DNTBTN % so năm trước

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 48 - 51)

% so năm trước - DNTN % so năm trước - CTTNHH % so năm trước - CTCP % so năm trước 18894 23,7 12464 14,2 6303 48,6 127 7,6 25002 32,4 17500 40,4 7350 16,7 152 19,7 26021 4,1 18750 7,1 7100 - 3,4 171 12,5 Nguồn: [45, 216].

- Sự phân bổ (tự nhiên) về ngành nghề của kinh tế tư nhân cũng không đều.

Thống kê giai đoạn 1997–1998 thấy trong tổng số 26.021 cơ sở thì doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chiếm 49% (12.753 cơ sở); doanh nghiệp sản xuất chỉ chiếm 22% (5.620 cơ sở) trong đó quá nửa là doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, còn lại 7.648 doanh nghiệp (chiếm 29%) thuộc các lĩnh vực khác.

Số lượng doanh nghiệp tăng rất nhanh, đặc biệt tăng vượt bậc từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp. Năm 1991 mới có 123 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mà đến cuối năm 2001 đã lên tới 66.780 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp tư nhân 58,76%, công ty TNHH 38,68%, công ty cổ phần 2,55%, công ty hợp doanh 0,01%).

Cùng thời gian trên, doanh nghiệp Nhà nước và tập thể lại suy giảm về số lượng (từ khoảng 12.000 doanh nghiệp xuống còn khoảng gần 5.600 doanh nghiệp ở năm 2000). Thực chất của hiện tượng này là giảm sở hữu tập thể hình thức, không hiệu quả và cơ cấu lại sở hữu nhà nước dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước để giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đồng thời tăng cường các hình thức sở hữu của khu vực

kinh tế tư nhân. Sự chuyển dịch cơ cấu sở hữu nói trên góp phần khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí và không hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đặc biệt là khắc phục tình trạng vô chủ của sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, vốn là vấn đề nan giải trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây và làm cho nền kinh tế trở nên năng động và hoạt động có hiệu quả hơn. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại phát triển khá nhanh, góp phần làm cho bức tranh kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta thêm phong phú và sinh động.

- Kinh tế tư nhân đã đóng góp một tỷ trọng khá lớn và ổn định trong tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Nhờ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh nên khu vực kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng quan trọng vào GDP của nền kinh tế: “từ 102.468 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 151.388 tỷ đồng vào năm 1998, chiếm tỷ trọng 41,06% (giá hiện hành)” [45, 130]. Theo báo cáo “Một số nét về thực trạng hiện nay của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam”của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (tháng 1/1999) thì: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần tạo ra khoảng 16% GDP; cá nhân và nhóm kinh doanh tạo ra 8% GDP. Như vậy là toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp tạo ra 24% GDP, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 50% GDP; còn lại là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tạo ra khoảng 26% GDP. Theo số liệu trên, thì toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân (kể cả lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp) tạo ra khoảng gần 1/2 GDP của cả nước - đây thực sự là đóng góp rất đáng kể của toàn bộ khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân ở nước ta.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu chững lại vào năm 1997 - sau một thời gian phát triển mạnh. Những con số sau đây thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của từng loại hình kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung: Kinh tế cá thể có tốc độ tăng GDP gần 10% năm 1995 xuống còn 7% vào năm 1996, 6% năm 1997 và 5% năm 1998; Kinh tế tư bản tư nhân năm

1995 có mức tăng GDP là 9% đã tăng lên 14% vào năm 1996, nhưng sang năm 1997 tụt xuống còn 10% và năm 1998 còn 7%; Cũng trong thời gian ấy, kinh tế nhà nước từ mức tăng trưởng GDP là 9% năm 1995, tăng lên 11% năm 1996, giảm xuống còn 10% năm 1997 và chỉ còn 6% năm 1998, duy chỉ có khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là giữ được mức tăng trưởng GDP cao và khá ổn định, năm 1998 có giảm so với 2 năm trước đó nhưng vẫn cao hơn năm 1997 và gấp hai lần tốc độ tăng của khu vực kinh tế tư nhân, hơn ba lần tốc độ tăng của kinh tế nhà nước; Sự sút giảm của các khu vực kinh tế nói trên đã kéo theo sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế: 9% GDP năm 1995 xuống còn 5,8% vào năm 1998 (xem Phụ lục 6a)

Sự suy giảm của khu vực kinh tế tư nhân một mặt là do tác động trực tiếp, trước mắt của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, mặt khác lại chính do cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô của Nhà nước tỏ ra chưa phù hợp với đòi hỏi của khu vực kinh tế tư nhân đã có nhiều đổi khác sau 10 năm đổi mới; đồng thời cũng do những hạn chế về năng lực nội tại của bản thân khu vực kinh tế tư nhân...

Đến cuối kế hoạch phát triển kinh tế 1996-2000, GDP của kinh tế tư nhân chiếm 42,3% GDP toàn quốc, và nếu chia hai lĩnh vực lớn là phi nông nghiệp và nông nghiệp thì như sau:

Trong các ngành phi nông nghiệp, mức đóng góp chiếm tỷ lệ khá cao, bằng 63,6% của khu vực tư nhân. Năm 2000, GDP khu vực phi nông nghiệp tăng 25,94% so với năm 1996, bình quân tăng hơn 7,0%/ năm. Tính chung mức đóng góp của các ngành phi nông nghiệp trong kinh tế tư nhân chiếm 26,87% GDP toàn quốc. Trong các ngành nông nghiệp, năm 2000 GDP của kinh tế tư nhân chiếm 15,4% GDP toàn quốc, và chiếm 63,2% GDP của nông nghiệp nói chung. Trong đó, kinh tế hộ chiếm 98% GDP kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.

Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế

Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng sản phẩm trong nước

1. Khu vực doanh nghiệp Chia ra: Chia ra:

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 48 - 51)