Bài học về nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo 1 Nội dung đào tạo.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 54 - 56)

3.3.2.1. Nội dung đào tạo.

Là người thấm nhuần tư tưởng nho giáo, lấy hệ tư tưởng nho giáo là nội dung chính trong khoa cử, bởi vậy mà trong nội đào tạo quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông, chúng ta có thể nhận thấy, những tư tưởng, nguyên lý của đạo Nho chiếm một vị trí độc tôn.

Thời kỳ này, sách được dùng cho việc học tập chủ yếu là các sách kinh điển Tống nho của Trung Hoa như “Tứ thư, Ngũ kinh, Ngọc đường phạm

văn gọi là ngoại thư như bộ Cổ văn, bộ Đường thi và mấy cuốn Thi văn đời đường [17, tr.68]. Người học bên cạnh được trang bị một cách có hệ thống những tư tưởng, nguyên lý Nho giáo mang tính phương pháp luận còn được tiếp cận, hiểu và tạo được các văn bản hành chính thường dùng trong giới quan trường như chiếu (lời vua ban truyền), chế (lời vua phong thưởng), biểu (lời bề tôi dâng lên vua). Mặt khác người học con được bước đầu làm “thơ

phú”, “văn sách – là bài nghị luận bày tỏ ý kiến của riêng mình đối với các vấn đề thời sự, chính sách trị nước, kinh bang tế thế ” thể hiện sự sáng tạo

văn chương và tính nhạy bén thời cuộc của bản thân.

Như vậy có thể thấy rằng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng dưới thời vua Lê Thánh Tông là rất rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhũng Nho sinh được trang bị một khối lượng kiến thức chủ yếu là các kinh điển nho gia, các sử sách Trung Quốc… Họ có một tầm hiểu biết khá rộng trong các lĩnh vực của khoa học xã hội tuy nhiên nhưng kiến thức này chỉ dừng lại ở tính lý thuyết pháp luận, về “thuật trị nước, dùng người” mà thiếu hẳn những kiến thức về khoa học tự nhiên và thực nghiệm, nên hạn chế rất nhiều trong việc tổ chức quản lý xã hội và phát triển đất nước. Đáng lẽ ra kiến thức đào tạo trong nhà trường chỉ lấy làm nền tảng cơ bản, rồi từ đó sẽ rẽ qua nhiều ngả khác nhau như chuyên môn theo ngành nghề, quản lý các cộng đồng tổ chức, làm chính trị hoạch định chiến lược… thì nội dung đào tạo thời Lê Thánh Tông lại gộp nhiều chức năng và nhân cách vào một con người.

Từ những mặt đạt được và những hạn chế nêu trên trong nội dung đào tạo quan lại thời vua Lê Thánh Tông đa để lại cho chúng ta một bài học vô cùng quý giá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng mà cụ thể là trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay. Đó là phải biết kết hợp một cách khoa học giữa những kiến thức mang tính lý thuyết phương pháp luận với những kiến thức khoa học tự nhiên và thực nghiệm. Từ lý thuyết chung mang tính phổ cập, cần tiến hành đào tạo chuyên sâu theo

ngành, lĩnh vực, có như thế mới tạo ra được một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng.

Hiện nay ở nước ta, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn khá mang nặng tính lý thuyết, kiến thức dàn trải, ôm đồm theo kiểu “cái gì cũng biết”, tính chuyên sâu vì vậy chưa cao. Do vậy trong thời gian tới chúng ta cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chọn lọc, thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo.

3.3.2.2. Phương pháp đào tạo.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, những lý thuyết, nguyên lý của hệ tư tưởng nho giáo buộc các Nho sinh phải “học thuộc lòng” đồng thời thông qua phương pháp đào tạo là “giảng sách, bình văn và giảng văn” các nho sinh cũng cần có sự liên hệ, tìm tòi, sáng tạo. Việc kết hợp giữa học thuộc lòng và sự sáng tạo, liên hệ giúp các Nho sinh vừa có một phương pháp luận vững chắc vừa phát triển thế giới quan và tư duy sáng tạo, đây có thể được xem là thành công trong phương pháp đào lúc bấy giờ.

Vận dụng bài học trên vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức ngày nay cần tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng kích thích tư duy và sự sáng tạo. Muốn vậy, phương pháp đào tạo phải thực sự linh hoạt, sinh động. Ở Học Viện Hành Chính hiện nay, phương pháp đào của các thầy cô được xem là khá khoa học và linh hoạt, sinh động ngoài các giờ lên lớp giảng lý thuyết còn đan xem nhiều buổi thảo luận, trao đổi sôi nổi giúp cho người học lĩnh hội kiến thức được toàn diện, phát huy tính chủ động sáng tạo hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng quan lại thời vua Lê Thánh Tông và bài học để lại đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w