PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho công ty cổ phần fiditour chi nhánh cần thơ năm 2015 (Trang 58)

4.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô

4.3.1.1. Các yếu tố về kinh tế

a) Tổng sản phẩm quốc dân

Trong nước: Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, có điều kiện thuận lợi để

đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo điều tra của Tổng Cục Thống kê (2013). Tính chung năm 2013, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, cao hơn mức 2,07% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, cao hơn mức 5,18% của 6 tháng đầu năm 2013, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế. Theo

Hình 4.12. Khi nhân viên đón tiếp khách hàng

57

tổng cục thống kê thì đây là mức tăng GDP cao hơn so với mức tăng cùng kì vào năm 2012 và 2013 và cả 3 khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013.

Theo kết quả thống kê cho thấy, khu vực dịch vụ luôn là mức đóng góp cao vào mức tăng trưởng chung và chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến 43,61% trong tổng khu vực. chứng tỏ rằng nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần. Ngoài ra, ngành dịch vụ có xu hướng tăng trưởng cao, điều nà cũng có nghĩa là nhu cầu về du lịch, giải trí ngày càng tăng lên, đây là cơ hội cho lĩnh vực phục vụ du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm để thu hút nhiều khách.

Địa phương: Theo kết quả điều tra của Tổng Cục Thống Kê (2013), thu nhập của người dân Đồng Băng Sông Cửu Long ngày càng được cải thiện và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 tăng 49,7% so với năm 2006 chỉ sau 2 năm mà mức tăng trưởng vượt bậc. Tiếp theo đó là năm 2012 tăng 44,1% so với năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 1797 USD/người/năm. Qua kết quả cho thấy, thu nhập của người dân vùng Đồng Băng Sông Cửu Long ngày càng tăng, mức thu nhập tăng thì dẫn đến người dân sẽ có nhiều nhu cầu cho cuộc sống của mình hơn. Trong đó nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu đối với những người có thu nhập cao và ổn định.

Hình 4.13. Thu nhập bình quân đầu người vùng ĐBSCL (2006- 2012)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thành Phố Thơ Thơ năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP ở mức 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người 62,9 triệu đồng/ năm 2013 .Theo dự đoán của Tổng cục thống kê thì mức thu

628 940 1247 1797 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2006 2008 2010 2012 USD Thu Nhập

58

nhập bình quân của người dân sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới, khi đó người dân sẽ có điều kiện đáp ứng nhu cầu đi du lịch giải trí, tham quan.

b) Hệ thống cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng của thành phố được đầu tư phát triển khá đồng bộ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thành phố, góp phần để thành phố Cần Thơ được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đã được đầu tư như công trình cầu Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhiều tuyến giao thông được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng như tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61B, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Cừ. Tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Thành phố Cần Thơ có sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sân bay đã đi vào hoạt động 4 năm khai thác đường bay từ Hà Nội – Cần Thơ và ngược lại, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, cũng vừa thu hút phát triển du lịch. Tới đây, nhiều đường bay mới từ Cần Thơ đến các vùng miền trong cả nước, các chuyến bay đi và đến các nước sẽ chính thức đi vào khai thác tạo cơ hội lớn cho du lịch cần Thơ phát triển, đồng thời đây cũng là cơ hội cho các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Cần Thơ phát triển các tour du lịch quốc tế.

Ngoài ra, nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dung như tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Ô Môn, hệ thống các siêu thị được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho thành phố Cần Thơ mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Metro Cash & Carry, Co-opmart, Vinatex, Maximart, Big C, Nguyễn Kim. Dịch vụ rất đa dạng, và có rất nhiều loại hình dịch vụ đã phát triển mạnh tại Cần thơ như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, xã hội,… Ngoài ra vào tháng 12/2014 thành phố Cần Thơ sẽ khởi công xây dựng công trình Cầu Đi Bộ Bến Ninh Kiều kết hợp cùng bãi biển nước ngọt Cần Thơ đây là một cơ hội thu hút khách du lịch đến với Cần Thơ nhiều hơn và cũng hỗ trợ cho các công ty du lịch phát triển.

4.3.1.2. Sự phát triển của công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Với số lượng máy vi tính trên đầu người và kết nối Internet trên đầu người, số lượng điện thoại di động trên đầu người ngày càng cao hứa hẹn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp biết tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử và công nghệ viễn thông.

Trong lĩnh vực lữ hành thì sự phát triển của Internet đóng vai trò như một kênh phân phối hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp giảm đi chi phí phân phối. Tiêu biểu

59

là hình thức bán tour du lịch qua hệ thống online, các hình thức quảng cáo, giới thiệu, hoặc tiện lợi trong việc chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp thông qua hệ thống mail điện tử…

4.3.1.3. Các yếu tố chính trị pháp luật

Tình hình chính trị trong nước ở Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng khá ổn định Chính trị trong nước ổn định là điều kiện đầu tiên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì nơi nào có hòa bình thì nơi đó thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và lưu trú nhiều hơn và lâu hơn. Đa số đi du lịch là nhằm mục đích tham quan và giải trí nên khách du lịch luôn chọn những điểm du lịch an toàn về an ninh chính trị để đến. Chính vì vậy, nền kinh tế chính trị ổn định phần nào đã tạo sự thu hút khách đến Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Tuy nhiên, vào đầu năm 2014 đến nay, tình hình tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng một phần lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và trong đó khách du lịch Trung Quốc giảm nhiều nhất, một phần khách du lịch lo sợ đi du lịch đường biển nên các phương tiện đường biện cũng giảm khách du lịch.Vì vậy, do tình hình tranh chấp đó đã ảnh hưởng đến ngành du lịch rất nhiều vào đầu năm nay.

Nhằm đối phó với tình hình lượng khách du đến Việt Nam giảm, ngành du lịch nước ta đã có chiến dịch quảng bá du lịch “ An toàn- Thân thiên- Chất lượng” . Để thực hiện chiến dịch này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra 14 giải pháp cấp bách về thông tin, xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm sẽ được thực hiện từ nay đến tháng 3/2015. Trong đó, Bộ đã thông tin về gói du lịch miễn phí dành cho du khách quốc tế đến khám phá Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 9/2014; tổ chức đoàn Presstrip dành cho các hãng trên đến một số địa phương trọng điểm du lịch để thấy được Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện, người dân thể hiện lòng yêu nước có văn hóa. Để hưởng ứng chiến dịch trên từng địa phương điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ từ hệ thống nhà hàng khách sạn đến các khu vui chơi, tất cả nhằm tạo đà tăng trưởng du lịch bền vững trong những năm tiếp theo.

Nhìn chung, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn về điểm đến thân thiện và tình hình an ninh chính trị trong nước ổn định cũng làm yếu tố thu hút du khách quốc tế. Đồng thời với những chương trình, những luật định cũng như những chính sách của Chính phủ, Bộ văn hóa thể thao và Du lịch. Tổng cục du lịch về hoạt động trong ngành du lịch đã tạo tiền đề và hứa hẹn những tín hiệu vui cho ngành du lịch Việt Nam.

Năm 2015, điều đó cũng tạo cơ hội hấp dẫn cho các cơ sở kinh doanh du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành nói riêng.

60

4.3.1.4. Môi trường tự nhiên

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, nghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh, nhiều điểm du lịch được UNESCO công nhận. Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó cá 16 bãi biển tắm đẹp nổi tiếng, được nhiều du khách biết đến. Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hóa. Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật- văn hóa khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng độc đáo như thé, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác,những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.

Thành phố Cần Thơ là một vùng đất phì nhiêu, được bao bọc bởi con sông Hậu, nơi đây mưa gió thuận hòa, giàu tài nguyên du lịch. Vì thế, Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển ngành du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan di tích lịch sử. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt bao bọc bởi những vườn trái cây bốn mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái phát triển và đây cũng là loại hình du lịch được ưa thích hiện nay. Hơn nữa chợ nổi Cái Răng cũng là một trong những điểm du lịch được khách quốc tế và nội địa yêu thích ở Cần Thơ. Gần đây, Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam cũng đã khánh thành gần làng du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ với tổng đầu tư khá lớn, đây cũng là điểm móc quan trọng giúp Thành phố Cần Thơ ngày càng thu hút khách du lịch đến trong và ngoài nước. Với tài nguyên thiên nhiên du lịch phong tục lễ hội, làng nghề truyền thống tạo nên sức hút về du lịch lớn. Hiện nay, chi nhánh cũng đã đưa vào trong các tour du lịch của mình với nhiều điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Hội An, Huế, Động Phong Nha, Thiên Cầm, Mũi Né,…

Ngoài nguồn tài nguyên du lịch trong nước thì các nước lân cận như Thái Lan, Capuchia, Trung Quốc, Singapore là những nước có lợi thế mạnh về du lịch. Xu hướng du lịch nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau ngày càng tăng. Đó cũng là cơ hội lớn cho các công ty lữ hành kinh doanh các chương trình du lịch nước ngoài.

4.3.1.5. Các yếu tố văn hóa xã hội

Sự phát triển công nghiệp tại thành phố Cần Thơ đã tạo ra một môi trường ngột ngạt làm cho mọi người cảm thấy không thoải mái và luôn có xu hướng đi du lịch để

61

giải tỏa phiền muộn trong công việc, lo toan trong cuộc sống mà họ mắc phải. Mặc khác, đa số người Cần Thơ nói riêng và người miền Tây nói chung, họ có thói quen lựa chọn những điểm du lịch xa và chủ yếu là các loại hình vui chơi gải trí, tắm biển, nghỉ dưỡng. Do là vùng sống chủ yếu bằng nghề nông nên việc được tiếp xúc với những nơi có cảnh sắc thiên nhiên mới lạ là điều rất thú vị đối với họ. Mối quan hệ gia đình, dòng tộc đối với người miền Tây là rất quan trọng, họ thích sống và làm việc cũng như vui chơi theo cộng đồng, tập thể vì vậy mà họ có xu hướng thích đi du lịch cùng gia đình, bạn bè, đám đông. Tuy là người có lối sống phóng khoáng nhưng do thu nhập còn thấp so với nhiều vùng khác nên việc chi tiêu của họ còn khá hạn hẹp. Các doanh nghiệp lữ hành cần chú ý đến điểm này để có chiến lược định giá phù hợp.

4.3.1.6. Môi trường quốc tế

Quá trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh để phát triển du lịch.

Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát triển, giúp đào tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sự dỡ bỏ những hàng rào còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng đem lại những khó khăn trực tiếp, việc tham gia của các doanh nghiệp du lịch nước ngoài trực tiếp vào thị trường Việt Nam có thể sẽ đe dọa cho các doanh nghiệp trong nước.

4.3.2. Phân tích môi trường vi mô

4.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì phải có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà Nước, cho nên trong quá trình cạnh trah luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Thành phố Cần Thơ là một thị trường du lịch đầy tiềm năng và triển vọng nên số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ngày càng xuất hiện nhiều. Hiện tại trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có khoảng 27 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lữ hành, ngoài ra còn một số doanh

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho công ty cổ phần fiditour chi nhánh cần thơ năm 2015 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)