3.1. Khái quát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngày nay. công chức ngày nay.
Cán bộ, công chức là người thay mặt Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để quản lý xã hội vì vậy, hiệu quả quản lý có tốt hay không suy cho cùng là bởi năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ cán
bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vững bước lên chủ nghĩa xã hội.
Chính bởi vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp trung ương cho tới cấp cơ sở nhiều năm qua được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu nhất định như:
Số lượng cán bộ công chức được đi học tập hàng năm đều gia tăng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong 10 năm qua đã bước đầu được đổi mới theo hướng phù hợp với người học hơn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Phương pháp đào tạo cũng dần trở lên linh hoạt và đa dạng hơn.
Hệ thống các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng cũng gia tăng cả về mặt chất lượng lẫn chất lượng. Đội ngũ giảng viên, những người làm công tác đào tạo có phẩm chất, năng lực ngày một nhiều. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa hàng năm, cũng đã cử nhiều đợt cán bộ, công chức đi học tập tại các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc…
Tuy vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải đổi mới như:
Việc học tập của đội ngũ cán bộ, công chức còn mang nặng về bằng cấp, chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của đào tạo cũng như công tác sử dụng sau này. Việc chạy bằng chạy điểm còn diễn ra làm bóp méo đi mục tiêu của công tác đào tạo.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ, công chức. Chất lượng, hiệu quả đào tạo ,bồi dưỡng nhìn chung còn thấp. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, chưa theo kịp thời đại, nội dung vẫn còn trùng lắp nhiều, sử dụng nội dung cũ, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hành, chưa có tính liên thông. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tư duy sáng tạo cho người học.
Hệ thống trường đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của người học, cơ sở vật chất tuy có cải tiến nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, việc quản lý học viên và bằng cấp, chứng chỉ, học hàm, học vị còn thiếu chặt chẽ.
Công tác đánh giá chất lượng đào tạo qua thi cử được thực hiện chưa thực sự nghiêm túc. Việc thi cử hiện nay còn khá nhiều thủ tục rườn rà, nặng