Bài học về việc nêu cao vai trò của người thầy trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 56 - 58)

bồi dưỡng nhân tài.

Hơn ai hết, vua Lê Thánh Tông hiểu rõ rằng để thực hiện mục tiêu phát triển nền giáo dục khoa cử Nho học thì vai trò của người Thầy là cực kỳ quan trọng. Vì vậy trong thời gian trị vì của mình, Ông rất quan tâm phát triển đội

ngũ “học quan” cũng như những người làm công tác giảng dạy, trong các viện, trường học, quy định tiêu chuẩn cụ thể và tổ chức thi để lựa chọn.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, ngoài các vị Hàn lâm dạy ở Quốc Tử Giám, triều đình còn bổ dụng các quan huấn đạo, giáo thụ, giáo chức. Năm Quang Thuận thứ 7 Vua ra sắc chỉ về tiêu chuẩn chọn quan Huấn đạo ở các phủ, gồm: Người thi Hội trúng kỳ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam; có hạnh kiểm tốt, có thực học; tuổi từ 35 trở lên; phải qua 4 kỳ khảo thí nếu đỗ mới được bổ dụng. Năm Hồng Đức thứ 4 có định phép thi giáo thụ gồm 4 tiêu chuẩn như huấn đạo và qua 3 kỳ khảo hạch: Kỳ thứ nhất: Tứ thư, mỗi sách một đề, Ngũ Kinh mỗi kinh một đề; kỳ thứ hai: 1 đề phú thể Lý Bạch; kỳ thứ ba: Chiếu, chế, biểu mỗi thể loại một đề.

Để đảm bảo chất lượng của độ ngũ giảng dạy,vua Lê Thánh Tông quy định, các quan huấn đạo, giáo thụ cũng có chế độ khảo hạch 3 năm 1 kỳ như các quan khác, ngay các quan Đông cung thị giảng (thầy dạy thái tử) cũng được đích thân Vua kiểm tra. Năm Quang Thuận thứ 8, Vua trực tiếp khảo thí lại quan Đông cung thị giảng. Vua hỏi qua thái tử, thấy trả lời sai, Vua bèn sai ra bài thi cho quan Đông cung thị giảng về thể văn chiếu, chế, biểu. Kết quả là quan làm sai, Vua cho sa thải và quở trách Lại bộ Thượng thư và những người đề cử.

Như vậy có thể thấy rằng, việc nêu cao vai trò cũng như những quy định khắt khe trong tuyển chọn đội ngũ những người làm công tác đào tạo ,bồi dưỡng (các vị Hàn Lâm, các quan huấn đạo, giáo thụ, giáo chức) dưới triều đại vua Lê Thánh Tông đã giúp Ông có được một đội ngũ giảng dạy có phẩm chất, năng lực từ đó mà nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ quan lại đương thời.

Việc nêu cao vai trò của người Thầy trong công tác đào tạo bồi dưỡng quan lại của vua Lê Thánh Tông thực sự là bài học bổ ích đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ở nước ta hiện nay. Đánh giá về vai trò của người Thầy Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “các thầy cô giáo là những chiến

sĩ vô danh”, Người còn khẳng định: “không có thầy giáo thì không có giáo dục; không có giáo dục thì không có cán bộ; không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Như vậy tư tưởng của người đã chỉ rõ vai trò của người

Thầy đối với những nhân tố khác. Cha ông ta cũng có câu: “không thầy đố

mày là nên”.

Thực tế hiện nay cho thấy, ở nước ta có một bộ phận không nhỏ đội ngũ làm công tác giáo dục có trình độ chuyên môn yếu, không đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, thậm chí có một bộ phận bị tha hóa về đạo đức, phẩm chất chính trị. Bên cạnh đó, các chế độ đãi ngộ dành cho họ còn thấp chưa tương xứng với công lao mà họ đóng góp cho xã hội. Ngày nay, để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức chúng ta cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cả về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ yên tâm công tác và tận tụy với công việc.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w