Mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

5. Bố cục Luận văn

3.2.2Mặt hàng cà phê

Hiện sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ hai thế giới sau Brazil. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê trong năm 2012 ước đạt 1,76 triệu tấn với trị giá 3,74 tỷ USD, tăng 40% về lượng và 36% về giá trị so cùng kỳ năm trước.69 Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia. Tuy nhiên giá trị cà phê thời gian qua tăng chủ yếu do giá cả thế giới tăng còn sản lượng tăng không đáng kể.

Là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng ngành cà phê đang bộc lộ không ít điểm còn chưa thực sự bền vững và sau khi gia nhập WTO, chúng ta còn nhiều thách thức cần vượt qua. Ngoài chất lượng xuất khẩu không đồng đều, chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô giá trị thấp, ngành cà phê còn chưa có khả năng tham gia quyết định vào giá cả trên thị trường thế giới, vẫn phụ thuộc vào sự lên xuống giá cả sản phẩm của các nước khác và quan trọng hơn cả là chưa xây dựng được thương hiệu gắn liền với sản phẩm thị trường quốc tế.

Trong những năm gần đây đã có không ít doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu của mình cả trong nước và trên thế giới. Đi đầu là Vinacafe Buôn Mê Thuột, hàng năm Vinacafe Buôn Mê Thuột xuất khẩu chiếm 17-20% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước như trong niên vụ 2006-2007 công ty này xuất khẩu cà phê đạt 333 triệu đô la Mỹ. Kế tiếp là các doanh nghiệp như cà phê 2-9 Dak Lak (Simexco DakLak), Intimex, Thái Hoà, Tín nghĩa (Đồng Nai).70

Tháng 9-2008 hai cửa hàng cà phê Trung Nguyên đầu tiên đã được mở tại Singapo và được đông đảo người tiêu dùng Singapo hưởng ứng. Đó là một đóng góp quan trọng trong những nỗ lực đưa thương hiệu cà phê ra thế giới. Nhưng bên cạnh đó ngành cà phê Việt Nam vẫn còn gặp không ít gian nan trên con đường xây dựng thương hiệu. Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ, khi công ty này nộp đơn đăng kí thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty của Mỹ đăng ký trước. Sau đó Trung Nguyên phải đồng ý để

69Báo Hải Quan, Xuất khẩu cà phê: http://giacaphe.com/34563/xuat-khau-ca-phe-dat-ky-luc-nho-du-bao/, [Truy cập

ngày 10/4/2013].

70

Thời báo kinh tế sài gòn, Thương hiệu cà phê nhân xuất khẩu teo tóp dần:

http://www.tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet-nam.gpprint.25042.gpside.1.asmx, [Truy cập ngày 5/3/2013].

doanh nghiệp này là nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Mỹ trong vòng hai năm họ mới rút hồ sơ.

Theo số liệu của Tổ chức Cà Phê Thế giới (ICO), trong tổng số lượng cà phê xuất khẩu thì có đến 88% là của Việt Nam. Dù cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao, thậm chí cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại của nhiều nước nhưng do Việt Nam vẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn cũ 4193:93 trong quan hệ mua bán cà phê nên tỷ lệ cà phê bị loại theo phân loại của thị trương kỳ hạn quốc tế London (LIFFE) hiện lên đến 66%. Để cà phê có được thương hiệu như tiềm năng vốn có các doanh nghiệp cần chú ý hơn nữa đến chất lượng mẫu mã…và các bộ tiêu chuẩn mà thế giới quy định.71

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)