Mục tiêu của giải pháp là tạo ra một không khí đoàn kết, gắn bó với tập thể, tạo ra đời sống tinh thần vui tươi, thoải mái, giúp GV yên tâm công tác; tương trợ, giúp đỡ, động viên, chia sẽ niềm vui, thành tích đạt được, cùng nhau tìm cách tháo gỡ những khó khăn, khuất mắc tạo ra những niềm phấn khích, từ đó ra sức phấn đấu, cống hiến, gắn bó lâu dài với nhà trường.
4.2.3.1 Phát huy truyền thống, uy tín của nhà trường, xây dựng văn hóa công sở
Nhà trường phải sử dụng kết hợp những phương tiện như Phòng truyền thống; Tạp chí; Diễn văn trong các dịp lễ kỹ niệm; Website... có tài liệu, hình ảnh, để giới thiệu đầy đủ về truyền thống phát triển nhà trường cho thế hệ GV trẻ, qua đó giữa những người mới và người cũ có sự am hiểu, thông cảm nhau hơn. Người mới có được sự trân trọng, người cũ có được sự tôn trọng. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, khuếch trương uy tín, hình ảnh, thương hiệu của nhà trường bằng việc cho phép các đơn vị chủ động công tác quảng bá, khai thác, đưa tin trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình. Ví dụ: cho phép các chuyên ngành được xây dựng quảng cáo cho chuyên ngành mình trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhà trường. Cải tiến phương pháp góp ý, phê bình sao cho: sau khi góp ý phê bình, GV có thêm nghị lực và động lực phấn đấu.
74
4.2.3.2 Đề cao hình ảnh và tiếng nói của nhà giáo, những gương điển hình tốt trong công việc
Đề cao, nêu gương tốt các GV gương mẫu, tiên phong trong công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tăng cường các buổi tọa đàm, tổ chức tuyên dương nhân rộng các cá nhân điển hình. Thảo luận, áp dụng, học tập những cách làm hiệu quả làm của các cá nhân điển hình, đề cao sự tôn trọng, tạo phấn khích cống hiến.
Khơi dậy và phát huy tiềm năng của GV (đặc biệt là giảng dạy và nghiên cứu khoa học). Thay đổi phương thức lãnh đạo công tác nghiên cứu khoa học; gắn kết quả nghiên cứu khoa học với đánh giá thành tích, thù lao thỏa đáng về lợi ích vật chất và lợi ích chính trị. Gắn nghiên cứu khoa học với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của nhà trường để tôn vinh giá trị của công trình khoa học.
Thay đổi hình thức dự giờ đối với các GV mới, các GV giảng liên môn, qua đó đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đề cao và sử dụng tốt lực lượng GV giỏi có kinh nghiệm. Đổi mới nội dung sinh hoạt học thuật. Tăng cường công tác đi thực tế, báo cáo thực tế. Khuyến khích mọi sáng kiến, giải pháp của cá nhân có hiệu quả rõ rệt.
Đối với các GV có những thành tích, cống hiến xuất sắc tạo điều kiện bình xét thường xuyên các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân; Nhà giáo ưu tú; GV giỏi; Chiến sĩ thi đua...” nhằm tôn vinh nghề nghiệp
4.2.3.3 Tăng cường sự hỗ trợ của đoàn thể (chủ yếu là Công đoàn nhà trường)
Tăng cường khả năng giám sát, hỗ trợ của Công đoàn trong việc thực thi các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu phản ảnh những những sáng kiến, thắc mắc, đề đạt nguyện vọng... của GVđến với lãnh đạo quản lý kịp thời.
Thay đổi phương thức lấy ý kiến xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến các lợi ích của người lao động. Tăng cường vai trò và tiếng nói của tổ chức này khi tham gia các hoạt động có liên quan đến bảo vệ, nâng cao động lực thúc đẩy GV
Thúc đẩy những sáng kiến của Công đoàn trong việc tổ chức cho người lao động các hoạt động tinh thần: cải tiến và công khai tiêu chuẩn quyền lợi về tham
75
quan trong nước, ngoài nước; Trợ cấp, thăm hỏi động viên đau ốm, hiếu, hỉ, tổ chức sinh nhật, tổ chức các hoạt động vui chơi, hỗ trợ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ.
Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, xem thi đua là động lực thật sự để thúc đẩy GV (đề cập đến hai phong trào chủ yếu liên quan đến nâng cao động lực thúc đẩy GV: Phong trào thi đua “ Dạy tốt, Học tốt”. Trong đó có phong trào Hội giảng; Phong trào Nghiên cứu khoa học). Phải làm rõ kết quả đạt được của “phong trào” và các lợi ích cụ thể mang lại trong hoạt động này mới thật sự nâng cao động lực thúc đẩy GV thi đua.
4.2.3.4 Tăng cường sự quan tâm, động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp
Thái độ quan tâm của lãnh đạo, đồng nghiệp đến tất cả mọi người trong nhà trường, một động lực tinh thần rất lớn. Hạn chế thái độ quản lý bằng thủ tục hành chính, xử lý kết quả thực hiện, xây dựng thái độ quan tâm, tìm hiểu những khuất mắt trong GV về hoàn cảnh, tâm tư, bâng khuâng, lo lắng... để có giải pháp giáo dục, động viên.
Chuyển từ thái độ suy diễn, phán quyết chủ quan sang suy diễn có căn cứ khoa học thuyết phục. Tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu để nắm bắt, xác minh, công khai trước khi đi đến quyết định hành chính. Thay đổi một số phong cách tiếp GV như: lãnh đạo đến gặp tại đơn vị; tiếp tại phòng làm việc; xây dựng giao diện đối thoại trực tuyến qua mạng.
4.2.3.5 Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường
Đây là cơ sở nâng cao động lực tinh thần rất lớn. Làm rõ hơn lợi ích của công tác thi đua, khen thưởng. Gắn thi đua với những lợi ích vật chất, tinh thần như Tăng lương trước thời hạn; Tăng tiền thưởng; Phân tích thành tích cá nhân khi giới thiệu đề bạt; Tôn vinh; Nêu gương tốt.
Tạo điều kiện cho GV thảo luận và cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua của Luật Thi đua, khen thưởng một cách hợp lý nhất, gắn với đăng ký thi đua; điều kiện thi đua; sản phẩm thi đua và lợi ích cụ thể của kết quả thi đua mang lại cho cá nhân, đơn vị, tập thể. Ví dụ: Trong “Quy chế Thi đua, khen thưởng” của Nhà trường hiện nay chưa phân biệt tiêu chuẩn “Chiến sĩ thi đua” giữa CB quản lý với GV. Chẳng
76
hạn, về tiêu chuẩn của một GV giỏi, ngoài những tiêu chuẩn chung như hoàn thành khối lượng công việc...chỉ cần thêm 01 đề tài khoa học cấp trường trong năm đó là đạt. Tiêu chuẩn này chưa thật sự tạo động lực thi đua, vì 01 đề tài khoa học không phân biệt được chất lượng của GV khác với CB quản lý chỗ nào. Cần cải tiến đi vào thực chất rằng, một GV giỏi, tiêu chuẩn chính là dạy giỏi và giỏi cả trong công tác khoa học (có công trình khoa học
Cải tiến công tác tổ chức, đánh giá thi đua, đảm bảo công bằng, khoa học, đúng công trạng, đúng tiêu chuẩn tránh bệnh thành tích. Cụ thể:
Phải công khai các giá trị đạt được do thành tích thi đua đem lại.
Tổ chức giới thiệu, đăng ký cho cá nhân thi đua bằng các hành động và sản phẩm đăng ký cụ thể.
Sau khi đăng ký, đơn vị phải theo dõi, động viên tạo điều kiện để các sản phẩm thi đua hoàn thành một cách hiện thực.
Phải có xác minh, thăm dò, niêm yết, phản hồi trước khi quyết định một danh hiệu thi đua.
Với độ tuổi dưới 50, phải gắn kết thành tích thi đua với các quyền lợi về thăng tiến mới thật sự tạo động lực cống hiến cho tuổi trẻ.
4.2.3.6 Môi trường làm việc
Các thiết bị mua sắm, phục vụ làm việc, giảng dạy phải tính đến khả năng thao tác, vận hành thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn, chuyển sang sử dụng bảng viết bằng gương dùng bút dạ, có chiếu điện bên trong thay cho các bảng sơn chống loá viết bằng phấn bụi nặng như hiện nay. 100% phòng học trang bị CPU cố định tốc độ xử lý nhanh để GV sử dụng USB tiết kiệm thời gian chuẩn bị máy móc hoặc sử dụng các nguồn tài chính tiết kiệm cho vay trừ dần, tạo điều kiện cho GV mua sắm Laptop cá nhân. Khai thác các dịch vụ của ngân hàng về cho vay ưu đãi đối với GV có thu nhập tương đối tốt, để có nguồn tín dụng cho việc mua sắm thiết bị giảng dạy cá nhân và phương tiện đi lại tốt hơn...
77
Tổ chức lại phòng nước văn minh có phục vụ trà, cà phê, nước giải khát... tại chỗ theo hình thức trả trước để GV có NC không phải đến các quán xa trường làm ảnh hưởng đến giờ giấc giảng dạy.
Khôi phục lại công tác khám sức khỏe định kỳ (từ trước năm 2006, tổ chức Công đoàn nhà trường làm được việc này theo hình thức khám tập thể, nhưng sau đó không thực hiện nữa). Đổi mới bằng hình thức khuyến khích tài chính cho các cá nhân tự khám sức khỏe định kỳ và nộp lại kết quả khám cho nhà trường. Qua đó, đơn vị kiến nghị bố trí kế hoạch, thu xếp công việc cho cá nhân điều trị đảm bảo sức khỏe tốt, phục vụ thường xuyên, lâu dài.