Những ưu điểm trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 44 - 46)

vua Lê Thánh Tông.

2.4.1. Những ưu điểm trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông. thời vua Lê Thánh Tông.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời Lê Thánh Tông một mặt kế thừa những nhân tố tích cực trong lịch sử, nhất là từ đầu thời Lê Sơ, mặt khác có sự bổ sung, điều chỉnh và cải cách mạnh mẽ, đã tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh với những bước tiến bộ rất lớn, góp phần quan trọng vào những thành tựu rực rỡ mà quốc gia Đại Việt đạt được trong nửa cuối thế kỷ XV.

Được đánh giá là rất tiến bộ so với những chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại ở các thời kỳ trước đó, chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông có một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, việc học tập và thi ra làm quan được mở rộng, không phân biệt là dân hay là lính (trừ một số đối tượng thuộc diện cấm thi). Điều này góp phần tạo nên sự công bằng trong học tập và thi cử, dân chúng và cả binh lính lẫn quan lại đương giữ chức đều hăng say học tập với mong muốn có thể đỗ đạt ra làm quan, qua đó triều đình không bỏ sót người hiền tài.

Thứ hai, việc không thiên vị trong học tập và thi cử ra làm quan đối với dòng dõi hoàng tộc đã làm cho các sĩ tử là dân thường hoặc những người có xuất thân thấp kém có động lực thực sự trong việc học tập. Các thân vương, công hầu… nếu không có tài năng và không đỗ đạt qua con đường khoa cử Nho học thì cũng không được cử làm quan.

Thứ ba, việc tổ chức các kỳ thi được thực hiện một cách thường xuyên và thực sự nghiêm túc cộng với đó, các quy định, thể lệ trong thi cử được công khai rộng rãi tạo điều kiện cho các nho sĩ cả nước chủ động tham gia ứng thi.

Thứ tư, dưới triều vua Lê Thánh Tông, việc đào tạo, bồi dưỡng quan lại đã gắn với việc sử dụng trong một quy trình thống nhất. Công tác đào tạo luôn đi song song cùng công tác sử dụng (lệ khảo thi và khảo khóa), điều này khiến cho các quan lại đương nhiệm không cậy thế, cậy quyền, sao nhãng học tập mà phải luôn trau dồi năng lực, đạo đức để đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông, chúng ta có thể thấy triều đình đã đưa ra định hướng đào tạo hết sức rõ ràng . Nội dung đào tạo rất rộng, trang bị cho người học những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi người học phải có năng lực thực sự.

Thứ sáu, trong phương pháp đào tạo, đã biết kết hợp giữa việc học thuộc lòng thuần túy với những phương pháp nhằm củng cố tư duy, kích thích trí

sáng tạo, nhạy bén của người học (bình văn). Điều này giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ những quan lại sau này.

Thứ bảy, việc đánh giá chất lượng đào tạo được thực hiện bằng con đương thi cử là rất khoa học và đúng đắn. Qua thi cử, chất lượng đào tạo sẽ được nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác nhất.

Thứ tám, việc tổ chức “khảo thi và khảo khóa” dưới thời vua Lê Thánh Tông làm cho đội ngũ quan lại trở nên siêng năng học hành, rèn luyện võ thuật, tu dưỡng đạo đức đáp ứng yêu cầu của Nhà vua.

Thứ chín, trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại vua Lê Thánh Tông đã biết đề cao vai trò của người thầy, đội ngũ “học quan” cũng như những người làm công tác đào tạo trong các viện, các trường, vua cũng quy định rõ tiêu chuẩn cụ thể và tổ chức thi để lựa chọn ra đội ngũ này. Điều này đã thực sự làm tăng chất lượng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w