Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc thực hiện trương trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của GV, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,…

1.4.2.1. Quản lý việc thực hiện chương trình

Thực hiện trương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trường phổ thông, nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Trên cơ sở nắm vững chương trình, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu theo từng nhóm môn để xây dựng một chương trình thực sự phù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường, đối tượng học sinh, đặc thù năm học và các điều kiện hỗ trợ khác như thời gian, CSVC, TBDH…. Và đây chính là chương trình dạy học của nhà trường. Tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo chương trình quốc gia do Bộ GD& ĐT ban hành.

Nắm vững chương trình dạy học là việc đảm bảo quản lý thực hiện tốt chương trình dạy học, bao gồm:

- Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi kiến thức dạy học của từng môn học, cấp học.

- Nắm vững phương pháp dạy học của từng môn học, từng khối lớp trong cấp học.

- Phương pháp dạy đặc trưng của bộ môn, của bài học phù hợp với từng loại lớp học, từng loại bài của cấp học.

- Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa các hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành, tham quan,… một cách hợp lý.

- Dạy học và coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phân phối chương trình - nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học với bất cứ môn học nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào.

Để việc quản lý thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, đảm bảo thời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, phải chú ý sử dụng thời khoá biểu như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến bộ thực hiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học.

1.4.2.2. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp, tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống trong qua trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên, nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và đúng với yêu cầu của chương trình.

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết đó là:

- Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng.

- Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với kiểm tra.

- Đảm bảo nội dung, tri thức khoa học mang tính giáo dưỡng. Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nề nếp, nghiêm túc và phải đảm bảo chất lượng.

- Chỉ đạo không rập khuôn máy móc, đảm bảo và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của giáo viên.

Để soạn bài chuẩn bị lên lớp của giáo viên có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ giáo viên trong nhà trường, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời, đồng thời điều khiển những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đề ra.

1.4.2.3. Quản lý giờ lên lớp, sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) và thực hành thí nghiệm (THTN) của giáo viên

Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể cùng với việc sử dụng TBDH và THTN một cách có hiệu quả. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học.

Chính vì vậy trong quá trình quản lý dạy và học phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ lên lớp và việc sử dụng TBDH, THTN của giáo viên.

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là: - Xây dựng được “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của giáo viên. Chuẩn này, ngoài những quy định chung của ngành như Thông tư 13/TT/GD-ĐT ngày 12/9/1994. Thông tư 12/TT/GD-ĐT ngày 4/8/1997 của Bộ GD-ĐT, cần thường xuyên bổ sung, điều chỉnh để thể hiện được sự tiến bộ chung của trường và của giáo viên trong trường.

- Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp góp phần thực hiện mục tiêu.

- Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy định của nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế có liên quan đến giờ lên lớp, việc khai thác, sử dụng TBDH, THTN.

Để đảm bảo được những yêu cầu quản lý giờ lên lớp, sử dụng TBDH và THTN cần quy định và rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu, kế hoạch sử dụng TBDH ,THTN nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì

nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường.

1.4.2.4. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của GV

Đổi mới PPDH là vấn đề cốt lõi của hoạt động dạy học, là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học trong nhà trường. Đổi mới PPDH được thực hiện theo các định hướng sau:

- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông. - Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.

- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. - Phù hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác các yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

Quản lý đổi mới PPDH phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.

- Phải xác định cho GV đây là nhiệm vụ trọng tâm của mình.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Có biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trường một cách có hiệu quả; thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học theo định hướng đổi mới PPDH.

- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH, đồng thời nhắc nhở và phê bình những người chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

1.4.2.5. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả việc học tập của HS

Kiểm tra đánh giá là bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GVCN lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được tồn tại đồng thời với quá trình dạy học, đó là quá trình thu nhập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp học sinh học tiến bộ.

Chính vì qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, người quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng giáo viên một, nó vừa là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan, khi trình độ chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh là điều rất quan trọng.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, là việc làm hết sức cần thiết của nhà trường nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua điểm số, đánh giá chất lượng học của học sinh và giảng dạy của giáo viên, từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung, giúp cho người quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.

- Phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh.

- Phải đánh giá xếp loại học sinh một cách công bằng chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá xếp loại học sinh. Trong quá trình thực hiện,các thành viên trong nhà trường phải được phân công nhiệm vụ cụ thể , phải lập kế hoạch kiểm tra đánh giá học tập một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng để đảm bảo công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng toàn diện của quá trình dạy học.

1.4.2.6. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh quá trình quản lý có tính khách quan và cụ thể, giúp người quản lý nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên.

Có thể nói hồ sơ chuyên môn của giáo viên là một trong những cơ sở pháp lý để nói lên việc thực hiện nề nếp chuyên môn, việc chuẩn bị, đầu tư cho công việc của giáo viên.

Tuy nhiên, hồ sơ chuyên môn của giáo viên không thể xem đồng nghĩa với năng lực giảng dạy của giáo viên trên lớp. Nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải đủ.

Hồ sơ của giáo viên phục vụ cho hoạt động dạy theo Điều 25.2 của Điều lệ nhà trường Phổ thông bao gồm các loại hồ sơ sau:

- Giáo án (bài soạn)

- Các loại sổ: Sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp), sổ công tác, sổ điểm cá nhân,…

- Các loại sách: Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, phân phối chương trình, các tài liệu tham khảo.

Trong quá trình quản lý, phải hướng dẫn cụ thể yêu cầu của từng loại hồ sơ, và thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động dạy và học.

Tóm lại: QL HĐD của giáo viên là quản lý một quá trình chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải hiểu hết nội dung, yêu cầu cần quản lý để đưa ra những quyết định quản lý vừa mang tính nghiêm chỉnh, chính xác, nhưng lại vừa mềm dẻo linh hoạt để đưa hoạt động dạy của giáo viên vào nề nếp kỷ cương nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo khoa học của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên hoạt động dạy của giáo viên sẽ hoàn thành trọn vẹn khi tổ chức tốt hoạt động của trò. Đó là sự liên tục của hoạt động dạy học, là trách nhiệm của người thầy đối với “Sản phẩm đào tạo” của mình.

1.4.3. Quản lý hoạt động học của học sinh

Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy của giáo viên.

Vì vậy, quản lý hoạt động học tập của học sinh cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Phải làm cho học sinh có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện, ham thích đến trường đến lớp, ham học các bộ môn. Tự giác tìm tòi phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục.

- Phải tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinh học tập có phương pháp, nắm được các phương pháp học tập ở từng bộ môn.

- Phải làm cho học sinh có nề nếp thói quen học tập tốt, làm cho hoạt động học tập của nhà trường có kỷ luật, trật tự.

- Kết quả điểm kiểm tra, xếp loại phản ảnh được khả năng học tập của học sinh. Kết quả này phải giúp cho học sinh nhận ra mặt mạnh, mặt hạn chế để vươn lên đồng thời nó giáo dục cho học sinh tính trung thực trong học tập, trong cuộc sống.

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh phải được thực hiện đầy đủ, toàn diện và mang tính giáo dục cao. Nội dung cơ bản của nó bao gồm: 1.4.3.1. Quản lý việc giáo dục phương pháp nề nếp kỷ cương, thái độ học tập cho học sinh

Phương pháp học tập là vấn đề hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu là:

- Làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập. - Làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn. - Giúp học sinh có phương pháp học tập ở lớp.

- Giúp cho học sinh có phương pháp học tập ở nhà.

Để đạt được những yêu cầu trên, phải tổ chức học tập nghiên cứu, bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững và thống nhất các phương pháp học tập và trách nhiệm của các đối tượng trong trường với việc hướng dẫn học tập cho học sinh, từ đó vạch ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh.

Nề nếp học tập, kỷ luật học tập của học sinh là những điều quy định cụ thể về tinh thần, thái độ, hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạt động học tập được hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả. Nề nếp học tập sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập. Vì vậy, cần phải xây dựng và hình thành được những nề nếp học tập sau đây:

- Phải xây dựng cho học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ.

- Giúp học sinh có nề nếp tổ chức học tập ở trường cũng như ở nhà và những nơi sinh hoạt văn hoá,…

- Nề nếp sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w