Đảng chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trong 5 năm 1991

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 30 - 36)

1991 - 1995

Để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển dễ dàng, hợp pháp, Đảng ta chủ trương “tiếp tục đổi mới, bổ sung và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật kinh tế”, đơn giản hoá các thủ tục về thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp.

Về cơ chế quản lý, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác liên doanh tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài, xoá bỏ độc quyền và đặc quyền ở hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế, chấp nhận sự phá sản của các đơn vị làm ăn thua lỗ.

Những quan điểm chỉ đạo về quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế tư nhân đã toát lên tinh thần tiếp tục đổi mới và hướng phát triển cho thành phần kinh tế này.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ (khoá VII) tháng 11/1991, đã thông qua Nghị quyết “Về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1992-1995”. Nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta, sắp xếp lại, củng cố, tăng cường khu vực kinh tế quốc doanh, tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể và loại bỏ những trở ngại đang kìm hãm các thành phần kinh tế khác, Hội nghị đã tập trung bàn về kinh tế ngoài quốc doanh, đưa ra một số chủ trương, biện pháp lớn để phát triển kinh tế tư nhân, cá thể, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế hộ cá thể, tư nhân trong nông nghiệp là một chính sách nhất quán, lâu dài trong thời kỳ quá độ”. Trong chuyên đề về kinh tế ngoài quốc doanh, Hội nghị đã đưa ra một số chủ trương biện pháp lớn nhằm để phát huy tiềm năng của kinh tế tư nhân, cá thể với nội dung chính như sau:

- Bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định.

- Xoá bỏ những cấm đoán và ràng buộc vô lý, những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất – kinh doanh của nhân dân.

- Cải cách bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế.

- Khuyến khích thành lập các tổ chức kinh tế - xã hội của doanh nghiệp tư nhân và cá thể, làm người đại diện cho các thành viên trong việc đối nội, đối ngoại và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

Sau Đại hội VII, Nhà nước tiếp tục ban hành những văn bản pháp quy có tác dụng tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Điều 21 của Hiến pháp năm 1992 quy định: tư nhân đựơc lập doanh nghiệp và chọn mặt hàng kinh doanh. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.

Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty.

Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi được ban hành năm 1992. Luật này cho phép người nước ngoài và Việt kiều bỏ vốn thành lập cơ sở kinh doanh ở Việt Nam, Nhà nước bảo vệ tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật đã quy định.

Luật Đất đai (1993), Luật Phá sản doanh nghiệp (1994), Luật Lao động (1994), Luật Đầu tư trong nước (1994) đều có những điều đảm bảo cho quyền và lợi ích của kinh tế tư nhân.

Ngoài ra Nhà nước còn ban hành những pháp lệnh, Thông tư, Nghị định, Nghị quyết, Quy định Thủ tục về doanh nghiệp tư nhân và công ty tư nhân, như Pháp lệnh kinh tế cá thể, doanh nghiệp và công ty tư nhân” (1993), “Thủ tục thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân” (1994). Trong “Thủ tục thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân” có ghi: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của công ty, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của công ty với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động”.

Thành tựu của kinh tế tư nhân trong 5 năm (1991-1995) đã thể hiện sự chỉ đạo có hiệu quả của Đảng ta đối với khu vực kinh tế nhiều năng động này.

Kinh tế tư nhân trong 5 năm (1991-1995) đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên nhiều phương diện. Sự đóng góp đó là điều kiện để tồn tại và phát triển của chính nó.

- Sự phát triển về số lượng của các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã nói lên rằng sự có mặt ngày càng nhiều của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần là hợp quy luật và theo ý thức của Đảng. Từ khi thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986), kinh tế tư nhân đã phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động khá nhanh chóng.

Đặc biệt với Nghị định số 221/HĐBT (ngày 23/7/1991) về “Cá nhân và nhóm kinh doanh”, kinh tế tư nhân đã có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển (bảng 2). Năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, thì đến năm 1992 (sau một năm thực hiện Nghị định số 221/HĐBT) đã có 1.498.600 hộ cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh và năm 1995 lên tới 2.050.200 cơ sở, tăng thêm 51.100 cơ sở. Bình quân giai đoạn 1990-1995,

mỗi năm tăng 553.775 cơ sở, và tốc độ tăng hằng năm hơn 20% (xem Phụ lục 2).

Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng có bước phát triển vượt bậc về số lượng (Phụ lục 7). Năm 1991 tổng số các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là 414, năm 1992 là 5.198 (tăng 1.155%), và đến năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp.

Đơn vị sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân đa số được thành lập mới (chiếm khoảng 90%), số còn lại (khoảng 10%) là do chuyển đổi hình thức sở hữu từ các doanh nghiệp nhà nước và tập thể sang hình thức sở hữu tư nhân trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể theo yêu cầu của thị trường.

Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng giai đoạn 1992 – 1994 do sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô - đặc biệt là Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty.

- Sự phát triển theo ngành nghề sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phong phú chứng tỏ sự nhạy bén của nó trong cơ chế thị trường.

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân có sự phân bổ tự nhiên không đều: các ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn hơn so với các ngành sản xuất. Hiện tượng này phổ biến ở cả các cơ sở có quy mô nhỏ (cá thể, tiểu chủ), cả cơ sở có quy mô lớn hơn (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn).

Một vài con số dẫn ra dưới đây (theo Tổng cục Thống kê) cho thấy điều đó: năm 1995, trong tổng số 1.882.792 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ thì có đến 940.994 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng, 707.053 cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp, xây dựng, và chỉ có 234.751 cơ sở trong các lĩnh vực còn lại (xem Phụ lục 4).

Năm 1991-1995, trong tổng số 17.442 cơ sở thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ có khoảng 6.802 cơ sở, chiếm tỷ trọng 39%; công nghiệp chế biến có khoảng 6.105 cở sở, chiếm tỷ trọng 35%; còn lại là 4.534 cơ sở thuộc các lĩnh vực khác, chiếm khoảng 26%.

- Những đặc điểm về vốn, lao động và khả năng kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân có những giá trị về tiềm năng đáng chú ý.

Nguồn vốn để cho các doanh nghiệp và công ty tư nhân huy động là vốn tự có trong dân cư. Theo ước tính của các chuyên gia tài chính, nguồn vốn dưới các dạng trong dân có khoảng 200 tỷ USD, xấp xỉ bằng 300.000 tỷ đồng Việt Nam. Cho đến cuối năm 1993 số vốn đưa vào đầu tư kinh doanh mới đạt 3000 tỷ đồng, bằng khoảng 1,0% số vốn tồn tại trong dân. Với số vốn to lớn đó, nếu biết huy động và sử dụng hợp lý thì nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng hơn rất nhiều so với hiện nay. Tới ngày 1/1/1994, vốn theo điều lệ của các doanh nghiệp và CTTN có là 232 tỷ đồng. Nhưng vốn thực tế dùng vào việc sản xuất kinh doanh là 8.128 tỷ đồng, tăng 349% so với vốn theo điều lệ. Trong thời gian này, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ khoảng 90% tổng số vốn kinh doanh của xã hội, nhưng tỷ suất lợi nhuận bình quân của khu vực kinh tế này chỉ đạt 0,97% trong năm, còn khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm 10% số vốn nhưng tỷ suất bình quân đạt 2,16% trong năm. Tính đến cuối năm 1994, số vốn của các DNTN theo đăng ký là 6.602,8 tỷ đồng, nhưng trong thực tế vốn đầu tư sản xuất kinh doanh còn lớn hơn nhiều [41, 87].

Sức lao động mà kinh tế tư nhân khai thức khá dồi dào. Dân số nước ta thời điểm năm 1992 có khoảng trên 50 triệu người, trong đó có khoảng 50% là đang độ tuổi lao động. Theo số liệu thống kê năm 1992 thì có 31,83 triệu người đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế, 3 triệu người ở trong tình trạng thất nghiệp. Sở dĩ như vậy vì hằng năm chúng ta có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, chưa kể số bộ đội xuất ngũ và hàng vạn lao động xuất khẩu trở về nước. Số cán bộ nhà nước cắt giảm hằng năm cũng

chiếm tỷ lệ khá lớn. Tất cả số lao động dư thừa đó cần có việc làm. Năm 1991, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút 9,657 triệu lao động, chiếm 31,2%, năm 1992 là 10,211 triệu, xấp xỉ bằng 32,0% tổng số lao động trong cả nước. Trong 3 năm 1990 - 1993, kinh tế tư nhân đã giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động, trong đó thanh niên đến độ tuổi lao động là 35%, cán bộ công nhân viên chức nhà nước phải nghỉ việc là 25%, bộ đội phục viên là 12%, sinh viên tốt nghiệp là 7% và 21% là đối tượng khác (xem bảng 1). Riêng 6 tháng đầu năm 1994 khu vực kinh tế tư nhân đã giải quyết việc làm cho 0,5 triệu người. Điều này khiến cho quan niệm của người lao động về việc làm có sự thay đổi. Trước đây, người ta thường tìm việc làm trong biên chế nhà nước, cho rằng chỉ có vào khu vực nhà nước mới được coi là có việc làm, thì ngày nay chuyển sang cho rằng làm bất cứ việc gì miễn là có thu nhập hợp pháp thì đều được coi là có việc làm. Người lao động không còn ỷ lại, chờ đợi nhà nước sắp việc mà chủ động tìm kiếm việc cho mình. Năm 1994, lao động có trình độ Đại học trở lên trong các doanh nghiệp và công ty tư nhân có tới 13.814 người, so với năm 1990 tăng 151%. Nguồn gốc xuất thân của cán bộ quản lý các công ty và các doanh nghiệp tư nhân rất phong phú: Bộ đội về hưu chiếm 42,72%, thành phần ngoài quốc doanh khoảng 43,38%, viên chức nhà nước 0,42%... Thành phần xuất thân như vậy nói lên ở nước ta chưa có truyền thống doanh nghiệp lâu đời. Tuổi đời của các cán bộ quản lý từ 40 tuổi trở lên chiếm tới 60,7%, đây là một hạn chế lớn cho sự phát triển các doanh nghiệp.

Khối lượng doanh thu của kinh tế tư nhân cú ý nghĩa nhất định. Năm 1990, lợi nhuận bình quân một lao động so với doanh thu chiếm 7%, lợi nhuận bình quân một doanh nghiệp so với doanh thu là 7,09%. Năm 1993 tỷ lệ tương ứng là 4% và 4,67%. Doanh thu bình quân một doanh nghiệp trong năm 1991 so với năm 1990 tăng 49%, năm 1992 so với năm 1991 tăng 78%, năm 1993 so với năm 1992 tăng 43,5%.

Như vậy, tỷ lệ giữa doanh thu và lợi nhuận là quá chênh lệch nhau. Nhưng cũng không phải vì lý do đó mà kết luận đời sống của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân khó khăn hơn trong khu vực kinh tế nhà nước.

Phát triển kinh tế tư nhân đã tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ năm 1990 đến năm 1994 kinh tế tư nhân nộp cho nhà nước 676 tỷ đồng, đạt 2,93% so với doanh thu. Trong đó, năm 1990 (thấp nhất) với 13 tỷ đồng; năm 1991: 23 tỷ đồng; năm 1992 (cao nhất): 326 tỷ, năm 1993: 310 tỷ đồng, năm 1994 (giảm đột ngột) còn 23 tỷ đồng. Tỷ lệ nộp thuế của kinh tế tư nhân so với kinh tế quốc doanh còn thấp. Điều đó cho thấy sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân chưa ổn định, năng suất lao động bấp bênh. Tuy tỷ lệ nộp thuế của kinh tế tư nhân thấp nhưng đã góp một phần quan trọng vào ngân sách nhà nước hằng năm (xem bảng 1).

Bảng 1 : Một số chỉ tiêu cơ bản của thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta (1991-1995)

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính 1991 1992 1993 1994 1995

1. Số lao động người 26 22 20 21 18

- Doanh nghiệp tư nhân Nt 8 8 8 11 9

- Công ty TNHH Nt 53 53 53 51 45

- Công ty cổ phần Nt 89 90 89 114 133

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế tư nhân 1991 2004 (Trang 30 - 36)