Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đại hội VIII của Đảng (6-1996)

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 40 - 43)

đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân trong những năm 1996 –

2.1.1 Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đại hội VIII của Đảng (6-1996)

của Đảng (6-1996)

Quan điểm lớn của Đảng về kinh tế tư nhân từ Đại hội VI trở đi là nhất quán. Đại hội VII cũng như các Hội nghị giữa nhiệm kỳ đều khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc sống. Chính sách ấy đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế; khơi dậy được nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội; thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa, tạo ra sức cạnh tranh sống động trên thị trường… Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo và qua thực tiễn phát triển của kinh tế tư nhân, vẫn cần phải khắc phục trên cả lĩnh vực lý luận và thực tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng họp từ ngày 22- 6 đến ngày 1/7/1996 tại Hà Nội (trong đó từ ngày 22 đến ngày 26- 6 Đại hội nội bộ). Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho 2.130.000 đảng viên trong cả nước và còn có 41 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện: Báo cáo Chính trị; Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (1996-2000); Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII gồm 170 uỷ viên, Bộ Chính trị gồm 19 uỷ viên, đồng chí Đỗ Mười được bầu là Tổng Bí thư của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương tôn vinh Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, tiếp tục làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.

Trong lĩnh vực kinh tế mà đặc biệt về kinh tế tư nhân, Đại hội VIII đã kết luận: Trên tổng thể, việc đề ra chính sách đối với kinh tế tư nhân là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã nắm vững và kiên trì đường lối đó, thường xuyên nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để có những điều chỉnh, bổ sung và phát triển cần thiết. Đảng và Nhà nước ta đã sớm có biện pháp sửa chữa đúng đắn, kịp thời những chỗ chưa đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh trong chính sách do chưa nhìn nhận thấu đáo, triệt để và nhất là do thực tiễn làm nảy sinh.

Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đã được tạo ra, Đảng nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ và sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc… Một trong những bài học chủ yếu được đề cập trong Báo cáo Chính trị trình tại Đại hội là: “Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội…” [18, 459].

Đại hội nhấn mạnh: “Nếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ mới, thì việc phát triển nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp” [25, 24].

ở Đại hội VIII, nhận thức của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở tầm cao hơn, đặt cơ sở cho những quyết sách đúng đắn với tính khả thi cao đối với việc phát triển kinh tế tư nhân, một khu vực kinh tế có vị trí trong nền kinh tế của đất nước.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớn giải phóng và phát triển sức sản xuất, đưa đến những thành tựu kinh tế xã hội quan trọng qua 10 năm đổi mới. Văn kiện Đại hội VIII khẳng định: Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh; đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức kinh doanh. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, do đó cần phải đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và hợp tác, làm cho kinh tế Nhà nước thực sự làm ăn có hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Cùng với việc chăm lo cho các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, thành phần kinh tế tư nhân cũng nhận được sự quan tâm lớn của Đại hội: “Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý để mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn và có chính sách thích hợp khuyến khích họ tự tổ chức hoặc tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác và các hình thức liên doanh, liên kết với kinh tế nhà nước.

Thực hiện các biện pháp chính sách để khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của đất nước. Bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp

pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh” [18, 602-603].

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 40 - 43)