4.3.1 Kiến nghị với nhà trường
Để thực hiện các giải pháp nêu ra trong bài viết, cần có sự ủng hộ và hỗ trợ đồng loạt của Ban giám hiệu, các phòng ban, khoa và tập thể GV nhà trường qua việc cụ thể chương trình thực hiện cho các giải pháp.
Tiếp tục khai thác, tận dụng sự hỗ trợ của ngân sách Bộ Ngành bằng những đề án, kết quả hoạt động thuyết phục tại trường, đặc biệt là đề án nâng cấp trường.
Khai thác các nguồn lực bên trong, từ phía đội ngũ GV, đổi mới phương thức hoạt động, giảng dạy để tiếp tục duy trì tăng quy mô đào tạo, tạo ra nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.
Phải khảo sát, thăm dò ý kiến GV về những sự bất hợp lý tồn tại trong cơ sở vật chất hiện nay, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, giảng dạy và những đề xuất cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tùy thuộc vào tình hình để lựa chọn những giải pháp thích hợp, khi có điều kiện về gia tăng nguồn lực tài chính, thực hiện tăng lương. Khi gặp khó khăn, sử dụng tót hơn yếu tố tinh thần để động viên GV. Tích cực tạo mọi điều kiện cho GV trẻ được đào tạo, sử dụng tốt yếu tố thăng tiến và tạo ra điều kiện việc làm tốt hơn khi có điều kiện thuận lợi.
Để các giải pháp phát huy tác dụng cần có những chỉ đạo làm thay đổi thật sự những hạn chế hiện nay như: đổi mới công tác cán bộ; công tác phát triển nguồn
78
nhân lực; công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục cải cách tiền lương và các chế độ vật chất cho GV.
Sử dụng phương thức, giới thiệu, chào hàng từ phía GV; các nhà cung cấp; những cơ quan, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước có kinh nghiệm trong việc thiết kế xây dựng mô hình cơ sở vật chất của trường đại học hiện đại.
Tổ chức các cuộc thi sáng kiến về giải pháp thiết kế, trang bị có thưởng để thu hút trí tuệ cho chất lượng các công trình sau này, đồng thời nâng cao được động lực cho GV tham gia. Khuyến khích GV viết các công trình khoa học về đổi mới trang thiết bị giảng dạy, khuyến khích tài chính cho các thiết bị giảng dạy tự chế tạo hiệu quả.
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
Tạo điều kiện thuận lợi và tận dụng tối đa năng lực, chất xám của các thành viên đã làm việc và học tập tại trường.
Rà soát bổ sung, sửa đổi một số văn bản hiện hành, có chính sách khuyến khích đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, chế độ đãi ngộ cho GV.
Hỗ trợ tài chính cho Nhà trường để thực hiện các dự án tăng cường năng lực hoặc đầu tư theo chiều sâu.
79 KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực – chìa khóa khóa của sự thành công”, điều đó thực sự đúng trong giai đoạn hiện nay và ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trước cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn nhân lực trở thành tài sản quý giá nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức. Nó được coi là nguồn “tài sản vô hình” giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức. Nguồn nhân lực đã, đang và sẽ trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của hầu hết các nhà lãnh đạo trong tổ chức đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề hiện nay. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở đào tạo nghề với những điều kiện, chính sách ưu đãi hấp dẫn, vấn đề nguồn lực giảng viên cho các trường đào tạo nghề ngày càng “nóng” hơn bao giờ hết
Thúc đẩy động cơ làm việc cho cán bộ giảng viên thường được hiểu là cải tạo nên sức mạnh bên trong kích thích nhà giáo nổ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng dạy học. Tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa kết quả nghiên cứu cho thấy các nhu cầu về tâm lý và an toàn đang là những yếu tố tác động đến động cơ làm việc của đội ngũ giáo viên, vì vậy Nhà trường cần ưu tiên giải quyết thấy tốt các yếu tố cơ bản như tiền lương, thu nhập tăng thêm, chế độ làm việc, công việc ổn định, các chính sách phúc lợi. Ngoài ra với những đặc trưng riêng của nghề nhà giáo và kết quả điều tra cũng cho thấy tuy hiện tại mức độ mong muốn với các nhu cầu bậc cao còn thấp so với nhu cầu cơ bản nhưng đội ngũ giáo viên Nhà trường với riêng một số nhu cầu trong những nhóm các nhu cầu bậc cao vẫn cho điểm khá cao và khi những nhu cầu cơ bản được giải quyết tốt thì chúng sẽ nhanh chóng giảm mức độ ảnh hưởng tới động cơ làm việc, khi đó các nhu cầu bậc cao sẽ nhanh chóng thế vị trí. Vì vậy, Nhà trường cũng cần chú trọng tới các yếu tố thể hiện sự công nhận, thể hiện được bản chất cao quý của nghề dạy học như: Sự phát triển của nghề, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, tiếng nói nhà giáo, mối quan hệ đồng nghiệp và xã hội, cơ hội được học tập và nâng cao trình độ để tự hoàn thiện mình.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Mai Quốc Bảo, 2010. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
2. Business Edge, 2006. Tạo động lực làm việc. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
3. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007. Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002. Giáo trình Khoa học Quản lý II. Hà Nội: NXB Khoa học Kỹ thuật.
6. Lê Thanh Hà, 2008. Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hà
Nội: NXB Lao động – Xã hội.
7. Martin Hilb, 2003. Quản trị nhân lực tổng thể. Tp Hồ Chí Minh: NXB
Thống Kê.
8. Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà, 2007. Giáo trình Tiền lương – Tiền công. Hà
Nội: NXB Lao động – Xã hội.
9. Phạm Thị Thu Trang, 2010. Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
10.Đỗ Thị Thu, 2008. Hoàn thiện công tác tạo động lực ở Công ty TNHH Cửa sổ nhựa Châu Âu(EUROWINDOW CO,LTD). Luận văn thạc sỹ kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11.Võ Thị Hà Quyên 2013. Tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần dệt may 29/3, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.
12.Trịnh Thị Hồng Vân, 2012. Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng Phương Đông – Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ
81
13.Bùi Anh Tuấn, 2003. Giáo trình Hành vi tổ chức. Hà Nội: NXB Thống kê.
14.Lương Văn Úc, 2010. Giáo trình Tâm lý học lao động. Hà Nội: NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân.
15.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2005. Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
16.Các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo.
17. Quyết định Chế độ làm việc đối với giảng viên Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo).
Tiếng Anh
18.George Bohlander, Scott Snell, 2003. Managing Human Resources,
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT
Kính thưa quý Anh chị đang công tác tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Nhằm phục vụ số liệu cho đề tài nghiên cứu: “Tạo động lực cho cán bộ giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”. Kính mong quý Anh chị vui lòng cho biết ý kiến của mình qua bảng câu hỏi dưới đây. (bằng cách đánh dấu X vào ô được chọn).
Bạn xin cam đoan những số liệu này chỉ phục vụ cho đề tài và ý kiến của Anh, chị sẽ được giữ bí mật.
A Anh chị vui lòng cho biets mức độ đồng ý của mình về các phát biểu dưới đây. Đối với mỗi phát biểu anh chị đánh dấu X vào trong các ô số từ 1-5
theo mức độ quy ước:
1.hoàn toàn đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Không ý kiến, 4. Đồng ý, 5. Hoàn thành
Stt Các phát biểu Mức độ đồng ý
I Điều tra về động lực làm việc 1 2 3 4 5 1 Bạn có yêu thích công việc của mình không
2 Bạn luôn hiểu rõ về công việc của mình
3 Công việc của bạn cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân
4 Bạn có được kích thích để sáng tạo trong quá trình làm việc
5 Công việc của bạn có nhiều thử thách và thú vị
6 Bạn được quyền quyết định một số vấn đề thuộc chuyên môn của mình
7 Bạn có được cung cấp đầy đủ phương tiện làm việc
8 Nơi bạn làm việc hiện tại đảm bảo tính tiện nghi và an toàn
9 Khối lượng công việc được phân công hợp lý 10 Thời gian làm việc của bạn được bố trí hợp lý
II Điều tra sự hài lòng về ba nhóm công cụ 1 2 3 4 5 A Công cụ kinh tế
11 Mức lương của bạn hiện nay là phù hợp với năng lực và khả năng
12 Bạn được nhận các khoản thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc
13 Các khoản phụ cấp bạn nhận được là hoàn toàn hợp lý
14 Lương thưởng và phụ cấp được phân phối khá công bằng
15 Bạn có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập nhà trường
B Công cụ Tổ chức – hành chính
16 Bạn không gặp khó khăn trong việc giao tiếp và trao đổi với cấp trên
17 Cấp trên luôn động viên hỗ trợ bạn khi cần thiết 18 Mọi người được cấp trên đối xử công bằng 19 Cấp trên của bạn có năng lực
20 Cấp trên của bạn sẵn sàng ủy quyền khi cần thiết
21 Cấp trên tham khảo ý kiến khi có vấn đề liên quan đến chuyên môn của bạn
C Công cụ tâm lý giáo dục
22 Bạn được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc
23 Bạn được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức chuyên môn
24 Nhà trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực
25 Chính sách đào tạo và thăng tiến là công bằng đối với mọi người
26 Đồng nghiệp của bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần thiết
27 Đồng nghiệp của bạn luôn thân thiện và hòa đồng
28 Đồng nghiệp của bạn luôn tận tâm hoàn thành công việc
29 Đồng nghiệp của bạn là người đáng tin cậy
B Theo Anh/chị nhà trường cần chú ý sửa đổi những vấn đề nào sau đây
30 Lương cao, chế độ chính sách ưu đãi 31 Đảm bảo công việc
32 Điều kiện và môi trường làm việc tốt hơn 33 Cải thiện công tác đánh giá thành tích công việc 34 Công việc thú vị
35 Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Phụ lục 2: Mẫu đánh giá dành cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Khoa:………..
PHIẾU GIẢNG VIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY (dùng để khảo sát ý kiến của giảng viên khi kết thúc môn học)
HỌC KỲ:……….. NĂM HỌC 201….201
Họ tên giảng viên được đánh giá:……… Học vị & Chức danh:………
Giảng dạy
môn/lớp:………
Họ tên người đánh giá – là lãnh đạo hay đồng nghiệp:……… Ngày đánh giá:………
Anh/chị đánh giá bằng cách khoanh tròn một chữ tương ứng với kết quả công tác mà giảng viên đạt được theo nhận xét của Anh/chị cho từng vấn đề trong bảng dưới. Dùng thang điểm đánh giá sau:
1 rất không tốt 2 không tốt 3 tốt 4 rất tốt
Stt Các vấn đề được đánh giá Thang đánh giá
Hoạt động giảng dạy
1 Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ giảng dạy
2 Mức độ bài giảng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo, theo đề cương chi tiết đã được thống nhất qua Khoa
3 Mức độ bài giảng cập nhật những thông tin, kiến thức
mới liên quan
4 Mức độ phù hợp của phương thức giảng dạy áp dụng
5 Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
6 Mức độ phù hợp của phương pháp đánh giá kết quả
học tập của SV
7 Chất lượng biên soạn đề thi đánh giá kết quả học tập của SV
8 Chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với đồng nghiệp trong giảng dạy
Hoạt động phát triển năng lực chuyên môn
9 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin phát
triển năng lực chuyên môn
10 Tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT trong
giảng dạy và NCKH
11 Mức độ cập nhật kiến thức trong lĩnh vực phát triển
chuyên môn
Hồ sơ giảng viên & các hoạt động khác
12 Biên soạn đề cương chi tiết môn học
13 Giáo trình giảng dạy & tài liệu trang Web cho sinh
viên tham khảo
14 Tập bài giảng, giáo án
15 Giao nộp đề thi đúng quy định
16 Chấm trả bài thi đúng quy định
17 Giờ giấc ra vào lớp
18 Thực hiện thời khóa biểu (lên lớp đầy đủ, không bỏ tiết)
19 Tham gia hội họp, hội nghị, hội thảo... do khoa, trường
tổ chức
Các ý kiến khác