Thực trạng công cụ tâm lý giáo dục

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 60 - 67)

* Đào tạo cho giảng viên

Từ năm 2009 trở lại đây chính sách đào tạo được thực hiện như sau:

Bảng 3.11 Mức độ ưu tiên và đãi ngộ với các chỉ tiêu đào tạo của nhà trường Đào tạo Mức độ ưu tiên Đãi ngộ

Tiến sĩ Rất được ưu tiên và khuyến khích.

- Miễn hoàn toàn các nhiệm vụ ở Trường trong thời gian học (tối đa là 3 năm).

- Thanh toán 100% học phí và các khoản phí phục vụ cho việc học theo biên lai.

- Hưởng mọi quyền lợi như đang công tác tại Trường. - Hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng Thạc sĩ Cũ: đang thực hiện nhiệm vụ theo chính sách ưu tiên của các năm trước

- Tạo điều kiện về thời gian (theo kế hoạch đào tạo, tối đa 2 năm).

- Thanh toán 100% học phí theo biên lai của cơ sở đào tạo.

- Với cán bộ, giáo viên trong biên chế được hỗ trợ thêm tiền mua tài liệu

Mới: Không có kế hoạch

Nếu tự ý đi học sẽ bị đánh giá là vi phạm kỷ luật

51 Bồi dưỡng, tập

huấn theo chuyên đề (từ 8 ngày trở

Theo kế hoạch của cấp trên và Nhà trường chỉ định

Thanh toán theo mức 80.000 đồng/ngày những không quá 30 ngày

Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy,.. Theo đề xuất

- Được giảm trừ 50% định mức giờ chuẩn với nhiệm vụ tự học tập và nghiên cứu.

- Không được tạo điều kiện về thời gian, không được hỗ trợ về học phí. Học tập, bồi dưỡng

theo tiêu chuẩn nghiệp vụ giảng viên, để nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm vào các chức danh của giảng viên

Theo đề xuất - Được giảm trừ 10% định mức giờ chuẩn với nhiệm vụ tự học tập và nghiên cứu.

- Không được tạo điều kiện và hỗ trợ về thời gian, học phí. Học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị Theo kế hoạch và sự chỉ định của Nhà trường - Được tính 40% định mức giờ chuẩn với nhiệm vụ tự học tập và nghiên cứu.

- Hỗ trợ về thời gian và học phí.

Nguồn:Phòng Tổ chức – Hành chính

Hiện tại Nhà trường không có kế hoạch cho cán bộ, giảng viên đi đào tạo thạc sĩ vì Nhà trường đang ưu tiên đào tạo tiến sĩ và hiện tại số lượng giảng viên đang học thạc sĩ khá đông, cần có lực lượng để hỗ trợ việc giảng dạy của các giáo viên đang học không tham gia giảng dạy. Với những giáo viên đang tham gia học, Nhà trường có nhiều chính sách hỗ trợ để đảm bảo cho nhiệm vụ học tập của họ được tốt. Cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên (gọi chung là người lao động) được nhà trường cử đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ,...nếu tự ý bỏ học; bị cơ sở đào tạo kỷ luật buộc thôi học; khi chưa học xong hoặc đã học xong mà không làm việc cho nhà trường đủ thời gian cam kết trước khi đi học, thì người được trường cử đi học phải bồi thường toàn bộ mọi chi phí đào tạo do nhà trường cấp,

52

bao gồm: Tiền học phí, tiền tài liệu, tiền tàu xe, tiền hổ trợ đi học, các khoản chi phí đào tạo khác (nếu có), tiền lương và phụ cấp thu nhập tăng thêm (nếu có) hàng tháng do nhà trường chi trả trong thời gian đi học; ngoài ra còn phải nộp phạt 30 triệu đồng đối với học thạc sĩ, 50 triệu đồng đối với học tiến sĩ và dưới 20 triệu đồng đối với các trình độ đào tạo khác.

Tuy nhiên, chỉ có chính sách ưu tiên cho đào tạo Tiến sĩ, hạn chế đào tạo Thạc sĩ, trong khi số lượng giáo viên trẻ rất đông nên nhu cầu được đào tạo, nâng cao kiến thức là khá lớn. Không chỉ có nhu cầu về đào tạo Thạc sĩ mà để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng, nâng cao chất lượng đào tạo thì những lớp học nâng cao kiến thức nghiệp vụ về chuyên môn cũng rất cần thiết, và bản thân mỗi giáo viên cũng thấy được để đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay họ rất mong muốn được tạo điều kiện để tham gia các khóa đào tạo này. Không chỉ dừng lại ở những kiến thức về chuyên môn mà những kiến thức và các kỹ năng về xã hội, hay những kỹ năng khác giúp con người phát triển toàn diện cũng được mọi người quan tâm và mong muốn được học tập.

* Tập huấn kiến thức kỹ năng nghề

Cử GV tham gia các lớp tập huấn kiến thức kỹ năng nghề do Sở lao động Thương binh Xã hôi và tỉnh Thanh Hóa tổ chức; Tham dự các cuộc thi giáo viên dạy nghề tỉnh Thanh Hóa; Hội thi tay nghề ASIAN

* Tạo môi trường làm việc hiện đại, thoải mái

Xây dựng và thực hiện môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, bình đẳng, có chính sách đối xử hợp lý giúp GV yên tâm và phấn khởi làm tốt nhiệm vụ giảng dạy và phần đấu nâng cao trình độ chuyên môn. Có những quy chuẩn làm việc công khai, minh bạch tạo điều kiện cho mọi người tham gia góp ý xây dựng và hoàn thiện, tạo cơ sở cho việc phát huy tinh thần tự giác và ý thức cộng đồng về trách nhiệm của mọi người. Giá trị đích thực của mỗi con người được thể hiện bằng chính các kết quả lao động chuyên môn.

Điều kiện làm việc là một trong những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự ra đi hay ở lại của nhân viên và đồng thời đây cũng là nhân tố góp phần thúc

53

đẩy động cơ làm việc cho cán bộ công nhân viên. Đối với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cũng không nằm ngoài vấn đề này. Trong thời gian qua điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên còn rất nhiều khó khăn như: trang thiết bị máy chiếu cố định từng phòng học nên việc sử dụng máy chiếu trong công tác giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống diện tích làm việc của các phòng ban cũng hạn chế,…

Để đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên về vấn đề này như thế nào thông qua kết quả điều tra sau:

Bảng 3.12 Kết quả mô tả mức độ hài lòng về điều kiện làm việc Số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn Được cung cấp đầy đủ

phương tiện làm việc

60 3.4000 1.02841

Nơi LV đảm bảo tiện nghi và an toàn

60 3.5000 0.89253

Khối lượng công việc phân công hợp lý

60 3.3000 0.97945

Thời gian làm việc bố trí hợp lý

60 3.3167 0.87317

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả * Phát triển văn hóa trường học.

Nắm bắt được đặc thù của GV truờng cao đẳng nói chung và của Trường CĐ Nghề công nghiệp Thanh Hóa nói riêng, nhà trường luôn coi trọng việc xây dựng môi trường văn hóa mẫu mực, tiên tiến là một yếu tố động lực để GV tự hoàn thiện mình và phát triển thương hiệu của nhà trường.

Phát huy truyền thống văn hóa nhà trường, các giá trị cá nhân luôn được phát huy qua các thế hệ. Những năm gần đây, các khoa tổ chức giao lưu giữa các thế hệ GV và giữa Thầy, Cô với HS-SV ôn lại truyền thống, tri ân các nhà giáo có công lao với nhà trường. Ngoài việc thực hiện những yêu cầu bắt buộc của ngành như: “Quy định về văn hóa công sở; về Dân chủ trong trường học; Những điều CBCC không

54

được làm”... hàng năm, nhà trường xây dựng và hoàn thiện các quy định này nhằm nâng cao nhận thức cho GV trong các sinh hoạt văn hóa, lề lối làm việc tại cơ quan.

* Tăng cường sự trao đổi và tham gia của giảng viên

Hàng năm, tổ chức hơn 2 diễn đàn nhằm phát huy tinh thần làm chủ tập thể, phê và tự phê bình thông qua các hình thức: tổ chức cho GV tham gia góp ý; xây dựng các văn bản của nhà trường. Tổ chức nơi tiếp dân và tiếp GV. Định kỳ tham gia góp ý Đảng viên, cán bộ lãnh đạo mỗi năm một đợt. Tổ chức hội nghị công chức hàng năm. Giao ban phản ánh kết quả triển khai công việc hàng tháng kịp thời có những ý kiến xây dựng nhà trường, ảnh hưởng rất tích cực đến động lực tham gia vào các hoạt động chung trong trường của GV.

* Hoạt động hỗ trợ của tổ chức, đoàn thể nhằm nâng cao động lực thúc đẩy GV

Các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Nữ công, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ chức ra các hoạt động nhằm thỏa mãn NC đời sống tình cảm, gắn bó đoàn kết, động viên GV hăng say công tác, đồng thời tạo ra những diễn đàn phát huy tinh thần làm chủ tập thể, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người lao động.

Công đoàn nhà trường hàng tháng tổ chức tặng quà cho GVnhân ngày sinh nhật cá nhân. Lập ra một số quỹ để thăm ốm, thai sản, tử tuất (bình quân 500.000đ/lượt so với trước đây tăng hơn 200.000đ); Tặng quà ngày Tết; Trợ cấp từ kinh phí hoạt động công đoàn; may đồng phục. Hàng năm, tổ chức từ 3-4 GV tham quan học tập ngắn hạn ở nước ngoài cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm hoặc cống hiến lâu năm; mỗi cá nhân được một chuyến tham quan trong nước tổ chức theo du lịch đoàn (1 trđ/người/năm tăng so với các năm trước)...

* Các phong trào thi đua tạo ra động lực về tinh thần

Đối với tập thể, nhà trường ý thức được thi đua là động lực phát triển, nên đã tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi làm phong phú tinh thần như:

Phong trào Hội thi Giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp, nhằm bồi dưỡng kỹ năng sư phạm giảng dạy, học tập, tôn vinh các thầy cô có những phương pháp giảng dạy tích cực.

55

Phong trào nghiên cứu khoa học, với nhiều hình thức như: Tham gia học thuật cấp bộ môn, khoa; viết bài đăng Bản tin khoa học Nhà trường; đăng ký đảm nhận những đề tài khoa học; cải tiến các hoạt động chuyên môn trong trường...

* Tạo bầu không khí thân thiện làm việc

- Mối quan tâm của lãnh đạo đối với cán bộ công nhân viên

Người lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng trong một tổ chức. Ngoài những chính sách của cơ quan đối với người lao động thì mối quan tâm của cấp trên đối với cấp dưới cũng là việc hết sức cần thiết. Vậy trong thời gian qua lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa làm việc như thế nào và CB-GV nhà trường có hài long về phong cách lãnh đạo như thế nào được đo lường qua kết quả sau:

Bảng 3.13 Kết quả thống kê mức độ hài lòng về lãnh đạo

Số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn

Không khó khăn trong giao tiếp với cấp trên

60 3.43 0.99774

Cấp trên động viên hỗ trợ 60 3.42 0.94406 Cấp trên đối xử công bằng 60 3.33 0.93277

Cấp trên có năng lực 60 3.15 0.89868 Cấp trên sẵn sang ủy

quyền

60 3.07 0.88042

Cấp trên tham khảo ý kiến chuyên môn

60 2.40 0.94241

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả

Để đo lường mức độ hài lòng của cán bộ giáo viên về lãnh đạo của mình tác giả tiến hành phân tích thông qua 6 tiêu chí được nêu ra ở bảng trên. Nhìn chung mức độ hài lòng trung bình của cán bộ công nhân viên là dưới 4 và mức độ hài lòng các tiêu chí nêu trên là khác nhau và trong 60 người tham gia cuộc khảo sát thì mức

56

độ hài lòng của học cũng có sự không đồng đều. Trong các tiêu chí nêu trên thì tiêu chí có mức độ hài lòng thấp nhất là “Cấp trên tham khảo ý kiến chuyên môn” với số điểm là 2.4 và mức độ phát tán khá rộng (4 điểm). Bên cạnh các tiêu chí đó tiêu chí được đánh giá mức độ hài lòng cao nhất là “người lao động không khó khăn trong giao tiếp với cấp trên” với điểm số là 3.43. Trong thời gian qua thì việc gặp mặt trao đổi với cấp trên nhìn chung tương đối dễ dàng, song việc trao đổi chuyên môn còn gặp nhiều hạn chế, cấp trên ngần ngại khi tham khảo ý kiến cấp dưới.

- Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong nhà trường

Mối con người ai cũng có nhu cầu được liên kết, nhu cầu được tôn trọng, nếu tổ chức nào mà có mối quan hệ giữa các đồng nghiệp không được tốt sẽ xảy ra xung đột trong tổ chức và từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức và đặc biết là trong môi trường giáo dục một môi trường làm việc mà tại đó hội tụ những người có tri thức cao. Nếu như xung đột xảy ra thì làm cho hoạt động đào tạo của nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Để thấy được mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp trong Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa được thể hiện qua kết quả điều tra sau:

Bảng 3.14 Kết quả thống kê mức độ hài lòng về đồng nghiệp Số

phiếu

Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Đồng nghiệp giúp đỡ khi

cần thiết

60 2.00 5.00 3.0333 0.90135

Đồng nghiệp thân thiện hòa đồng

60 2.00 5.00 3.9333 0.88042

Đồng nghiệp tận tâm hoàn thành tốt công việc

60 2.00 5.00 3.8500 0.81978

Đáng tin cậy 60 2.00 5.00 3.9833 0.79173

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả

Cán bộ giáo viên trong Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đa số CB-GV trong nhà trường tuổi còn rất trẻ, nên có thể nói rằng họ nhiệt tình năng động. Đồng thời thông qua cuộc điều tra này ta thấy rằng mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong nhà trường là rất tốt. Thông qua 4 tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng về

57

các tiêu chí này là cao nhất trong các tiêu chí ở các nhân tố trước. Trong 4 tiêu chí nêu trên thì tiêu chí đồng ngiệp giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết được mọi người đánh giá cao với số điểm 4.03 và số điểm thấp nhất là 3.85 đối với tiêu chí “Đồng nghiệp tận tâm hoàn thành tốt công việc” điều này khẳng định rẳng cán bộ công nhân viên trong nhà trường có tinh thần đoàn kết và giúp đõ nhau được đánh giá rất cao, đây chính là sức mạnh nhà trường cần phải phát huy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 60 - 67)