5. Bố cục Luận văn
3.2.3 Thực trạng xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản khác
3.2.3.1 Thực trạng xây dựng thương hiệu chè
Trước đây, sản lượng chè của Việt Nam chỉ đạt được vài chục ngàn tấn/năm vì thị trường không ổn định, chất lượng không đồng đều thường bán dưới dạng nguyên liệu và dù đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng hầu hết lại mang nhãn hiệu ở nước ngoài và không được quảng bá đúng mức. Do vậy, giá chè của Việt Nam thấp hơn các nước đến 20% và điều này đã làm cho các nhà kinh doanh chè bị thua thiệt. Chè Suối Giang là một ví dụ điển hình khi thương hiệu chưa kịp xây đã mất. Vào các năm 1994- 1995 sản phẩm chè Suối Giang được bán với giá rất cao (90.000đồng-120.000đồng) nhưng cung vẫn không đủ cầu. Sau một thời gian vì lợi nhuận trước mắt người ta đã pha với các loại chè trung du để bán với nhiều sản phẩm chè khác nhau, làm chè giảm giá dần, chất lượng chè giảm, giá chè loại 1 đóng gói cũng chỉ bán được với giá 70.000đồng/kg những loại chè không nhãn mác chỉ bán được với giá vài chục ngàn. Điều đáng nói là hiện nay do chưa đăng kí bảo hộ nên chè Suối Giang được bày bán tràn lan, không chỉ do nhà máy sản xuất mà nhiều cơ sở tư nhân thậm chí hộ gia đình cũng tự chế biến rồi bán với giá rẻ. Vì vậy sản phẩm chè xanh Suối Giang đã mất giá lại rơi vào tình trạng mất giá hơn.
71Trang Giá Ca Phe.com, Tổ chức cà phê thế giới: http://giacaphe.com/to-chuc-ca-phe-the-gioi-ico/, [Truy cập ngày 23/4/2013].
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Khác với chè Suối Giang, mặc dù còn “non trẻ” vể tuổi đời và khiêm tốn về diện tích trong làng nghề Việt Nam song chất lượng chè Đá Chông đã được viện nghiên cứu chè kiểm chứng và đánh giá cao hơn hẳn so với nhiều vùng chè truyền thống.Chỉ khác chè Tân Cương (Tuyên Quang) một chút vị chát đặc trưng mà thôi.Với ước vọng đưa sản phẩm quê hương ra thị trường trong nước và quốc tế tiêu chí “sạch” của sản phẩm luôn được người dân nơi đây đặt lên hàng đầu; muốn chè đạt chất lượng cả hương lẫn vị người sản xuất phải chú ý đến từng khâu nhỏ trong suốt quá trình từ lúc bón phân thu hái cho đến khi chế biến.Với hoạch định đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị những người dân thôn Đá Chông đang cố gắng hết mình để thôn được chứng nhận là làng nghề và đăng kí thành công thương hiệu chè Đá Chông.
Cùng với chè Đá Chông đã có rất nhiều thương hiệu đã được xây dựng thành công như chè Tân Cương, chè Ô Long Văn Chấn….
Trong những năm gần đây khi Việt Nam gia nhập WTO với những nỗ lực phấn đấu trên đường hội nhập của ngành chè Việt Nam hiện logo “Chè Việt” đã được đăng kí theo thoả ước Madrrit với 73 nước và đang được quảng bá tại nhiều quốc gia trên thế giới.Hiệp hội Chè Việt Nam đã cho phép 6 doanh nghiệp trong nước gắn thương hiệu “Chè Việt” lên bao bì của 17 sản phẩm để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Qua những kết quả mà ngành chè đã đạt được có thể khẳng định rằng thương hiệu “Chè Việt” đang và sẽ tiếp tục nâng cao vị thế của mình hơn nữa trên thị trường thế giới.
3.2.3.2 Thực trạng xây dựng thương hiệu hạt điều.
Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường các nhà xuất khẩu hạt điều đã làm rạng danh đất nước khi vượt qua Ấn Độ giành vị trí đứng đầu thế giới về xuất khầu hạt điều. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu 127.000 tấn hạt điều sang 40 quốc gia trên thế giới, được sự chấp nhận của các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản…hạt điều đã xây dựng thành công thương hiệu cho riêng mình. Song bên cạnh đó các nhà sản xuất hạt điều vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đó là giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu do tỷ lệ thành phẩm so với nguyên liệu cao nên giá thành cao. Tình trạng “tranh mua” nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong
nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó vấn đề lao động cũng là một yếu tố khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành điều. Thực tế ngay tại vùng nguyên liệu lớn nhất của nước ta là Bình Phước vẫn tồn tại tình trạng thiếu lao động. Năng suất lao động của người lao động hiện nay vẫn còn thấp do tính chất của ngành điều là làm thủ công. Hơn nữa, chi phí để sản xuất ra 1kg điều thành phẩm tương đối cao. Điều này đã làm thiệt hại không nhỏ tới uy tín và thương hiệu của hạt điều trên thị trường thế giới.Nếu ngành hạt điều không chú ý khắc phục những tồn tại trên thì thương hiệu hạt điều không những không được phát huy mà sẽ ngày càng đi xuống.