Đảng chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trong những năm 2001

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 57 - 60)

- DN ngoài quốc doanh DN có vốn ĐTNN

2.2.2 Đảng chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trong những năm 2001

năm 2001 - 2004

Để thực hiện “Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005” do Đại hội IX đề ra, Đảng ta chỉ đạo phải đồng bộ hoá và hoàn thiện bước đầu các cơ chế quản lý kinh tế.

Trong 5 năm qua, nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội được ban hành đã thể chế, cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách được đồng bộ hoá và hoàn thiện dần, đang phát huy tích cực trong quản lý kinh tế và trong đời sống xã hội.

Về tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ trọng tâm Đảng ta chỉ rõ: cần phải sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, đảm bảo cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ, trong sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu; Tiếp tục phát huy những tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế; Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại.

Tinh thần chung của cơ chế và các giải pháp là làm sao để đảm bảo “Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh”[26, 318].

Quán triệt tinh thần tiếp tục đổi mới và đổi mới toàn diện của Đại hội IX, các Hội nghị Trung ương thuộc khoá này đã cụ hoá những vấn đề quan trọng được đề cập trong Nghị quyết của Đại hội nhằm đạt kết quả cao nhất trong những năm tới.

Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng lần thứ 5 khoá IX họp tháng 2/2002 đã bàn luận thấu đáo về vấn đề kinh tế tư nhân. Trong Hội nghị này, Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có bài phát biểu. Đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: “Hội nghị lần này cần đánh giá đúng tình hình phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian qua, định rõ phương hướng và các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới để kinh tế tư nhân thực sự là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, góp phần cùng kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế”, và “Phát triển kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân)

là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta”.

Cũng tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã lĩnh hội nội dung Bản giải trình của Bộ Chính trị nhan đề “Đề án kinh tế tư nhân” (xem Phụ lục12). Ngày 18/3/2002, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 14-NQ/TW “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, gồm các nội dung sau: Thống nhất về các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân; Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân; Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách; Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý Nhà nước; Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân (xem chi tiết ở Phụ lục 13).

Nghị quyết Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thống nhất về nhận thức, có tác dụng như một đòn bẩy cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và đúng hướng hơn.

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta đã đề ra những giải pháp cơ bản để tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách (đất đai; mặt bằng sản xuất, kinh doanh; tài chính, tín dụng; lao động và tiền lương; hỗ trợ về đào tạo, khoa học và công nghệ; hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại…)

Đồng thời việc thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường vốn, tiền tệ, thị trường bất động sản… được hình thành với cơ chế chính sách quản lý phù hợp đã tạo thêm động lực cho sự phát triển, khơi dậy tính năng động, và tạo lập môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Chính phủ ta lấy ngày 13-10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam” để kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới Công thương Việt Nam ngay trong những ngày dầu dựng nước (13/10/1945) vừa nói lên tầm nhìn chiến lược của người sáng lập Đảng mà Đảng ta phải kế thừa, vừa nói lên vị

trí không thể thiếu được của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (xem Phụ lục 1).

Dưới đây điểm lại sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong 4 năm đầu thế kỷ này đối với sự phát triển kinh tế quốc dân.

Với những chính sách mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX (3/2002), kinh tế tư nhân có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện ở những mặt nổi bật sau:

- Tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp.

Dưới tác động tích cực của chính sách đổi mới, số lượng doanh nghiệp tăng lên đột biến: Trong 9 năm (1991–1999) có 45.000 doanh nghiệp đăng ký, gần 4 năm (từ 1/1/2000 đến 9/3003) có 72.601 doanh nghiệp đăng ký, đưa

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 57 - 60)