Giải pháp hoàn thiện công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 76 - 81)

Mục tiêu của giải pháp là sử dụng công tác trả lương đúng, trả lương kích thích được GV; tích cực tăng lương; tăng các khoản chi hỗ trợ, phúc lợi, tiền thưởng để làm đòn bẩy vật chất kích thích GV gắn bó với nhà trường, làm việc tốt hơn góp phần tăng thu nhập cá nhân để ít nhất có được lương bình quân ngang bằng hoặc cao hơn so với các trường cao đẳng đang có xu thế nâng cấp lên trường đại học ở khu vực Miền Trung.

a. Trả lương cơ bản đúng, đầy đủ, kịp thời.

Hiện nay nhà trường trả lương qua hệ thông ATM đến ngày đầu tháng GV đến rút tiền. Kết quả do Phòng Kế toán – Tài chính tính toán thực hiện và đưa lên mạng thông tin dùng chung. Nhiều GV chưa quan tâm đầy đủ về cấu trúc và nội dung số tiền mình được nhận.

Theo kết quả chứng minh ở phần thực trạng GV cần ý thức được rằng trong lương cơ bản có các hệ số tăng do thời gian; do thăng tiến; do kiêm nhiệm công việc và đặc thù ngành nghề nên việc trả lương đúng cần được bắt đầu từ việc nhà trường phải thực hiện đúng các quy định về chi trả lương cho từng cá nhân GV. Giúp GV nhận thức đúng và đầy đủ về tiền lương của mình sẽ tạo ra ý thức phấn đấu tốt hơn nhà trường cần phải:

Tính toán, chi trả đúng lương cho từng đối tượng mới tuyển dụng; đối tượng đã có lương chuyển công tác từ nơi khác đến; đối tượng cống hiến lâu năm nhưng

67

có hệ số lương bị thiệt thòi. Tính toán chi trả các khoản phụ cấp theo lương theo đối tượng GV; phụ cấp ngành nghề, phụ cấp chức vụ.

Nhà trường cần quy hoạch lại hệ thống bảng biểu về lương một cách khoa học hơn và yêu cầu GV phải kiểm tra trên mạng về tình hình lương của mình trước khi nhận qua thẻ ATM. Có thể sử dụng số điện thoại, email để tải cho từng cá nhân báo trước ngày lĩnh lương về tình hình lương, tăng lương, phụ cấp, truy lĩnh, khấu trừ… để tăng niềm tin, sự phấn khởi khi có thay đổi lượng.

b. Trả lương kích thích sự phấn đấu của GV

Hoàn thiện việc chi trả tiền phụ cấp

Khoản chi này phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và chất lượng đánh giá công việc hàng tháng được thể hiện ở Bảng quy định Hệ số hiệu suất phụ cấp Hiện tại nếu theo số liệu này thì công việc làm đến đâu, đạt ở mức đó theo số lượng công việc được phân bổ trong từng tháng đen lại và bị trừ nếu sai phạm, không đề cập đến chất lượng, hiệu quả công việc.

Nếu thực hiện giải pháp kết hợp cả hai yếu tố số lượng và chất lượng công việc để đánh giá sẽ tạo ra kết quả tăng thêm, đây chính là yếu tố khai thác động lực làm việc. Do vậy, cần cải tiến ở những điểm sau:

-Các mức đang áp dụng hiện nay tính theo giờ giảng (không theo giờ làm việc như khối CB quản lý) được thực hiện như sau:

Bảng 4.1 Hệ số kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng của GV Mức 1 0,6 Giờ giảng trong tháng đạt chỉ tỷ lệ trên 150% Mức 2 0,5 Giờ giảng trong tháng đạt tỷ lệ từ 100% đến 150% Mức 3 04 Giờ giảng trong tháng đạt tỷ lệ dưới 100%

(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Nhà trường)

Các mức này dùng để đánh giá tiền phụ cấp theo kết quả “bảng kê khai công việc trong tháng” dưới đây:

68

Bảng 4.1. Bảng kê khai thực hiện khối lượng công việc trong tháng của khối GV KÊ KHAI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Khối Giảng viên, tháng:…../20

- Tên giáo viên:………..chức vụ……… - Đơn vụ công tác:………..

TT Nội dung tiêu chí Mức hệ số phụ cấp Cá nhân tự đánh giá Đơn vị đánh giá 1 2 3 4 5 A Hệ số cá nhân = (HSLCB+HSL chức vụ (nếu có) x0,5)

B Hệ số hiệu xuất tăng têm

1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ Mức 0,6 Mức 0,5 Mức 0,4 2 Tinh thần thái độ hành vi Max: 0,2

3 Ngày công Max: 0,2

Công A+B

Trong biều này chỉ chú trọng và số lượng giờ của GV mà chưa chú trọng và chất lượng nên chưa nâng cao được động lực đối với những GV có những nổ lực nâng cao chất lược giảng dạy trong tháng của mình. Bởi vì, từ mức này sang mức kia chênh lệch nhau bình quân từ 150.00đ – 200.000đ/người/tháng. Số tiền này không lớn nhưng có tác dụng kích thích rõ rệt nhà trường cần cải tiến như sau:

Ví dụ: Một GV có giờ giảng định mức 10 tiết/1 tuần (giảng dạy trên 10 năm). Thực tế giảng trong tháng là 35 tiết. Kết quả 35: (10 tiết/tuần x4 tuần) =87,5%. GV đạt ở mức 0,4 điểm trong tháng, ở tiêu chuẩn B1 (thiếu giờ) nhưng nếu trong tháng đó GV có những kết quả rõ ràng về nâng cao chất lượng như: Tham dự các khóa học ngắn hạn chuyên đề về nâng cao kiến thức chuyên ngành; tổ chức hướng dẫn học tập, giải bài tập cho HS-SV qua mạng; Tổ chức các kỹ năng phần

69

mềm cho HS-SV… nếu kết quả xác đáng có thể nâng lên mức kế tiếp (từ 0,4 lên 0,5) sẽ có tác dụng tạo ra thêm động lực làm việc rất tốt. Do vậy Mục B1 trong biểu 3.2 cần được cải tiến như sau:

B Hệ số hiệu xuất tăng têm

1 a.Kết quả thực hiện nhiệm vụ Mức 0,6 Mức 0,5 Mức 0,4 b.Kết quả chất lượng công

việc

Mức điểm mới: ….+0,1 =

Theo cách đánh giá cũ, GV đạt khối lượng công việc ở mức 0,4 ở Mục B1.a số tiền lương tăng thêm được nhận là M. Theo cải tiến, GV tăng lên ở mức hệ số mới: 0,4+0,1=0,5 (nhưng phải có đánh giá chất lượng vượt trội), GV được nhận M + 150.000đ hoặc M+200.000đ (mục B1.b)

* Thực hiện tốt các khoản chi trả khuyến khích hoạt động chuyên môn, phúc lới, tiền thưởng.

Giải pháp chính là cải tiến Quy chế chi tiêu nội bộ, nhằm điều chỉnh các mức chi hợp lý, kích thích GV vươn lên hoàn thành xuất sắc công việc, cụ thể:

- Cải tiến đơn giá giờ giảng các lớp tại chức, liên thông, bồi dưỡng ngắn hạn ngoài chính quy (hiện tại ở trường các khoản này không tính trong lương cơ bản mà chi trả theo số tiết thực giảng ngoài chính quy) sao cho tương trội hơn mức bình quân chung trong khu vực, không những tăng thu cho GV dạy ngoài chính quy mà còn tăng việc thu hút các GV thỉnh giảng có học vị, học hàm có chất lượng về giảng dạy tại trường góp phần giao lưu sư phạm.

- Cải tiến tiền chi trả tham gia học thuật, biên soạn, viết báo, tạp chí. Cải tiến các khoản thù lao thỏa đáng cho tác giả các đề tài khoa học cấp trường trở lên. Bình quân mức chi cho một đề tài khoa học theo “ Quy chế chi tiêu nội bộ” hiện nay là không quá 15 triệu đồng nhưng thực hiện trong 01 năm. Mức này chưa khuyến khích được GV nên hàng năm số lượng đề tài không vượt quá 5 đề tài. Chưa nâng

70

cao được động lực nghiên cứu khoa học, đồng thời nghiên cứu đưa vào thanh toán chế độ nhuận bút, bản quyền theo Điều 9, khoản 4 và Điều 10, khoản 2 – TT04/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/1/2011 của Bộ GD&ĐT quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giảng dạy đại học.

- Tăng đơn giá các khoản chi trả: Ra đề thi, chấm thi, hướng dẫn HS-SV đề cương, báo cáo… đơn giá thanh toán hiện nay cho các mức này qua nhiều năm điều chỉnh tăng rất chậm, chưa hợp lý.

- Tăng mức tiền thưởng, phúc lợi cho các danh hiệu đạt được cuối năm học; tăng tiền thưởng đột xuất; thưởng các ngày lễ, thưởng cuối năm, thưởng năm mới, tăng mức chi cho tham quan, công tác phí…

- Thanh toán tiền vượt giờ hợp lý: Điều chỉnh lại kế hoạch công tác GV tác động đến sự ổn định và tăng thu nhập vượt giờ hợp lý.

Nhà trường cần xây dựng “Tiêu chuẩn vượt giờ hợp lý” vì số giờ vượt trong năm sẽ được thanh toán theo Tiền vượt giờ ở Công thức 2.3 số tiền này góp phần tăng thu nhập đáng kể. Tuy vậy nếu vượt giờ nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo v.v…

Việc điều chỉnh phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, năng lực công tác của từng GV. Điều chỉnh định mức giờ giảng bằng kế hoạch điều phối GV dạy trong, dạy ngoài, hạn chế được GV quá thừa, quá thiếu giờ.

c. Tìm cách nâng cao tiền lương cho cán bộ, giáo viên

* tăng nguồn thu để tăng chi lương: Theo kết quả điều tra của tác giả, đa số giảng viên vẫn cho rằng tăng lương là đòn bẩy vật chất cơ bản để phát triển động lực làm việc. Để có cơ sở tăng lương cho GV, nhà trường phải tăng các khoản chi cho tiền lương. Muốn vậy, phải thực hiện đồng thời việc duy trì và ổn định nguồn thu hiện tại và tìm cách tăng các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường, qua đó tăng nguồn chi và tăng chi lương.

Là cơ sở giáo dục, các nguồn thu này phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng HS- SV đầu vào ở các ngành nghề, hệ đào tạo trong trường và liên kết ở các địa phương. Muốn vậy, nhà trường phải đảm bảo các chỉ tiêu tuyển sinh cơ bản ở các ngành nghề

71

đào tạo hiện nay để giữ vững quy mô đào tạo, lấy đó làm cơ sở để duy trì nguồn kinh phí ngân sách cấp và tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất để tăng dần quy mô đào tạo hàng năm, qua đó tăng thêm nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách cấp.

* Tăng tiền lương cơ bản hàng tháng

Tiền lương này thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Ngành. Định kỳ 3 năm xét tăng bậc lương. Yếu tố tác động để có thể tăng lương cơ bản hàng tháng là:

Tích cực giám sát, nhắc nhở, tạo điều kiện cho GVhoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được giao, hạn chế các tình trạng sai phạm đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức kéo dài thời hạn tăng lương định kỳ.

Khi có những thay đổi liên quan đến kết cấu tiền lương cơ bản của cá nhân như: được thăng tiến, tăng hệ số chức vụ; hoặc có những hướng dẫn điều chỉnh tăng lương, tăng phụ cấp nghề nghiệp... nhà trường phải thực hiện đúng, kịp thời và thực hiện truy lĩnh nếu giải quyết chậm việc này.

Đối với GV tập sự, đơn vị cần hướng dẫn cho họ các tiêu chuẩn để phấn đấu kết thúc thời gian tập sự sớm, nhanh chóng hưởng mức lương khởi sự chính ngạch, như hoàn thành hồ sơ đi thực tế; báo cáo và giảng thử trước hội đồng đối với GV.

Đối với những người đã tốt nghiệp cao học, có thâm niên trên 10 năm, căn cứ các quy định hiện hành, Ban Giám hiệu và Phòng Tổ chức – Hành chính hướng dẫn họ tích lũy điều kiện như nắm bắt hệ thống văn bản quản lý, giáo dục, chuyên môn, hoàn tất thủ tục hồ sơ và cách thức dự thi để chuyển sang ngạch GV chính, nâng cao được hệ số lương cơ bản, nhờ đó nâng cao tiền lương.

Công khai thực hiện và hướng dẫn các tiêu chuẩn tăng lương trước thời hạn cho GV. Đánh giá thành tích công tác, giúp đỡ tạo điều kiện cho GV có khả năng tích lũy điều kiện phấn đấu tăng lương trước thời hạn, nâng cao được tiền lương sớm hơn thời hạn quy định.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)