2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả đã đọc và tra cứu tài liệu cơ bản trước trong khả năng có thể để làm cơ sở và kế thừa cho việc nghiên cứu đề tài. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu và học tập. Mục đích của việc thu thập, kế thừa tài liệu là giúp cho tác giả nắm được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện; làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp cho tác giả có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, có thêm kiến thức, hiểu sâu hơn vấn đề đã và đang nghiên cứu tránh trùng lặp với các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện.
Phương pháp phân loại tài liệu: giúp tác giả chọn lọc, đánh giá và sử dụng đúng lĩnh vực chuyên môn, đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp. Các nguốn tài liệu thứ cấp sử dụng cho đề tài Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa chủ yếu từ: Biên bản hội nghị của trường, Báo cáo tổng kết hàng năm, báo chí, tài liệu văn thư…
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu tại phòng Tổ chức Hành chính, phòng Công tác học sinh, sinh viên…của trường. Trên cơ sở số liệu đã điều tra, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp so sánh cân đối để phân tích tình hình quản lý nhân sự của trường nhằm rút ra những ưu, khuyết điểm của công tác tạo động lực cho giảng viên.
Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có
28
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên. Chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên (các công cụ về kinh tế, tổ chức – hành chính, tâm lý giáo dục).
Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chưowng 3 khi tổng hợp đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế về các công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
29 CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA
3.1 Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa 3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao 3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá (thành lập năm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá
Tên đầy đủ: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa Địa chỉ: Số 64 Đình Hương - Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa
3.1.1.1 Sứ mệnh của trường
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường đã trở thành một trung tâm đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh, sinh viên . Liên kết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàng năm. Ngoài ra trường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâm dạy nghề trong và ngoài nước.
Hiện tại trường có 237 cán bộ, giáo viên trong đó có 29 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 118 giáo viên có trình độ Đại học, còn lại là trình độ Cao đẳng và công nhân kỹ thuật tay nghề cao. Hiện nay có 19 nhà tuyển dụng lao động và thường xuyên hợp đồng đào tạo trong đó có 1 trung tâm giới thiệu việc làm, 3 tổng công ty và 14 doanh nghiệp khác.
3.1.1.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trường.
Mục tiêu
Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các bậc đào tạo ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự
30
tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.
Chức năng
+ Đào tạo theo các cấp trình độ, các ngành nghề thực tiễn xã hội có nhu cầu sử dụng, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và hội nhập quốc tế;
+ Đào tạo nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động;
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động;
+ Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
+ Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực chuyên môn, thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
+ Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu đối với nghề được phép đào tạo.
+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
+ Tổ chức các hoạt động dạy và học nghề; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .
+ Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trường đủ về số lượng, phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
31
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật, theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. + Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề.
+ Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
+ Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào đào tạo nghề và hoạt động tài chính.
+ Đưa nội dung giảng dạy về văn hóa nghề, ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của Nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo nghề khi tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.
+ Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn
+ Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển đào tạo nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường Cao đẳng nghề.
+ Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động.
+ Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.
32
+ Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo nghề về lập kế hoạch đào tạo nghề, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tổ chức thực tập. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm và thị trường lao động.
+ Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của Trường.
+ Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của trường
Bộ máy tổ chức được xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, các quy định về Điều lệ trường Cao đẳng và đặc điểm tình hình của nhà trường. Hiện Nhà trường có 6 phòng ban chức năng, 01 trung tâm và 10 khoa. Bộ máy tổ chức này được kiện toàn lại sau khi nâng cấp lên trường Cao đẳng, tuy nhiên qua 4 năm hoạt động, cùng với sự ra đời và hoàn thiện dần của các văn bản về quy chế tổ chức hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ công tác giáo viên, nhà trường đã từng bước thích ứng được các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có những chuyển biến tích cực
33
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường CĐ Nghề Công nghiệp Thanh Hóa Trung tâm
Trung tâm Tư vấn – Xuất khẩu lao động BAN GIÁM HIỆU
Phòng, Ban chức năng Khoa học & Hợp tác quốc tế Phòng Công tác HSSV Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Tổ chức – Hành chính Khoa chuyên môn
Khoa Công nghệ TT Khoa Công nghệ ô tô Khoa Cơ khí Khoa Điện tử Khoa Điện
Khoa Khoa học cơ bản
Khoa GD Chính trị - PL và Ngoại ngữ Khoa Lý thuyết Cơ sở
Khoa Kinh tế
Bộ môn May và Thiết kế thời trang
34
3.2 Thực trạng động lực làm việc của giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Công nghiệp Thanh Hóa.
3.2.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2010 -2014. Thanh Hóa giai đoạn 2010 -2014.
Do xuất phát điểm là trường trung cấp, thời gian đầu khi chuyển sang trường cao đẳng nhân lực trong trường đa số tốt nghiệp đại học loại chính quy chiếm hơn một nửa. Số người có trình độ ThS khá ít, TS không có. CB,GV được chia làm hai bộ phận cơ bản: Bộ phận quản lý hành chính gồm những người làm công tác quản lý giáo dục ở Ban Giám hiệu, các phòng ban. Nhân lực lực trong các bộ phận này có hai loại: Một loại gọi là CB kiêm chức vừa làm chức năng quản lý, vừa tham gia giảng dạy, quản lý là chính số giờ giảng của họ tương đối ít, có lại chuyên quản lý mà không tham gia giảng dạy. Bộ phận thức hai đóng vai trò chủ chốt là giảng viên.
Tính đến 5/2014, tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên (sau đây gọi chung là cán bộ giảng dạy), nhân viên trong toàn trường có 237 người.
Trong tổng số 237 lao động hiện đang công tác tại trường, trong đó:
- Có 152 cán bộ giảng dạy, chiếm 64,14% tổng số CBCNV trong nhà trường. trong đó có 65 biên chế, chiếm 52,42% tổng số biên chế trường.
Đối với cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy tiêu chuẩn quy định đối với ngạch viên chức tối thiểu trình độ chuyên môn phải tốt nghiệp đại học, do đó cơ cấu đội ngũ theo trình độ chuyên môn được phân ra theo cấp bậc đào tạo:
35
Bảng 3.1 Tình hình lực lượng giảng viên của nhà trường từ năm 2010 - 2014 Chỉ tiêu 2010 – 2011 2011 -2012 2012 – 2013 2013 – 2014 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) I. Tổng số CB – GV 145 100 190 100 201 100 237 100 Nam 95 65,5 138 72,6 155 77,1 180 76 Nữ 50 34,5 52 27,3 55 27,3 57 24 * Trong đó GV 92 63,4 140 73,6 145 72,1 152 64,1 II. Trình độ Tiến sĩ 0 0 0 0 0 0 0 0 Thạc sĩ 18 12,41 22 11,5 25 12,4 29 12,2 Đại học 111 76,5 136 71,6 173 86,0 198 83,5 Cao đẳng 11 7,6 9 4,8 9 4,47 7 3,0 Trung cấp và CNKT bậc cấp 5 3,44 3 1,6 3 1,49 3 1,26 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong 29 thạc sĩ có 9 người tham gia công tác quản lý và kiêm giảng, trong đó Ban Giám hiệu có 3 thạc sĩ, lãnh đạo các phòng chuyên môn có 15 thạc sĩ, 11 cán bộ quản lý khoa chuyên môn, tỷ lệ đội ngũ làm công tác quản lý có trình độ thạc sĩ tương đối ít so với yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh công tác.
Để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục đại học nước ta số giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm 40% và từ yêu cầu thực tế của Nhà trường (khoảng 61 thạc sĩ trong 152 cán bộ giảng dạy, nhưng tỷ lệ này ở trường chỉ đạt 12,2 % (kể cả thạc sĩ là cán bộ quản lý kiêm giảng), nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy được đi học cao học và Nghiên cứu sinh trong thời gian qua đến cuối năm
36
2016 sẽ có 35 cán bộ, giảng viên đạt trình độ thạc sĩ ở các lĩnh vực khác nhau và 4