Quy chế thi:

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 42 - 43)

Học sinh muốn được dự kỳ thi hương dứt khoát phải trải qua lệ bảo kết và một kỳ thi khảo hạch. Lệ bảo kết và thi khảo hạch là để xét duyệt bước đầu những thí sinh có đủ phẩm hạnh và năng lực như một điều kiện bắt buộc. Trước khi thi hương các xã quan và huyện quan phải lập danh sách, xét duyệt lý lịch những người ứng thi gọi là bảo kết. Sau khi qua lệ bảo kết, thí sinh phải qua một kỳ thi khảo hạch tức là tuyển loại những người có đủ trình độ kiến thức tối thiểu để dự thi.

Thi hương cũng như thi hội đều không có trường cố định, mỗi lần thi là một lần làm trường. Trông coi kỳ thi có các vị quan Đề điệu (chánh chủ khảo), Giám thí (phó chánh chủ khảo), Tri cống cử và một số chức danh khác như khảo quan, di phong, đối độc, đằng lục, tuần xước. Những ai đem theo bản sao chép văn chương, sách vở vào trường thi hoặc đi thi hộ người khác đều bị xử lý nghiêm khắc. Điều 99, Quốc triều hình luật nêu rõ: người thi hương, thi hội mà “mượn người làm hộ bài thi” thì người đó cùng với người làm hộ bài đều bị phạt biếm 2 đến 3 tư, còn nếu “giấu sách vở đem vào trường thi phải phạt 80 trượng”. Điều 101, Quốc triều hình luật quy định quan giám sát thi hương, thi hội “không khám xét hay khám xét giả dối” hoặc biết mà cố ý dung túng cho thí sinh mang sách vở vào trường thi “thì đều xử phạt 60

chép rõ ràng, rồi đưa bản sao đi chấm, quan Đề điệu phát bài cho nội liêm chấm trước, ngoại liêm chấm sau.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w