Đảng chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trong 5 năm 1996

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 43 - 48)

đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân trong những năm 1996 –

2.1.2 Đảng chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trong 5 năm 1996

1996 - 2000

Quan điểm chỉ đạo bao trùm để từ đó quy định các phương pháp tư tưởng cho mỗi chủ trương cụ thể là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.

Trước hết, Đảng ta chủ trương lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.

Đảng chủ động kế hoạch đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng; tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài…

Đảng chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế.

Đảng đã đề ra những chủ trương, chính sách đối với từng thành phần trong khu vực kinh tế tư nhân trên cơ sở kiểm soát và dự đoán được sự phát triển của nó: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển của sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã” [25, 96].

Đảng ta có sự chỉ đạo rất rõ ràng đối với kinh tế tư bản tư nhân vì: kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần vào xây dựng đất nước. Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài; bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho nền kinh tế, xã hội.

Đảng cũng chủ trương cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển của đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau. Theo đó đòi hỏi phải có một hệ thống toàn diện các quan điểm, các văn bản pháp quy, các nghị định, nghị quyết… của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, một hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nói chung phát triển có tổ chức và hiệu quả.

Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân, Đại hội VIII còn đề cập đến một khía cạnh khác của thành phần kinh tế này, đó là khả năng tham gia vào việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Thực thi chính sách bảo hộ sở hữu tài sản và vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ… đối với kinh tế tư nhân; mặt khác khuyến khích các chủ doanh nghiệp dành cổ phần ưu đãi để bán cho người lao động tại doanh nghiệp, xây dựng quan hệ hợp tác giữa chủ và thợ trên cơ sở thực hiện Luật Lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của cả hai bên.

Có thể nói, Đại hội VIII của Đảng là sự cụ thể hoá chủ trương, chính sách một cách sáng tỏ, vượt bậc về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân thời kỳ này có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn so với các thời kỳ trước, bởi bên cạnh sự khẳng định trên phương diện đường lối, kinh tế tư nhân còn được khuyến khích phát triển bởi các chính sách ưu đãi, được pháp luật bảo hộ về vốn và tài sản hợp pháp… Kinh tế tư nhân cũng dần khẳng định được vị thế của mình và ngày càng có đóng góp lớn hơn cho xã hội…

Sau Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ (khoá VIII) tháng 12/1997 lại khẳng định: “Tiếp tục cụ thể hoá chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần”“Khuyến khích phát triển và quản lý tốt kinh tế tư bản tư nhân” [53, 76], đồng thời chủ trương phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các biện pháp cụ thể. Nhà nước chủ động đầu tư và gọi vốn của các thành phần kinh tế…; nghiên cứu thí điểm việc Nhà nước góp vốn mua cổ phần của các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước thuê nhà kinh doanh tư nhân quản lý doanh nghiệp.

Từ sau năm 1997 đến nay, trong xu thế “chủ động hội nhập” kinh tế khu vực và quốc tế, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu chung của nước ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội càng được đẩy mạnh.

Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ 1/1/2000, cùng với việc Chính phủ bãi bỏ trên 100 loại giấy phép kinh doanh không còn phù hợp là bước tiến quan trọng trên con đường tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng.

Riêng về nông nghiệp, Chính phủ còn có hẳn một Nghị quyết (03/2000/NQ–CP) nói về kinh tế trang trại với những nội dung cơ bản như: Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại; Một số chính sách lâu dài của Nhà nước đối với kinh tế trang trại; Các chính sách cụ thể về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, khoa học, công nghệ, môi trường, thị trường, bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại, nghĩa vụ của chủ trang trại...

Từ năm 1998 đến năm 2001, nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp lý liên quan đến kinh tế tư nhân bao gồm các văn bản quan trọng (Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước (sửa đổi) – 1998, Nghị định số 50/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển, Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về quy chế đầu tư và quản lý

xây dựng, Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số hoạt động khoa học và công nghệ, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 26/9/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về việc đăng ký kinh doanh, Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 19/QĐ- TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh, Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 19/3/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải).

Đây chính là cơ sở pháp lý để cho kinh tế tư nhân tồn tại, hội nhập và phát triển cùng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đương nhiên những văn bản trên cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi cho chặt chẽ, sát thực đối với các phạm vi điều chỉnh của nó, bảo đảm tính hướng đạo “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Với ba kỳ Đại hội Đảng, đất nước ta đã có tròn 15 năm xây dựng theo đường lối đổi mới (1986 - 2000), và cũng là lúc thế kỷ XX vừa khép lại.

Những thành tựu của 15 năm nói trên, nhất là thành tựu của chặng đường 5 năm cuối (1996-2000) về phát triển kinh tế – xã hội có vai trò và sự đóng góp khá quan trọng của kinh tế tư nhân.

Kinh tế tư nhân càng đóng góp nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất nước càng có chỗ đứng trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

- Kinh tế tư nhân có sự phát triển về số lượng ở các hình thức sản xuất, kinh doanh.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ có tốc độ tăng về số lượng không đều khi lên, khi xuống: năm 1996 có 2.215.000 hộ, tăng 8% so với năm 1995 (2.050.200 hộ), tỷ lệ này giảm đáng kể nếu so với tỷ lệ tăng của năm 1995 so với 1994 (34%).

Theo dõi qua thống kê vẫn thấy: đa số các cơ sở kinh tế tư nhân đều tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiếp đến là sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn: trong tổng số trên 2,2 triệu hộ cá thể, tiểu chủ được khảo sát thời kỳ 1997-1998 thì: lĩnh vực dịch vụ (bán lẻ, vận tải, dịch vụ cá nhân, khách sạn, nhà hàng, bán buôn và đại lý) có trên 1,2 triệu cơ sở, chiếm tới 55% tổng số; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chế biến thức ăn, dệt may, sản phẩm gỗ, xây dựng, khai thác) với 527 ngàn cơ sở, chiếm 26,3% và cuối cùng là lĩnh vực nông nghịêp (ngư nghiệp, chăn nuôi lâm nghiệp và các doanh nghiệp khác) với khoảng 369 ngàn cơ sở, chiếm 18,8% (xem Phụ lục 5). Và đến năm 2000, cả nước có 9.793.878 hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, có 7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài hợp tác xã; 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Trong số hộ kinh doanh cá thể thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, giao thông vận tải chiếm 11,62%, xây dựng 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,46%.

Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH tình hình phát triển số lượng cũng tương tự. Các loại hình kinh tế tư bản tư nhân có tốc độ tăng cao với mức tăng 60% (giai đoạn 1993 - 1994) xuống còn 37%/năm (giai đoạn 1996-1997) và giảm còn 4%/năm vào năm 1998. Như vậy, nếu xét về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp TBTN có tốc độ gia tăng mạnh và cao hơn so với các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ khoảng gần 3 lần (37%/13%). Cụ thể là doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng giai đoạn năm 1997 là 36%, năm 1998 còn 7%; công ty TNHH có tốc tăng trưởng tương ứng là 49% và 3%; công ty cổ phần là 138% và 13% và mức bình quân chung của khu vực kinh tế tư nhân vào khoảng 20% ( xem thêm bảng 4).

Bảng 4: Số cơ sở kinh tế tư nhân giai đoạn 1996 – 1998

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 43 - 48)