thành lập theo Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên 2812,2 ha, dân số hơn 5 vạn người. Thị xã Cửa Lò có 7 đơn vị hành chính gồm 7 phường .

Trung tâm du lịch Cửa Lò nằm ở phía Đông Nghệ An trong vị trí tọa độ từ 18o45 - 18o50 vĩ độ Bắc, từ 105o42-105o45 kinh độ Đông cách thành phố Vinh - thủ phủ của tỉnh Nghệ An 16 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km và cách TP Hồ Chí Minh 1400 km, nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi đường Quốc lộ 7 và 8 và cách Viên Chăn, thủ đô của Lào 468 km và cách đảo Hải Nam Trung Quốc 300 km (bằng đường biển) .

Cửa Lò có địa hình dốc dần từ Tây sang Đông, có bờ biển dài thoai thoải, cát mịn, sạch, nước biển trong xanh, dài 10,2 km. Hai đầu thị xã có hai con sông, phía Bắc có sông Cấm (sông Cửa Lò), phía Nam có sông Lam (sông Cả), tiếp giáp biển với sông có hai cảng lớn là cảng Cửa Lò và cảng Cửa Hội, phía Đông có đảo Lan Châu, đảo Ngư và đảo Mắt tạo nên địa thế Cửa Lò rất đẹp và hấp dẫn, có ý nghĩa về quốc phòng và có ý nghĩa về phát triển kinh tế [34]

Toàn thị xã có tổng diện tích đất 2.812,2ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất nông nghiệp chiếm 461,3ha, chuyên dùng 660,7ha, khu dân cư (thành thị 149 ha, nông thôn 50,7ha) đất chưa sử dụng

613,1ha và diện tích của cả ba hòn đảo khoảng 3.258,2 ha (bao gồm cả đảo Mắt, đảo Ngư và đảo Lan Châu).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Từ khi thành lập đến nay nền kinh tế thị xã Cửa Lò luôn phát triển đạt hai con số trong đó chủ yếu phát triển 3 lĩnh vực chính, kinh tế Du lịch Dịch vụ là kinh tế mũi nhọn giữ vai trò chủ đạo luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế cụ thể: năm 2013 Trung tâm du lịch Cửa Lò đã đón được 1.650.000 lượt khách trong đó có 7000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đạt 398,6 tỷ đồng, chiếm 73,9% đóng góp kinh tế cho Thị xã. Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên và đạt10,6 triệu đồng/ người dân năm 2013.

2.1.3. Tình hình giáo dục THPT ở thị xã Cửa Lò

Sau khi Thị xã Cửa Lò được thành lập 1 năm, giáo dục THPT của Thị xã mới bắt đầu được hình thành với trường THPT đầu tiên đó là trường THPT Cửa Lò. Năm 2000, trường THPT bán công Cửa Lò (nay là trường THPT Cửa Lò 2) ra đời. Cùng với sự trưởng thành của Thị xã trên các lĩnh vực, ngành Giáo dục Cửa Lò đã có nhiều lớn mạnh, trong đó có sự đóng góp của bậc học THPT.

Giáo dục THPT thị xã Cửa Lò phát triển đều khắp từ quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục. Trường THPT Cửa Lò là trường đầu tiên bậc THPT của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn Quốc gia năm 2004. Giáo dục THPT thị xã Cửa Lò đã thu hút, đón nhận các thế hệ học sinh sau khi hoàn thành bậc giáo dục THCS của Thị xã và các xã lân cận của huyện Nghi Lộc, và đã đào tạo, trang bị cho các em những tri thức, những kỹ năng cần thiết để các em tiếp tục học cao hơn ở các trường Đại học cao đẳng, các trường dạy nghề cũng như vững vàng bước vào cuộc sống lao động.

Với sự phát triển của mình, Giáo dục THPT thị xã Cửa Lò đã góp phần thay đổi bộ mặt thị xã, đó là việc nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân thị xã, giúp thị xã xây dựng và phát triển văn hóa du lịch, ....

Hiện nay, Giáo dục THPT ở thị xã Cửa Lò được đánh giá cao, chất lượng giáo dục được xếp hạng xấp xỉ Giáo dục THPT thành phố Vinh.

2.2. Thực trạng dạy học ở các trường THPT thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Tình hình phát triển các trường THPT thị xã Cửa Lò. 2.2.1.1.Quy mô phát triển học sinh 2.2.1.1.Quy mô phát triển học sinh 2.2.1.1.Quy mô phát triển học sinh

Thị xã Cửa Lò có 2 trường THPT

Trường THPT Cửa Lò thành lập năm 1995 với 6 lớp 10 và 2 lớp 6. Năm 1996 học sinh hai lớp cấp 2 được bàn giao cho trường THCS Nghi Hương và trường được tuyển thêm 6 lớp 10. Từ năm 1997 đến nay trường được phát triển với số lớp cả 3 khối trong khoảng từ 27 đến 30 lớp. Có những năm trường còn được giao đào tạo cả hệ bán công. Hiện nay nhà trường có 28 lớp hệ công lập.

Trường THPT Cửa Lò 2 được thành lập năm 2000 với tên gọi là trường THPT Bán công Thị xã Cửa Lò. Năm 2010 trường THPT Bán công Cửa Lò được chuyển sang hệ Công lập và đổi tên thành trường THPT Cửa Lò 2 như hiện nay.

Với những thay đổi về chính sách dân số của Nhà nước nên số lượng học sinh nói chung có những biến thiên theo chiều hướng giảm. Tình hình học sinh của thị xã Cửa Lò cũng không ngoài xu hướng đó.

Bảng thống kê dưới đây sẽ thể hiện quy mô phát triển học sinh của 2 trường trong 3 năm học gần đây (xem bảng 2.1 và 2.2).

Bảng 2.1: Thực trạng học sinh Trường THPT Cửa Lò trong 3 năm gần đây Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Tổng số 1289 1187 1075 - Khối lớp 12 445 456 368 - Khối lớp 11 466 370 366 - Khối lớp 10 378 361 341 Nữ 745 658 596 Dân tộc 0 0 0 Đối tượng chính sách 366 345 167 Khuyết tật 0 0 0 Tuyển mới 377 361 341 Lưu ban 02 0 01 Bỏ học 06 03 0 Tỷ lệ bình quân học sinh/lớp 44.34 42.39 39.9 Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi 100% 100% 100% - Nữ 57.8% 55.5% 52.5% - Dân tộc 0 0 0

(Nguồn:Báo cáo công tác kiểm định chất lượng trường THPT Cửa Lò) Bảng 2.2: Thực trạng học sinh Trường THPT Cửa Lò2 trong 3 năm gần đây

Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Tổng số 758 736 711 - Khối lớp 12 266 256 242 - Khối lớp 11 252 239 241 - Khối lớp 10 240 241 228 Nữ 402 397 388 Dân tộc 0 0 0 Đối tượng chính sách 179 160 127

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 49)