Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á (Trang 53 - 62)

Trong kỳ công ty hầu như không có các khoản giảm trừ doanh thu. Điều này khẳng định được chất lượng về sản phẩm của công ty. Với dây truyền sản xuất công nghệ cao, máy móc của công ty hầu như được nhập khẩu từ nước ngoài nên máy móc hoạt động tương đối ổn định, quy trình giám sát sản xuất chặt chẽ, quản lý chất lượng khắt khe trước khi đưa ra thị trường, các sản phẩm khi được bán trên thị trường điều đặt tiêu chuẩn về chất lượng. chính những điều này đã khẳng định chất lượng sản phẩm của công ty và tạo niềm

tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm vì vậy hàng trả về của công ty do chất lượng kém là không có. Bên cạnh đó, do chính sách bán hàng của công ty cũng khác. Việc ghi nhận doanh thu của công ty đã trừ hết các khoản giảm trừ chiết khấu khuyến mại. nên trong kỳ không xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu.

2.2.6. Kế toán giá vốn hàng bán

* Nội dung:

Trong doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là giá thành thực tế của hàng xuất bán. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên sử dụng tài khoản 632- giá vốn hàng bán để phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán.

Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền tháng để tính trị giá của hàng xuất bán. Cuối kỳ căn cứ vào các lần nhập kho phần mềm kế toán sẽ tự tính ra giá bình quân gia quyền theo công thức:

* Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Bảng tính giá thành…

* Tài khoản sử dụng: Do công ty là doanh nghiệp sản xuất và thương mại, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên

Đơn giá bình quân = + Trị giá thành phẩm nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ

sử dụng tài khoản 632 – giá vốn hàng bán để hạch toán giá vốn hàng xuất bán.

Bảng 2.3: Trích tình hình thực tế về giá vốn hàng xuất bán trong Qúy 4 năm 2011 ở công ty:

Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Dòng Sản phẩm Giá vốn hàng xuất bán Tỷ trọng (%) Bồn inox 65,153,125,575 25.54 Bồn nhựa 37,432,178,900 14.67 Bình nước nóng 46,894,430,125 18.38 Chậu rửa 16,750,284,140 6.57 Bình NLMT 14,410,169,772 5.65 Sơn tường 27,387,910,138 10.74 Bồn tắm 37,252,895,255 14.60 Sen vòi 9,845,570,078 3.86 Tổng 255,126,563,983 100

Biểu đồ 2.3: Giá vốn hàng xuất bán và doanh thu bán hàng

vốn hàng xuất bán cao (255,126,563,983 đồng) chiếm khoảng 65% doanh thu bán hàng trong quý. Trong đó, giá vốn mặt hàng bồn inox chiếm tỷ trọng cao nhất là 25.54% tương ứng với số tiền là 65,153,125,575 đồng. Bồn inox là mặt hàng chính nên được công ty đầu tư nhiều, sản xuất ra với số lượng lớn ( khoảng 35,000 sản phẩm / quý) , làm bằng chất liệu tốt (inox SUS 304 Nhật Bản siêu bền), kiểu dáng đẹp, có những tính năng vượt trội nên chi phí sản xuất cao, bao gồm nhiều loại sản phẩm như: bồn đứng, bồn ngang với nhiều dung tích khác nhau.Tuy giá vốn của mặt hàng này cao nhưng tương xứng với doanh thu mặt hàng này đem lại (100,235,540,125 đồng). Mặt hàng có giá vốn cao thứ 2 phải kể đến bình nước nóng với số tiền là 46,894,430,125 đồng, chiếm 18.38% trong tổng giá vốn hàng xuất bán. Bên cạnh những mặt hàng có giá vốn cao cũng có nhưng mặt hàng có giá vốn thấp ( vì chi phí sản xuất thấp hoặc sản lượng sản xuất thấp) . Bình NLMT là sản phẩm có tính năng vượt trội, mang tính công nghệ cao nên chi phí sản xuất cao. Nhưng do dòng sản phẩm này mới có mặt trên thị trường không lâu nên chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Do vậy, hiện tại trong quý 4 dòng sản phẩm này được sản xuất ra với số lượng không nhiều (giá vốn hàng xuất bán chiếm 5.65% trong tổng giá vốn hàng xuất bán của quý 4). Ngoài ra còn một số dòng sản phẩm có giá vốn thấp như: chậu rửa chiếm 6.57%, sen vòi chiếm 3.89%. Nhìn chung, giá vốn hàng xuất bán theo từng mặt hàng có sự khác nhau rõ rệt. Tuy công ty đã tính toán, hạch toán rõ ràng từng loại chi phí, phản ánh đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để tìm phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất một số mặt hàng nhưng với mục tiêu chất lượng cao nên giá vốn của một số mặt hàng có giảm song không đáng kể.

2.2.7. Kế toán chi phí bán hàng

* Nội dung : Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á phát sinh các khoản chi phí bán hàng chủ yếu là các khoản chi tiền xăng dầu, vé cầu đường…

*Chứng từ sử dụng: Kế toán chi phí bán hàng sử dụng các loại chứng từ sau:

- Phiếu chi, ủy nhiệm chi

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Các chứng từ khác...

* Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong tháng kế toán sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng

TK 641 được mở chi tiết theo từng khoản mục chi phí: TK 6411: Chi phí nhân viên.

TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415: Chi phí bảo hành

TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418: Chi phí bằng tiền khác

Bảng 2.4: Trích tình hình thực tế về chi phí bán hàng tại công ty vào quý 4 năm 2011: Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Các khoản mục chi phí Chi phí bán hàng Tỷ trọng (%)

Chi phí nhân viên 4,502,602,107 36.16 Chi phí vật liệu, bao bì 901,972,372 7.24 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 1,805,096,771 14.50 Chi phí khấu hao TSCĐ 2,971,198,258 23.86 Chi phí bảo hành 683,956,312 5.49 Chi phí dịch vụ mua ngoài 800,612,343 6.43 Chi phí bằng tiền khác 785,141,957 6.32

Tổng 12,450,580,125 100

Qua bảng tổng hợp số liệu và biểu đồ 2.4 về chi phí bán hàng trong quý 4 của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á cho thấy: Chi phí bán hàng của công ty phát sinh trong quý 4 tương đối lớn (12,450,580,125 đồng) bao gồm các khoản chi phí như: tiền lương thưởng cho nhân viên bán hàng, tiền xăng dầu, tiền vé đường bộ, công tác phí, khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, tiền bảo hành….. Để thuận tiện cho việc quản lý, công ty đã phân chia theo dõi chi phí bán hàng theo từng khoản mục chi phí. Trong đó chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao ( 36.16%) với số tiền tương ứng là 4,502,602,107 đồng, bao gồm lương chính và các khoản tiền thưởng. Do công ty có quy mô hoạt động lớn, có nhiều chi nhánh kinh doanh nên số lượng nhân viên bán hàng nhiều. Hơn nữa, công ty luôn có các chính sách đãi ngộ tốt với nhân viên, ngoài tiền lương chính còn có các khoản thưởng theo doanh thu bán hàng nhằm lấy niềm tin của nhân viên và đẩy mạnh quá trình bán hàng nên chi phí nhân viên thường cao. Không những thế, Công ty cũng đã đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác bán hàng của tất cả các chi nhánh như máy in, máy photo, máy fax…nên chi phí khấu hao TSCĐ trong bán hàng cũng chiếm không ít, với số tiền 2,971,198,258 đồng ứng với 23.86% trong tổng chi phí bán hàng của quý 4. Bên cạnh đó, bộ phận bán hàng còn tổ chức bảo hành sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của công ty, làm hài lòng khách hàng và cũng là một trong nhưng phương thức marketing cho chất lượng sản phẩm của công ty, lấy lòng tin từ khách hàng. Tuy chi phí bảo hành chỉ chiếm 5.49% trong tổng chi phí bán hàng quý 4, nhưng qua con số đó đã thấy được chất lượng phục vụ của công ty trong công tác bán hàng. Ngoài 2 loại chi phí trên còn có các loại chi phí như: chi phí dụng cụ, đồ dùng – chiếm 14.5% ; chi phí vật liệu bao bì – chiếm 7.24% ; chi phí dịch vụ mua ngoài – chiếm 6.43% ; chi phí khác – chiếm 6.32%.

Nhìn chung, chi phí bán hàng cũng khá lớn. Nhưng do quy mô của công ty lớn, bán buôn chiếm chủ yếu nên đây cũng là một khoản chi phí khá hợp

giúp công ty theo dõi được chi tiết từng khoản mục chi phí để có các biện pháp nhằm hạn chế, tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

2.2.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

* Nội dung:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp

* Chứng từ sử dụng:

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng các loại chứng từ sau:

- Phiếu chi.

- Bảng tính khấu hao TSCĐ.

- Hóa đơn GTGT và một số chứng từ khác. * Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng kế toán sử dụng TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính...

TK 642 được mở chi tiết 8 TK cấp 2:

-TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý - TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425- Thuế, phí lệ phí

- TK 6426- Chi phí dự phòng

- TK 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428- Chi phí bằng tiền khác

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu về chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 năm 2011 ở công ty:

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Chi phí quản lý doanh

nghiệp

Tỷ trọng (%)

Chi phí nhân viên quản lý 3,121,034,784 37.85

Chi phí vật liệu quản lý 612,754,060 7.43

Chi phí đồ dùng văn phòng 931,134,134 11.29 Chi phí khấu hao TSCĐ 2,526,630,617 30.64

Thuế, phí lệ phí 320,516,922 3.89

Chi phí dự phòng 469,118,911 5.69

Chi phí dịch vụ mua ngoài 210,400,150 2.55

Chi phí bằng tiền khác 54,240,732 0.66

Tổng 8,245,830,310 100

Biểu đồ 2.5: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Dựa vào bảng tổng hợp số liệu và biểu đồ 2.5 về chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp của quý 4 năm 2011 ta thấy: Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á cũng tương

phí. Trong đó, chi phí nhân viên quản lý chiếm tỷ trọng cao nhất với số tiền 3,121,034,784 đồng tương ứng với 37.85% trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của quý 4. Chi phí khấu hao TSCĐ trong quản lý cũng khá lớn, với số tiền 2,526,630,617 đồng ứng với 30.64%. Bên cạnh đó còn có các chi phí chiếm tỷ trọng thấp như: chi phí vật liệu quản lý ( 7.43%), chi phí đồ dùng văn phòng (11.29%), thuế, phí lệ phí ( 3.89%); chi phí dự phòng (5.69%) ; chi phí dịch vụ mua ngoài ( 2.55%); chi phí bằng tiền khác (0.66%). Việc phân loại theo dõi chi phí quản lý doanh ngiệp theo từng khoản mục chi phí đã giúp công ty quản lý chặt công tác quản lý của các đơn vị, theo dõi được chi tiết từng khoản mục chi phí để thấy được chi phí nào là hợp lý, chi phí nào là chưa hợp lý để từ đó có biện pháp rõ ràng để giảm chi phí cho công ty. Nhưng nhìn chung, hầu như các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đều hợp lý, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w