a. Tình hình tài chính của trường
Nâng cao động lực làm việc cho giảng viên bằng tiền lương, thưởng, phúc lợi tức là dùng tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi để nâng cao tính tích cực làm việc cho giảng viên. Đây là những yếu tố con người cần phải có và dùng nó để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của mình. Chính vì vậy tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi được sử dụng như một đòn bẩy để kích thích tính tích cực của giảng viên.
Sử dụng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi để nâng cao động lực thúc đẩy giảng viên làm việc được nhà trường thực hiện bằng cách sau:
- Làm tốt công tác trả lương cho giảng viên
- Thực hiện tốt chế độ thưởng, các khoản phụ cấp, phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cần phải được nhà trường thực hiện rõ ràng, minh bạch nếu không sẽ gây bất bình giữa giảng viên và quản lý hoặc giữa những giảng viên với nhau sẽ tạo ra những tác động không mong muốn
b. Về phía lãnh đạo nhà trường
- Nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển nhà trường, chất lượng đào tạo là vốn duy nhất giúp cho nhà trường tồn tại và phát triển. - Nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tích cực xây dựng đội ngũ giảng viên mạnh về năng lực, giỏi về chuyên môn.
- Nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng, mức độ hài lòng đối với công tác nâng cao động lực làm việc để có những giải pháp phù hợp phát triển đội ngũ giảng viên. 1.4.2 Yếu tố thuộc môi trường của trường cao đẳng nghề
a. Vị thế và vai trò của ngành nghề trong xã hội
Những người lao động làm việc trong những ngành nghề lĩnh vực mà xã hội quan tâm và đánh giá cao thì họ sẽ cảm thấy tự quan hào, yêu công việc, nỗ lực phấn đấu trong công việc. Ngược lại, đối với những công việc thuộc những lĩnh vực mà xã hội ít quan tâm và không đánh giá cao thì người lao động có thể không
20
hài lòng với công việc, dễ xuất hiện tâm lý ti với công việc đảm nhận, làm giảm động lực làm việc. Do đó để tạo động lực cho giảng viên hăng say làm việc, người quản lý phải có những biện pháp nhằm tạo ra sự hứng thủ trong công việc, tác động tới tâm lý của giảng viên để họ thực sự coi trọng và tự hào đối với công việc mình đang làm, đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao vị thế và gìn giữ hình ảnh của “nghề giáo”.
a. Các quy định của chính phủ
Các qui định pháp luật, đặc biệt là luật giáo dục là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Luật pháp càng nghiêm minh và có hiệu lực càng cao thì người giảng viên sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ được pháo luật bảo vệ, từ đó tạo ra động lực cho họ làm việc. Để làm được điều này, chính phủ và các cơ quan liên quan phải không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một hiệu quả hơn
b. Hệ thống phúc lợi xã hội
Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trò đảm bảo và hỗ trợ một phần cuộc sống của giảng viên nếu không may bị tai nạn, mắc những bệnh liên quan đến nghề, thai sản... khi hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của giảng viên ngày càng được đảm bảo. Khi giảng viên được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào đối với cuộc sống từ đó họ sẽ chú tâm hơn với công việc, làm việc có động lực và đạt hiệu quả cao hơn.
21
1.5 Khung lý thuyết về tạo động lực làm việc cho giảng viên thuộc các trường cao đẳng nghề. cao đẳng nghề.
1.6 Kinh nghiệm của một số trường Cao đẳng Nghề về tạo động lực cho giảng viên viên
1.6.1 Kinh nghiệm của một số trường
1.6.1.1 Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội
Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội đã sử dụng yếu tố đào tạo; yếu tố vật chất để tạo ra và nâng cao động lực GV bẳng cách:
- Từ trước đến nay tiền lương luôn là một trong những yếu tố hàng đầu về tạo động lực cho người lao động. Do đó việc tạo động lực cho giảng viên thông qua công cụ tiền lương được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm. Các hình thức trả lương cho giảng viên của nhà trường hiện nay tùy vào trình độ chuyên môn, học hàm, học vị, thâm niên giảng dạy, chất lượng công việc giảng dạy mà nhà trường đang áp dụng cách tính lương khác nhau đối với từng giảng viên.
- Hàng năm nhà trường thực hiện chế độ thưởng định kỳ nhiều lần. Hình thức thưởng này áp dụng cho tất cả cán bộ công nhân viên trong trường, mục đích của hình thức này là nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà nhà trường giao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề. 1.Yếu tố thuộc về trường cao đẳng nghề 2. Yếu tố thuộc môi trường của trường Cao đẳng nghề
Tạo động lực làm việc cho giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề 1. Công cụ kinh tế 2. Công cụ tổ chức hành chính 3. Công cụ tâm lý giáo dục Động lực làm việc cho giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề
1. Kết quả giảng dạy (Chất lượng giảng dạy) 2. Kết quả nghiên cứu
(Số công trình nghiên cứu, chất lượng công trình nghiên cứu)
3.Thái độ và tinh thần giảng dạy, nghiên cứu
22
- Về phúc lợi: Nhà trường luôn thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi bắt buộc, mở rộng các hình thức phúc lợi tự nguyện bảo đảm sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, sự quan tâm phát triển toàn diện con người. Các chương trình phúc lợi thiết thực đó trực tiếp mang lại lợi ích cho cán bộ, giảng viên tác động đến động cơ làm việc tự giác, sáng tạo của tất cả mọi thành viên.
- Tích cực cử nhiều giảng viên đi học cao học, tuyển dụng bổ sung thêm giảng viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, bậc học, ngành học, tổ chức biên soạn lại giáo trình những môn học không còn phù hợp với thực tế sản xuất, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra.
Bên cạnh đó giảng viên nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động lao động sản xuất; giảng viên đã tham gia thiết kế, thi công hàng trăm công trình, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh tạo ra nhiều thù lao cho GV.
Trên cơ sở đội ngũ giáo viên vững mạnh, nhà trường đã không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo, hiện nay 4 hệ đào tạo, 20 ngành nghề đào tạo với hơn 3500 sinh viên và hơn 200 cán bộ, giáo viên không chỉ phát triển về số lượng mà chất lượng đào tạo của nhà trường cũng không ngừng được nâng cao, uy tín của nhà trường ngày càng được khẳng định.
1.6.1.2 Trường Cao đẳng y tế - Ninh Bình
Nhà trường đã thực hiện tốt giải pháp vật chất, trả lương đúng, kịp thời cho giảng viên. Các mức thưởng định kỳ hàng năm, theo thâm niên và thành tích luôn được nhà trường áp dụng theo quy định của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên hăng say công tác.
- Công tác đào tạo, thay đổi môi trường làm việc, bổ sung các vị trí công tác để nâng cao động lực làm việc cho CB, GV. Với tầm nhìn xa và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như từng bước đi cụ thể, nhà trường đặc biệt coi trọng nguồn nhân lực CB, GV có hàm lượng chất xám cao, có trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt là yếu tố tiên quyết phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà
23
trường. Trường có nhiều chế độ ưu đãi, thu hút hiền tài. Đội ngũ giáo viên được khuyến khích tạo mọi điều kiện để đi học nâng cao trình độ.
Mặt khác, nhà trường còn chọn lọc ký hợp đồng với nhiều Bác sỹ, Dược sỹ có trình độ cao trong ngành y tế Ninh Bình và một số Bác sỹ, Dược sỹ có kinh nghiệm chuyên môn giỏi, có khả năng sư phạm đã nghỉ hưu, còn sức khỏe về trường làm giáo viên giảng dạy.
1.6.2 Bài học cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
Đúc rút được kinh nghiệm từ các trường cao đẳng trong cả nước, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã có những hướng đi đúng trong công tác nâng cao động lực cho người lao động làm việc như sau
Về công cụ kinh tế:
Nhà trường đã có chính sách trả lương khá rõ ràng, minh bạch, hình thức trả lương hợp lý đúng kỳ hạn như vậy các giảng viên sẽ không cảm thấy bất mãn về lương. Nhà trường cũng cần tăng các khoản chi trả hỗ trợ, phúc lợi, tiền thưởng để kích thích giảng viên gắn bó với nhà trường, làm việc tăng thu nhập cá nhân.
Về công cụ tổ chức hành chính:
Nhà trường cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu của giảng viên. Thay đổi định mức quy chuẩn của các công việc khác ngoài giờ giảng dạy như tăng số tuần nghiên cứu, sinh hoạt học thuật, có thêm số tuần đầu tư thay đổi phương pháp giảng dạy, chế tạo thiết bị giảng dạy, thực hành, nghiên cứu biên soạn tài liệu.
Về công cụ tâm lý giáo dục
Nhà trường cần có chính sách đào tạo và hỗ trợ thăng tiến như hỗ trợ về mặt thời gian, chi phí đào tạo và giảm bớt khối lượng công việc cho giảng viên khi tham gia các khóa học. Nên có hệ thống đánh giá thành tích công việc một cách cụ thể để người giảng viên cảm thấy bản thân họ ngày càng hoàn thiện hơn trong công việc.
Sử dụng tốt các yếu tố kích thích lao động bằng tinh thần như phát huy văn hóa trường học; Đề cao vai trò, vị trí của nhà giáo, các gương sáng điển hình trong công tác; Tăng cường sự quan tâm động viên của lãnh đạo, sự hỗ trợ của các tổ
24
chức, đoàn thể trong nhà trường, để khai thác mọi điều kiện, tiềm năng trong GV vì lợi ích lâu dài của cá nhân và nhà trường
Trên đây là một số bài học trong việc sử dụng các công cụ duy trì và thúc đẩy động lực làm việc được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của những trường cao đẳng có đội ngũ giảng viên mạnh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên việc áp dụng các bài học này vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cần xem xét kỹ điều kiện cụ thể của nhà trường như vậy hiệu quả của các công cụ mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
25 CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu cho nghiên cứu
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp
- Nguồn tài liệu: Biên bản hội nghị của Nhà trường, Báo cáo tổng kết hàng năm, các công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,… được tác giả tập hợp từ phòng tư liệu, viện nghiên cứu, các tạp chí.
- Xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp phân tích định tính và phân tích số liệu thông qua công cụ Excel để phân tích, đánh giá thực trạng các công cụ tạo động lực cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
Bằng phương pháp này tác giả có thể phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho giảng viên, đánh giá tài liệu, kiểm chứng để phân tích, đánh giá thực trạng, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của Nhà trường trong thời gian tới.
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra ý kiến của giảng viên qua các bước sau đây:
B1: Nguồn thu thập: Phiếu điều tra ý kiến và sự thỏa mãn của giảng viên, các nhà quản lý đối với các công cụ tạo động lực làm việc của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
B2: Thiết kế bảng hỏi:
- Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng hỏi. - Bảng hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
- Nội dung bảng hỏi: lấy ý kiến về mức độ hài lòng của CB-GV về động cơ làm việc (tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi; các chính sách phụ cấp, trợ cấp, cơ hội thăng tiến, quan hệ với lãnh đạo, quan hệ với đồng nghiệp…).
26
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ,nhân viên, giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa nên mẫu khảo sát gửi tới toàn bộ các cán bộ nhân viên giảng viên làm việc tại khoa cũng như cán bộ nhân viên làm việc ở các phòng ban.
Bảng câu hỏi được gửi tới đối tượng khảo sát bằng phiếu khảo sát in trên giấy. Số lượng bản câu hỏi phát ra là 66 bản, thu về 64 bản và số bản không hợp lệ là 4 bản còn lại là 60 bản đưa vào phân tích.
- Thang đo trong bảng hỏi
Nhân tố Biến Thang đo
Thông tin về mức độ hài lòng về từng thành phần công việc Đánh giá mức
độ thỏa mãn ở từng thành phần của công
việc
Các tiêu chí đánh giá công việc Likert 5 mức độ
Các tiêu chí đánh giá về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Các tiêu chí đánh giá về thu nhập Các tiêu chí đánh giá về lãnh đạo Các tiêu chí đánh giá về đồng nghiệp Thông tin về động lực làm việc của giảng viên Đánh giá
chung về mức độ thõa mãn công việc
Kết quả giảng dạy Likert 5 mức độ
Kết quả nghiên cứu Thái độ tinh thần làm việc
Thông tin các nhân Thông tin phân loại cán bộ công nhân viên
Giới tính Định danh
Độ tuổi Tỷ lệ
Thu nhập bình quân Tỷ lệ
Lĩnh vực chuyên môn Định danh
Trình độ học vẫn Cấp bậc
Thời gian công tác Tỷ lệ
Vị trí công tác Định danh
B3: Xử lý số liệu: Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo
27
sát như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của mẫu khảo sát theo những tiêu chí đã được xây dựng trong phiếu điều tra. Số liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý trên chương trình SPSS 16 (Statistical Package for Social Studies). Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…
2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả đã đọc và tra cứu tài liệu cơ bản trước trong khả năng có thể để làm cơ sở và kế thừa cho việc nghiên cứu đề tài. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu và học tập. Mục đích của việc thu thập, kế thừa tài liệu là giúp cho tác giả nắm được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện; làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình,