Thanh Hóa giai đoạn 2010 -2014.
Do xuất phát điểm là trường trung cấp, thời gian đầu khi chuyển sang trường cao đẳng nhân lực trong trường đa số tốt nghiệp đại học loại chính quy chiếm hơn một nửa. Số người có trình độ ThS khá ít, TS không có. CB,GV được chia làm hai bộ phận cơ bản: Bộ phận quản lý hành chính gồm những người làm công tác quản lý giáo dục ở Ban Giám hiệu, các phòng ban. Nhân lực lực trong các bộ phận này có hai loại: Một loại gọi là CB kiêm chức vừa làm chức năng quản lý, vừa tham gia giảng dạy, quản lý là chính số giờ giảng của họ tương đối ít, có lại chuyên quản lý mà không tham gia giảng dạy. Bộ phận thức hai đóng vai trò chủ chốt là giảng viên.
Tính đến 5/2014, tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên (sau đây gọi chung là cán bộ giảng dạy), nhân viên trong toàn trường có 237 người.
Trong tổng số 237 lao động hiện đang công tác tại trường, trong đó:
- Có 152 cán bộ giảng dạy, chiếm 64,14% tổng số CBCNV trong nhà trường. trong đó có 65 biên chế, chiếm 52,42% tổng số biên chế trường.
Đối với cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy tiêu chuẩn quy định đối với ngạch viên chức tối thiểu trình độ chuyên môn phải tốt nghiệp đại học, do đó cơ cấu đội ngũ theo trình độ chuyên môn được phân ra theo cấp bậc đào tạo:
35
Bảng 3.1 Tình hình lực lượng giảng viên của nhà trường từ năm 2010 - 2014 Chỉ tiêu 2010 – 2011 2011 -2012 2012 – 2013 2013 – 2014 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) I. Tổng số CB – GV 145 100 190 100 201 100 237 100 Nam 95 65,5 138 72,6 155 77,1 180 76 Nữ 50 34,5 52 27,3 55 27,3 57 24 * Trong đó GV 92 63,4 140 73,6 145 72,1 152 64,1 II. Trình độ Tiến sĩ 0 0 0 0 0 0 0 0 Thạc sĩ 18 12,41 22 11,5 25 12,4 29 12,2 Đại học 111 76,5 136 71,6 173 86,0 198 83,5 Cao đẳng 11 7,6 9 4,8 9 4,47 7 3,0 Trung cấp và CNKT bậc cấp 5 3,44 3 1,6 3 1,49 3 1,26 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong 29 thạc sĩ có 9 người tham gia công tác quản lý và kiêm giảng, trong đó Ban Giám hiệu có 3 thạc sĩ, lãnh đạo các phòng chuyên môn có 15 thạc sĩ, 11 cán bộ quản lý khoa chuyên môn, tỷ lệ đội ngũ làm công tác quản lý có trình độ thạc sĩ tương đối ít so với yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh công tác.
Để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục đại học nước ta số giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm 40% và từ yêu cầu thực tế của Nhà trường (khoảng 61 thạc sĩ trong 152 cán bộ giảng dạy, nhưng tỷ lệ này ở trường chỉ đạt 12,2 % (kể cả thạc sĩ là cán bộ quản lý kiêm giảng), nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy được đi học cao học và Nghiên cứu sinh trong thời gian qua đến cuối năm
36
2016 sẽ có 35 cán bộ, giảng viên đạt trình độ thạc sĩ ở các lĩnh vực khác nhau và 4 cán bộ, giảng viên đang thực hiện nghiên cứu sinh.
Nhìn chung cơ cấu đội ngũ theo trình độ chuyên môn chưa thật hợp lý và chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh cũng như trình độ chuyên môn. 3.2.2 Thực trạng động lực làm việc của giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- Về kết quả giờ giảng dạy
Bảng 3.2 Bảng giờ giảng dạy của giảng viên TT Chức danh Các khoa (số tiết) Các môn chung (số tiết) Ghi chú 1 Giảng viên có hệ số lương từ 2,34 – 2,67 464 499 2 Giảng viên có hệ số lương từ 2,67 – 3,0 499 535 3 Giảng viên có hệ số lương từ 3,00 trở lên 535 571 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Tiêu chuẩn giờ giảng của giảng viên trong một năm học: từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với giảng viên dạy cao đẳng nghề; 430 đến 510 giờ chuẩn đối với giáo viên dạy trung cấp nghề.
Tiêu chuẩn giờ giảng của giảng viên dạy các môn học chung ( Giáo dục quốc phòng – an ninh, Giáo dục thể chất, chính trị, Ngoại ngữ, tin học) trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với giảng viên dạy cao đẳng nghề, 510 giờ chuẩn đối với giáo viên dạy trung cấp nghề.
Trong năm học, giảng viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao nếu số giờ giảng dạy vượt tiêu chuẩn giờ giảng do Hiệu trưởng quy định thì được tính là giờ dạy thêm. Số giờ dạy thêm không vượt quá ½ tiêu chuẩn giờ giảng đối với giảng viên chuyên nghiệp, 1/3 tiêu chuẩn giờ giảng đối với giảng viên kiêm chức nhưng
37
không quá 200 giờ trong một năm học. Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
- Về chất lượng sinh viên:
Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ sinh viên qua các năm
Chỉ tiêu 2010 – 2011 2011 -2012 2012 – 2013 2013 – 2014 SL (SV) TL (%) SL (SV) TL (%) SL (SV) TL (%) SL (SV) TL (%) I. Tổng số sinh viên 978 100 1303 100 1336 100 1005 100 Loại giỏi 150 15,3 303 23,2 370 27,6 395 39,3 Loại khá 360 36,8 610 46,8 581 43,4 410 40,7 Loại trung bình 460 47,03 388 29,7 365 27,3 200 19,9 Nguồn: Phòng Công tác HSSV
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng sinh viên tuyển sinh vào có xu hướng giảm so với các năm trước nhưng chất lượng sinh viên lại được tăng lên qua các năm đặc biệt là tỷ lệ sinh viên xếp loại trung bình đã giảm từ 47,03% năm học 2011 – 2012 xuống còn 19,9 % năm học 2013 – 2014. Số lượng sinh viên xếp loại giỏi đã tăng từ 15,3% lên 39,3%%. Chất lượng đào tạo đạt chuẩn, trong đó các nghề trọng điểm đạt chuẩn các trường tiên tiến trong nước và quốc tế. Có nhiều HSSV giỏi nghề cấp tỉnh, quốc gia tạo dựng được thương hiệu Nhà trường.
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuẩn về trình độ được đào tạo; có bản lĩnh, năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, có khả năng tự học nâng cao trình độ suốt đời; 90% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm.
- Về nghiên cứu khoa học:
- Số lượng đề tài trong năm học được giao cho các đơn vị được tính bằng 15% số CBVC tham gia giảng dạy tại trường, việc hoàn thành đề tài là cơ sở để bình xét danh hiệu thi đua khen thưởng của cá nhân cuối năm học. Ngoài ra quy đổi
38
đề tài thành giờ chuẩn được tính: 350 tiết/1 đề tài cấp nhà nước, 200 tiết/1 đề tài cấp bộ, ngành, 130 tiết/1 đề tài cấp tỉnh và 60 tiết/ 1 đề tài cấp trường.
- Việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng được tính 20 tiết/1 đề tài cho giảng viên hướng dẫn và cộng điểm trung bình chung cho năm học cho HSSV là 0,5 điểm với đề tài đạt xuất sắc, 0,3 điểm với đề tài đạt loại tốt, 0,2 điểm với đề tài đạt loại khá và 0,1 điểm với đề tài đạt yêu cầu…
Qua thực tế cho thấy hầu hết các giảng viên chỉ làm đề tại với mục đích là thực hiện theo quy định, chưa mang tính chất nghiên cứu, ứng dụng thực tế mà gần như mang tính đối phó. Bởi vì, đa số giảng viên cho rằng họ không được hỗ trợ nhiều cho hoạt động này, đồng thời một nguyên nhân nữa là giảng viên không đủ thời gian cho hoạt động nghiên cứu vì họ phải đảm nhận khối lượng giảng viên quá lớn.
3.3 Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014 Công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014
Công tác tạo động lực thúc đẩy làm việc của Nhà trường với giáo viên trong thời gian qua được thể hiện thông qua các công cụ kinh tế, công cụ tâm lý giáo dục và công cụ tổ chức hành chính:
3.3.1 Thực trạng các công cụ kinh tế
3.3.1.1 Thực trạng thu nhập và tiền lương
Nguồn trả lương hàng tháng của nhà trường là từ NSNN & nguồn thu từ sự nghiệp. Riêng nguồn thu từ sự nghiệp chiếm trung bình 30% trong tổng thu hàng năm. Cho thấy, chỉ tiêu của nhà trường không hoàn toàn dựa vào NSNN mà có phần từ nỗ lực tạo ra của CB, GV nhà trường
Mức chi trả lương cơ bản hàng tháng của nhà trường chiếm tỷ lệ trung bình là 33,7% trong tổ chức chi có tỷ lệ lớn nhất. Việc kích thích động lực làm việc bằng yếu tố tiền lương cơ bản hàng tháng được thực hiện qua những việc làm:
Nhà trường đảm bảo trả lương đúng, bằng việc xác định đúng mức lương ngạch bậc theo Luật Công chức cho tác đối tượng GV kể từ lúc kết thúc tập sự và thực hiện thanh toán lương đúng đủ. Đến thời hạn Phòng tổ chức Hành chính đề xuất tăng lương theo đúng các quy định của Nhà nước. Khi có thay đổi đối tượng,
39
thực hiện điều chỉnh kịp thời cho GV và công khai qua mạng nội bộ. Trong thời gian qua việc trả lương cho giảng viên của nhà trường được áp dụng như sau:
a) Thực trạng thu nhập trung bình năm của giảng viên Bảng 3.4. Thu nhập hiện tại của giáo viên Nhà trường. Thời điểm
trả
Tháng 3 tháng Năm
Đầu tháng Hi*1150*(1+0.25)
Đầu quí sau Hi*1150*50%Ht *3
Cuối năm (Hi*1150*50%Htt*12)+Lhđ+G
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính
Trong đó: + Hi: là tổng các hệ số lương + Lương cơ bản: 1150 ngàn đồng + Htt: hệ số thu nhập tăng thêm + Lhđ: tiền dạy hợp đồng
+ Gpl: tiền phúc lợi, mức thấp nhất 500.000 đồng
Với cách tính lương như trên tiền lương bình quân của giảng viên trong nhà trường có mức thu nhập bình quân như sau
Bảng 3.5: Bảng thu nhập bình quân của GV năm 2013
Tổng số Tỷ lệ % Phần trăm hợp lệ
Trên 5 triệu 16 10,6 10,6
Từ 3 triệu – 5 triệu 88 57,8 57,8
Dưới 3 triệu 48 31,6 31,6
Tổng số 152 100 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học
Theo kết quả nghiên cứu thì mức thu nhập bình quân của giảng viên hiện nay là tương đối thấp. Đa số mức thu nhập từ 3 - 5 triệu/ tháng chiếm tỷ trọng 57,8%. Số người có mức thu nhập trên 5 triệu chỉ có 16 người trong tổng số 152 giảng viên chiếm tỷ trọng 10,6%. Với mức thu nhập này nhìn chung là tương đối thấp so với mức lương trên thị trường lao động ở Thanh Hóa hiện nay. Bởi vì tiền lương bình quân của giảng viên ở các trường cao đẳng trên phạm vi Thành phố Thanh Hóa là
40
bình quân 4 -5 triệu đồng/ tháng. Với mức thu nhập bình quân nêu trên thì giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang trải cuộc sống hàng ngày.
- Tiền lương bình quân: là một thước đo nhằm đánh giá sự quan tâm của nhà trường tới thu nhập của người lao động và đồng thời cũng đánh giá được việc phân bổ tiền lương ở các bộ phận như thế nào được thể hiện như sau:
Bảng 3.6. Bảng lương bình quân của CBGV qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 – 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 – 2014 Cán bộ phòng ban 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.500.000 Giảng viên 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính
Nhìn vào bảng trên ta thấy tiền lương bình quân của cán bộ giảng viên trong nhà trường có xu hướng tăng đều qua các năm nhưng mức tăng này tương đối đồng đều nhau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi hàng năm Nhà nước thực hiện việc tăng lương cơ bản nên tiền lương bình quân cũng tăng là vấn đề hiển nhiên, hay nói cách khác trong thời gian vừa qua nhà trường chưa có những chính sách tiền lương mới cho người lao động. Ngoài ra nhìn vào bảng ta thấy tiền lương bình quân của cán bộ phòng ban cao hơn giảng viên. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm cho số lượng giảng viên ra đi ngày một gia tăng. Đa số cán bộ giảng viên ngoài việc làm ở trường thì họ còn đi dạy kèm, đi làm thỉnh giảng ở các trường khác để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống hàng ngày. Một số người không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống buộc lòng họ chuyển đi nơi khác có thu nhập cao hơn.Vì vậy để giữ chân giảng viên thì trong thời gian tới nhà trường phải tạo điều kiện cho giảng viên kiếm thêm thu nhập cũng như có những giải pháp về lương thiết thực hơn.
41 b) Thực trạng tiền lương
Lương hàng tháng của cán bộ, giáo viên Trường thường được chi trả vào tuần đầu tiên của tháng, bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo lương. Thu nhập từ lương được tính theo quy định của Nhà nước, như sau:
Lương = (HSL+PCCV +PCVK) * Mức LCB * (1+PC ưu đãi ngành)
Trong đó: + HSL: hệ số lương; + PCCV: hệ số phụ cấp chức vụ; + PCVK: hệ số phụ cấp vượt khung;
+ Mức LCB: mức lương cơ bản 1.150.000 đồng); + PC ưu đãi ngành: hệ số phụ cấp ưu đãi ngành.
Hệ số lương và phụ cấp vượt khung được theo quy định của Nhà nước. Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cao nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng quyền hạn quản lý của mình.. Sau đây là bảng phụ cấp của Nhà trường:
Bảng 3.7. Hệ số phụ cấp chức vụ
Chức vụ Hệ số phụ cấp
Hiệu trưởng 0.90
Hiệu phó 0.70
Trưởng khoa, trưởng phòng 0.45
Trưởng phòng Tài vụ 0.55
Thủ quỹ 0.1
Phó khoa, phó phòng 0.35
Bí thư đoàn trường 0.45
Phó bí thư đoàn trường 0.35
Tổ trưởng tổ bộ môn 0.25
(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường CĐ Nghề công nghiệp Thanh Hóa)
Nếu kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì chỉ hưởng hệ số phụ cấp của mức chức vụ cao hơn.
- Phụ cấp ưu đãi ngành: theo quy định của Nhà nước:
+ Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy cao đẳng, chiếm khoảng hơn 63% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
42
+ Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trung học cơ sở, chiếm khoảng gần 9% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
+ Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong Trường, chiếm khoảng gần 3% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
+ Số cán bộ, nhân viên không được hưởng ưu đãi ngành chiếm khoảng 25% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
Trước năm 2011 thì mức ưu đãi ngành chỉ áp dụng cho các giáo viên thuộc biên chế nhà nước, những giáo viên hợp đồng không được hưởng mức lương này. Từ năm 2011 trở đi, Nhà trường mới chi trả thêm mức phụ cấp ưu đãi ngành kể cả với các giáo viên hợp đồng.
c. Thực trạng thu nhập tăng thêm
Thu nhập tăng thêm là khoảng thu nhập từ lợi nhuận sau thuế (dựa trên cơ sở chênh lệch thu chi của tổ chức Khoa học & Công nghệ sau khi đã nộp thuế và nghĩa vụ ngân sách, trích quỹ theo quy định và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị)
Trong tổng số 237 cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường thì các mức thu nhập tăng thêm được tính hàng tháng cụ thể như sau:
Bảng 3.8 Mức thu nhập tăng thêm của giảng viên Nhà trường năm 2013 Mức thu nhập tăng thêm Số lượng giáo viên Tỷ lệ %
Dưới 1,2 triệu đồng 75 31,6 Từ 1,2 đến 2 triệu đồng 62 26,2 Từ 2 đến 3 triệu đồng 31 13,1 Từ 3 đến 4 triệu đồng 24 10,1 Từ 4 đến 5 triệu đồng 29 12,2 Từ 5 đến 7 triệu đồng 12 5,1 Trên 7 triệu đồng 4 1,7
(Nguồn: Bảng thanh toán lương từ Phòng Kế hoạch – Tài chính)
43
(Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ + Phụ cấp thâm niên vượt khung) * Mức lương tối thiểu * Hệ số thu nhập tăng thêm.