Truyền thống văn hóa của tổ chức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến động lực làm việc của công chức ở Ủy ban nhân thành phố Việt Trì – Phú Thọ (Trang 51 - 55)

Yếu tố “truyền thống văn hóa của tổ chức” cũng là một trong những nguyên nhân khiến công chức ở UBND thành phố Việt Trì tích cực làm việc, cống hiến cho tổ chức với tỷ lệ 51.3%.

Truyền thống văn hóa ở UBND thành phố Việt Trì được thể hiện rõ nhất qua các ngày lễ kỷ niệm, vì nó được tổ chức theo một “khuôn mẫu” nhất định và trở thành quen thuộc với mọi thành viên. Ví dụ: Phòng Nội vụ của UBND thành phố Việt Trì là 1 ví dụ điển hình. Hầu như tất cả các ngày lễ trong năm như 8/3, 30/4 và 1/5, 2/9…trai, gái, dâu, rể của phòng đều gặp mặt và đi ăn, thậm chí còn tổ chức đi du lịch cùng nhau. Hoặc vào ngày 26/3 là ngày kỷ niệm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tất cả những công chức là đoàn viên thanh viên trong cơ quan, vào buổi chiều sau khi kết thúc giờ làm việc sẽ tự giác tập trung ở nhà xe (mà không cần ai nhắc nhở) để tiến hành một buổi lao động công ích – dọn cỏ mọc quanh Ủy ban, quét sân Ủy ban và nhà xe, dọn các phòng vệ sinh… Qua những dịp như thế này, mọi người hiểu nhau hơn thông qua trò chuyện, tâm sự. Đây chính là chất keo gắn kết mọi thành viên trong cơ quan với nhau, nó làm cho mọi người đoàn kết hơn. Điều này rất thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ công vụ của công chức. Vì với tâm trạng thoải mái do được làm việc trong một tập thể mà mọi người đoàn kết, hiểu nhau sẽ khiến họ có thể tập trung làm việc cũng như phát huy được hết năng lực của mình, từ đó hiệu quả công việc sẽ cao.

Ngày 02 tháng 8 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 129 /2007/QĐ -TTg về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung của quyết định bao trùm nhiều lĩnh vực, như văn hóa

trong ứng xử với công dân, với đồng nghiệp, văn hóa trang phục, văn hóa xử lý công việc, về bài trí công sở… Mục đính là đảm bảo tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả ở mọi khâu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đây chính là cơ sở để xây dựng và thực hiện văn hóa công sở hướng tới một nền hành chính văn minh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Ở UBND thành phố Việt Trì cũng đang thực hiện nghiêm túc Quy chế này với mong muốn có được 1 đội ngũ cán bộ, công chức làm việc hiệu quả, được sự tín nhiệm của nhân dân.

Như vậy, công chức ở UBND thành phố Việt Trì mong muốn được làm việc trong một môi trường làm việc tốt. Với môi trường làm việc như vậy sẽ khiến họ tích cực làm việc và cống hiến cho tổ chức. Và thực tế ở UBND thành phố Việt Trì có một môi trường làm việc tốt (qua đánh giá cảm nhận của các công chức đang làm việc ở đây kết hợp với phương pháp quan sát của chúng tôi). Đây chính là lý do quan trọng khiến công chức ở đây có động lực làm việc cao với 71.2% công chức “luôn luôn” cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, đây cũng là những lý do chủ yếu khiến công chức gắn bó với cơ quan với 63.8% công chức cho rằng họ không muốn chuyển sang làm việc tại các cơ quan/tổ chức khác, và các lý do họ đưa ra phần lớn là do họ được làm việc trong một môi trường làm việc tốt với một tập thể đoàn kết, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; người thủ trưởng có năng lực, phẩm chất đạo đức, biết quan tâm và lắng nghe ý kiến của cấp dưới; truyền thống văn hóa của tổ chức là chất keo gắn kết mọi người với nhau…Đây là những yếu tố tạo nên môi trường làm việc. Như vậy, môi trường làm việc tốt là yếu tố không kém phần quan trọng để công chức nói riêng và người lao động nói chung gắn bó, mật thiết, lâu dài với cơ quan/tổ chức. Không những thế, môi trường làm việc tốt, còn là một yếu tố để thu hút nhân tài. Một cuộc khảo sát được tiến hành trên 4.800 nhân sự cao cấp làm việc tại các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt

pháp tuyển dụng nhân sự cao cấp) cho thấy nhiều thông tin thú vị [21]. Có đến 76% trong số những người tham gia cùng ý kiến rằng đội ngũ lãnh đạo tốt là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân người tài. Có 75,2% trong số những người tham gia khảo sát cho rằng một thương hiệu tuyển dụng được yêu thích cần có môi trường làm việc tốt về thể chất lẫn tinh thần, và 71,8% tham gia một công ty vì các chương trình hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân viên. Chính sách lương, thưởng chỉ nhận được ý kiến của 66,4%. Như vậy, theo kết quả này, chế độ lương thưởng chỉ là yếu tố quan trọng thứ tư, và yếu tố môi trường làm việc tốt đứng ở vị trí thứ 2. Điều này rất có ý nghĩa với cơ quan hành chính NN, bởi cơ quan hành chính NN hiện nay không chỉ đối mặt với hiện tượng công chức xin nghỉ việc mà còn đối mặt với hiện tượng đó là ngày càng có ít người tài muốn vào làm cho các cơ quan này. Trước đây, cơ quan NN luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả lao động, NN không cần phải có bất cứ biện pháp nào để thu hút người tài. Tuy nhiên, ngày nay, sức hấp dẫn của cơ quan hành chính NN không còn như trước nữa. Vì vậy, với kết quả này, cơ quan hành chính NN cần phải chú ý đến việc xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút và giữ chân người tài.

2.3.2. Những yếu tố của môi trường làm việc ở UBND thành phố Việt Trì ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của công chức hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của công chức

Với câu hỏi “anh/chị tự nhận thấy mình đã cố gắng hết sức để hoàn

thành nhiệm vụ được giao”, có tới 28.8% công chức lựa chọn câu trả lời là

“thỉnh thoảng”. Điều này khẳng định, mặc dù công chức ở UBND thành phố Việt Trì có động lực làm việc nhưng đôi khi động lực làm việc của họ bị giảm. Đặc biệt, động lực làm việc của họ không cao thể hiện ở 30% công chức muốn chuyển sang làm việc tại một cơ quan/tổ chức khác. Và theo lý luận của Herzberg, nếu môi trường làm việc không tốt (điều kiện làm việc không đảm bảo, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức có nhiều bất mãn, các chế độ - chính sách của công ty không tốt…) nó sẽ không duy trì được động lực làm việc của người lao động. Khi những yếu tố duy trì không được đảm bảo, động

lực làm việc sẽ giảm đi rõ rệt. Vậy có thể khẳng định rằng, môi trường làm việc ở UBND thành phố Việt Trì còn có những hạn chế, những tồn tại và những điều này đã ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức ở đây.

Giữa môi trường làm việc và trạng thái tinh thần của công chức có mối liên hệ với nhau. Nghiên cứu đáng chú ý về mối liên quan giữa môi trường làm việc và sức khoẻ tinh thần là Kornhauser (1965) tác giả của cuốn “Sức khỏe tâm thần của công nhân công nghiệp”, ông đã đề xuất rằng, sự nghèo nàn về sức khoẻ tinh thần có liên quan trực tiếp với môi trường làm việc không tốt. Ivancevich và Matteson (1980) tác giả của cuốn “Căng thẳng tại nơi làm việc” đã đưa ra gợi ý rằng các cá nhân bị stress nghề nghiệp thường có biểu hiện không thoả mãn cao trong công việc, có ít mối quan hệ hoà đồng và ít hiệu quả trong công việc. Vì vậy, để có thể tìm ra những hạn chế trong môi trường làm việc của công chức ở UBND thành phố Việt Trì, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “ở

cơ quan, điều gì ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái tinh thần của anh/chị - có thể lựa chọn nhiều hơn 1 lựa chọn” và kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 6

Nhận xét biểu đồ 6:

Biểu đồ 6 cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới trạng thái tinh thần của công chức ở UBND thành phố Việt Trì với tỷ lệ khá cao. Theo như lý luận đã phân tích ở trên thì chính các yếu tố này là những yếu tố phản ánh những hạn chế trong môi trường làm việc ở đây.

Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến động lực làm việc của công chức ở Ủy ban nhân thành phố Việt Trì – Phú Thọ (Trang 51 - 55)