Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đại hội IX của Đảng (4 2001)

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 54 - 57)

- DN ngoài quốc doanh DN có vốn ĐTNN

2.2.1 Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đại hội IX của Đảng (4 2001)

của Đảng (4 -2001)

Bước vào thế kỷ XXI, cách mạng nước ta vừa đứng trước thời cơ vận hội lớn, vừa phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức không thể xem thường. Với tinh thần tiến công cách mạng tiếp tục trên con đường đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã được triệu tập. Đại hội công khai họp từ ngày 19 đến ngày 22/4/2001 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.168 đại biểu thay mặt cho 2.479.717 đảng viên trong cả nước và 35 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế. Chủ đề của Đại hội là: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc,

tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX đã thông qua Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kế hoạch kinh tế – xã hội 2001-2005; Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) gồm 150 uỷ viên. Bộ Chính trị gồm 15 uỷ viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng…

Quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, về vai trò của kinh tế tư nhân là nhất quán kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn vào những năm gần đây, đặc biệt là từ Đại hội IX của Đảng (2001) và qua các quyết định mới của Chính phủ và Nhà nước ta từ năm 2001 đến nay.

Đường lối kinh tế của Đảng ta được Đại hội IX (4/2001) xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh” [18, 638].

Đại hội IX khẳng định phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Chủ trương tiếp tục phát triển chính sách kinh tế nhiều thành phần, bổ sung thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và sắp xếp các thành phần kinh tế theo thứ tự phù hợp hơn, coi trong kinh tế tư nhân trong nước, chú trọng hơn đến nội lực của nền kinh tế. Đại hội khẳng định:

Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là

bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Về kinh tế tư nhân, trong Báo cáo Chính trị có đoạn viết: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để khu vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước… Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh[18, 646].

Coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế quốc dân trong suốt thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội (bên cạnh nền kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã từng bước đóng vai trò nền tảng) đã nói lên rằng, Đảng ta coi phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong nền kinh tế quốc dân.

Nhằm hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX chủ trương:

“Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu như: Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình

đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa; từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh… Kinh tế cá thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển. Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực mà trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm; khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động” [18, 721-724].

Không chỉ dừng lại ở những chủ trương kinh tế cụ thể, Đại hội IX còn đề ra “Định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005”: Trong giai đoạn 2002-2005 tập trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để đảm bảo các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thực sự là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, “kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh. Thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển sản xuất” [18, 833].

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 54 - 57)