Đúc rút được kinh nghiệm từ các trường cao đẳng trong cả nước, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã có những hướng đi đúng trong công tác nâng cao động lực cho người lao động làm việc như sau
Về công cụ kinh tế:
Nhà trường đã có chính sách trả lương khá rõ ràng, minh bạch, hình thức trả lương hợp lý đúng kỳ hạn như vậy các giảng viên sẽ không cảm thấy bất mãn về lương. Nhà trường cũng cần tăng các khoản chi trả hỗ trợ, phúc lợi, tiền thưởng để kích thích giảng viên gắn bó với nhà trường, làm việc tăng thu nhập cá nhân.
Về công cụ tổ chức hành chính:
Nhà trường cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu của giảng viên. Thay đổi định mức quy chuẩn của các công việc khác ngoài giờ giảng dạy như tăng số tuần nghiên cứu, sinh hoạt học thuật, có thêm số tuần đầu tư thay đổi phương pháp giảng dạy, chế tạo thiết bị giảng dạy, thực hành, nghiên cứu biên soạn tài liệu.
Về công cụ tâm lý giáo dục
Nhà trường cần có chính sách đào tạo và hỗ trợ thăng tiến như hỗ trợ về mặt thời gian, chi phí đào tạo và giảm bớt khối lượng công việc cho giảng viên khi tham gia các khóa học. Nên có hệ thống đánh giá thành tích công việc một cách cụ thể để người giảng viên cảm thấy bản thân họ ngày càng hoàn thiện hơn trong công việc.
Sử dụng tốt các yếu tố kích thích lao động bằng tinh thần như phát huy văn hóa trường học; Đề cao vai trò, vị trí của nhà giáo, các gương sáng điển hình trong công tác; Tăng cường sự quan tâm động viên của lãnh đạo, sự hỗ trợ của các tổ
24
chức, đoàn thể trong nhà trường, để khai thác mọi điều kiện, tiềm năng trong GV vì lợi ích lâu dài của cá nhân và nhà trường
Trên đây là một số bài học trong việc sử dụng các công cụ duy trì và thúc đẩy động lực làm việc được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của những trường cao đẳng có đội ngũ giảng viên mạnh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên việc áp dụng các bài học này vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cần xem xét kỹ điều kiện cụ thể của nhà trường như vậy hiệu quả của các công cụ mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
25 CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu cho nghiên cứu
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp
- Nguồn tài liệu: Biên bản hội nghị của Nhà trường, Báo cáo tổng kết hàng năm, các công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,… được tác giả tập hợp từ phòng tư liệu, viện nghiên cứu, các tạp chí.
- Xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp phân tích định tính và phân tích số liệu thông qua công cụ Excel để phân tích, đánh giá thực trạng các công cụ tạo động lực cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
Bằng phương pháp này tác giả có thể phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho giảng viên, đánh giá tài liệu, kiểm chứng để phân tích, đánh giá thực trạng, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên của Nhà trường trong thời gian tới.
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra ý kiến của giảng viên qua các bước sau đây:
B1: Nguồn thu thập: Phiếu điều tra ý kiến và sự thỏa mãn của giảng viên, các nhà quản lý đối với các công cụ tạo động lực làm việc của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
B2: Thiết kế bảng hỏi:
- Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng hỏi. - Bảng hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
- Nội dung bảng hỏi: lấy ý kiến về mức độ hài lòng của CB-GV về động cơ làm việc (tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi; các chính sách phụ cấp, trợ cấp, cơ hội thăng tiến, quan hệ với lãnh đạo, quan hệ với đồng nghiệp…).
26
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ,nhân viên, giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa nên mẫu khảo sát gửi tới toàn bộ các cán bộ nhân viên giảng viên làm việc tại khoa cũng như cán bộ nhân viên làm việc ở các phòng ban.
Bảng câu hỏi được gửi tới đối tượng khảo sát bằng phiếu khảo sát in trên giấy. Số lượng bản câu hỏi phát ra là 66 bản, thu về 64 bản và số bản không hợp lệ là 4 bản còn lại là 60 bản đưa vào phân tích.
- Thang đo trong bảng hỏi
Nhân tố Biến Thang đo
Thông tin về mức độ hài lòng về từng thành phần công việc Đánh giá mức
độ thỏa mãn ở từng thành phần của công
việc
Các tiêu chí đánh giá công việc Likert 5 mức độ
Các tiêu chí đánh giá về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Các tiêu chí đánh giá về thu nhập Các tiêu chí đánh giá về lãnh đạo Các tiêu chí đánh giá về đồng nghiệp Thông tin về động lực làm việc của giảng viên Đánh giá
chung về mức độ thõa mãn công việc
Kết quả giảng dạy Likert 5 mức độ
Kết quả nghiên cứu Thái độ tinh thần làm việc
Thông tin các nhân Thông tin phân loại cán bộ công nhân viên
Giới tính Định danh
Độ tuổi Tỷ lệ
Thu nhập bình quân Tỷ lệ
Lĩnh vực chuyên môn Định danh
Trình độ học vẫn Cấp bậc
Thời gian công tác Tỷ lệ
Vị trí công tác Định danh
B3: Xử lý số liệu: Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo
27
sát như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của mẫu khảo sát theo những tiêu chí đã được xây dựng trong phiếu điều tra. Số liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý trên chương trình SPSS 16 (Statistical Package for Social Studies). Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…
2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả đã đọc và tra cứu tài liệu cơ bản trước trong khả năng có thể để làm cơ sở và kế thừa cho việc nghiên cứu đề tài. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu và học tập. Mục đích của việc thu thập, kế thừa tài liệu là giúp cho tác giả nắm được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện; làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp cho tác giả có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, có thêm kiến thức, hiểu sâu hơn vấn đề đã và đang nghiên cứu tránh trùng lặp với các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện.
Phương pháp phân loại tài liệu: giúp tác giả chọn lọc, đánh giá và sử dụng đúng lĩnh vực chuyên môn, đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp. Các nguốn tài liệu thứ cấp sử dụng cho đề tài Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa chủ yếu từ: Biên bản hội nghị của trường, Báo cáo tổng kết hàng năm, báo chí, tài liệu văn thư…
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu tại phòng Tổ chức Hành chính, phòng Công tác học sinh, sinh viên…của trường. Trên cơ sở số liệu đã điều tra, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp so sánh cân đối để phân tích tình hình quản lý nhân sự của trường nhằm rút ra những ưu, khuyết điểm của công tác tạo động lực cho giảng viên.
Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có
28
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên. Chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên (các công cụ về kinh tế, tổ chức – hành chính, tâm lý giáo dục).
Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chưowng 3 khi tổng hợp đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế về các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
29 CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA
3.1 Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa 3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao 3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá (thành lập năm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá
Tên đầy đủ: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa Địa chỉ: Số 64 Đình Hương - Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa
3.1.1.1 Sứ mệnh của trường
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường đã trở thành một trung tâm đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh, sinh viên . Liên kết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàng năm. Ngoài ra trường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâm dạy nghề trong và ngoài nước.
Hiện tại trường có 237 cán bộ, giáo viên trong đó có 29 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 118 giáo viên có trình độ Đại học, còn lại là trình độ Cao đẳng và công nhân kỹ thuật tay nghề cao. Hiện nay có 19 nhà tuyển dụng lao động và thường xuyên hợp đồng đào tạo trong đó có 1 trung tâm giới thiệu việc làm, 3 tổng công ty và 14 doanh nghiệp khác.
3.1.1.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trường.
Mục tiêu
Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các bậc đào tạo ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự
30
tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.
Chức năng
+ Đào tạo theo các cấp trình độ, các ngành nghề thực tiễn xã hội có nhu cầu sử dụng, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và hội nhập quốc tế;
+ Đào tạo nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động;
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động;
+ Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
+ Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực chuyên môn, thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
+ Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu đối với nghề được phép đào tạo.
+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
+ Tổ chức các hoạt động dạy và học nghề; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .
+ Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trường đủ về số lượng, phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
31
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật, theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. + Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề.
+ Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
+ Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào đào tạo nghề và hoạt động tài chính.
+ Đưa nội dung giảng dạy về văn hóa nghề, ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của Nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo nghề khi tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động –