Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 56)

5. Bố cục Luận văn

3.3Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt

Việt nam trong thời gian qua.

Thực trạng chung của nông sản Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy những tín hiệu đáng khích lệ song cũng còn nhiều vấn đề nan giải, trước hơn hết phát huy thế mạnh là quốc gia có nguồn nông sản nhiệt đới với đa dạng chủng loại nông sản có giá trị kinh tế cao, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã đưa những sản phẩm ấy ra thị trường thế giới một cách thành công, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, đó là tính hiệu đáng mừng cho chính doanh nghiệp đã hòa nhập “sân chơi” thành công, hơn nữa doanh nghiệp cũng góp phần đem lại thu nhập ổn định cho những người nông dân, giúp họ an tâm sản xuất những mặc hàng nông sản có chất lượng theo thị hiếu tiêu dùng và theo quy trình quốc tế-quy trình Global Gap. Qua đó đem về nguồn thu lớn cho đất nước. Thứ hai là các doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm đến xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của họ, cái mà trước đây họ không mấy qua tâm, thì giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam đã biết và làm quen với tài sản vô hình mà pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận cho họ những quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu cho nông sản và qua đó họ biết phải làm gì trước khi đưa ra thị trường sản phẩm của mình, cũng như phải xử lý ra sau khi thương hiệu của mình bị xâm phạm. Nhưng đằng sau thành công bước đầu ấy, doang nghiệp Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn thử thách khi tham gia vào “luật chơi” của WTO.

Thứ nhất, chính là việc tuân thủ các hiệp định quốc tế có liên quan đến đăng ký

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

TRIPs, hệ thống Madrid, Hiệp ước Luật Nhãn hiệu, Công ước Paris,…chính những văn bản pháp lý quốc tế này vừa đem đến những cơ hội cũng như những điều mới lạ cho doanh nghiệp chúng ta trong việc tiếp cận và áp dụng. Thật không dễ để hiểu rõ các quy định của những văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ trên khi mà tại Việt Nam lĩnh vực này mới chỉ manh nha và văn bản đầu tiên ghi nhận một cách tổng quát là Luật sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005 được sữa đổi bổ sung năm 2009, cũng là văn bản cụ thể các quy định của TRIPs trong quá trình chúng ta cam kết gia nhập WTO. Hai đối tượng là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai trong số những đối tượng được đề cập trong những văn bản ấy, với TRIPs khi nghiên cứu cho thấy để xây dựng thương hiệu cho nông sản thoạt nhìn có thể khá đơn giản nhưng cũng có những vấn đề gây khó khăn cho danh nghiệp khi xảy ra trường hợp xung đột. Tranh chấp

Thứ hai, là những cam kết giãm thuế suất đối với những mặc hàng nông sản nhập

vào Việt Nam, khi ấy trên thị trường sẽ tràn ngập nông sản của các nước, nghiêm trọng hơn khi chúng không có thương hiệu, không có nguồn gốc rõ ràng, bán với giá thấp, gây thiệt hại cho nông sản có chất lượng và xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ ba, là vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn nhiều bất cập,

chúng ta được đánh giá cao bởi mức độ tương thích khi xây dựng Luật sở hữu trí tuệ phù hợp với TRIPs, có những quy định vượt yêu cầu của TRIPs, thế nhưng quy định càng nhiều thì khâu bảo hộ càng yếu kém, nhất là khâu giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý chúng ta luôn bị động và hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết, phần lớn các tranh chấp được giải quyết bằng con đường hành chính dẫn đến một thực trạng là ta đang hành chính hóa các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý nói riêng, trong khí chúng ta có Cơ quan Tòa Án lại không phát huy được vai trò của mình, bởi những tranh chấp này thường rất phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích và uy tín doanh nghiệp, lợi ích chình đáng của người tiêu dùng Việt Nam.

Hiện nay trên thị trường vấn nạn hàng giả rất phổ biến gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp song cơ chế kiểm soát lại hạn chế. Đại bộ phận người dân lại

chọn mua hàng giả vì giá rẻ hợp túi tiền và ngại kiện tụng khi biết là mình đã mua nhằm hàng giả. Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước chưa có sự liện hệ chặt chẽ trong khâu thông tin về hàng hóa bị xâm phạm nhãn hiệu, cơ quan thực thi tuy nhiều nhưng hoạt động chưa hiệu quả, những quy định của pháp luật chưa đủ sức răng đe hành vi vi phạm.

Thứ tư, là việc cơ quan chức năng còn quá thụ động chỉ trông chờ vào chính các

nhân, tổ chức đến đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong khi phần đông người dân còn khá xa lạ với vấn đề này, hậu quả là dù có nhiều mặc hàng nông sản nhưng số lượng được bảo hộ còn khiêm tốn, thậm chí có những thương hiệu đã bị mất ở những thị trường quan trong, như Cà phê trung nguyên mất thị trường tại Mỹ, Nước mắm phú quốc thì bị Trung Quôc đăng ký trước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 56)