Quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 35)

5. Bố cục Luận văn

2.1.2Quy định của pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ là văn bản chính thức ghi nhận sự bảo hộ các đối tượng của sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai trong số nhiều đối tượng được bảo hộ. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Điều 72 và chỉ dẫn địa lý tại Điều 79.

Cách hiểu đơn giãn nhất của người tiêu dùng về nhãn hiệu, thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Qua cách hiểu này ta thấy nhãn hiệu chỉ có chức năng phân biệt nhưng trên thực tế, nhãn hiệu có thể có nhiều chức năng như: chức năng thông tin, chức năng hướng dẫn, chức năng nhận biết yếu tố quan trọng nhất là khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó. Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam không có một điều khoản nào quy định nhãn hiệu mà khái niệm nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ. Theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng

hóa, dịch vụ của tổ chức cá nhân khác nhau”.41

Tuy nhiên không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật SHTT như sau:

Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,

kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thễ hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Thứ hai, là có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với

hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.42

40Vũ Thị Hải Yến, Các quy định của TRIPs về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Tạp chí Luật học, số 11/2006, tr. 64.

41 Điều 4, khoản 6, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi, bổ dung năm 2009.

Như vậy một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện. Một là dấu

hiệu” phải nhìn thấy được” quy định này hẹp hơn quy định của Hiệp định TRIPs “bất kỳ

dấu hiệu nào”. Điều đó có nghĩa là, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị không thể đăng ký

theo Luật SHTT Việt Nam. Hai là “khả năng phân biệt” điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu do đó nó giống các quy định quốc tế. Khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Một số nước lại quy định nhãn hiệu phải có tính “độc đáo”, có nghĩa là nó phải có khả năng phân biệt, không phải là tên gọi chung, hay các dấu hiệu mô tả, chữ số, hình học đơn giản... Tựu trung lại, gần giống với “khả năng phân biệt” như luật Việt Nam quy định.

Chỉ dẫn địa lý cũng được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau đây “một là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý, hai là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng

lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”.43 Cụ thể theo Nghị định

54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh44 thì chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh,

dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

Thứ hai, thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới

việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.45

43 điều 79, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi, bổ dung năm 2009.

44Điều 10, Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

45

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản quốc gia. Chỉ dẫn địa lý không thuộc độc quyền của riêng tổ chức, cá nhân nào mà thuộc quyền sử dụng của tất cả các cơ sở sản xuất, đưa ra thị trường đặc sản đó, kể cả các cơ sở chế biến và đóng gói. Quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý tự động được xác lập khi có đủ điều kiện quy định, không cần phải đăng ký. Tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chính là các điều kiện để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, bao gồm các yếu tố cần và đủ để xác định đặc trưng và phân biệt sản phẩm cùng loại của các địa phương khác. Chỉ dẫn địa lý thường dùng gắn cho nông sản chưa chế biến hoặc mới sơ chế như: trái cây, hoa tươi, rau củ. Ví dụ: Vú sữa "LÒ RÈN" tỉnh Tiền Giang, bưởi "PHÚC TRẠCH" tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 35)