Quy định của pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 38)

5. Bố cục Luận văn

2.2.1Quy định của pháp luật quốc tế

Hiệp ước Luật nhãn hiệu Hiệp ước năm 1994 quy định dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa là một nhãn hiệu rất cụ thể bao gồm cả dấu hiệu và loại nhãn hiệu, quy định này có thể cản trở việc đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia cụ thể Hiệp ước “không áp dụng đối với nhãn hiệu là ảnh chụp ba chiều (holography) và nhãn hiệu vô hình, cụ thể là nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, cũng như không áp dụng đối với nhãn hiệu

tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu bảo đảm”.46

Thỏa ước Madrid cũng quy định dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu nhưng không phải là dấu hiệu của nhãn hiệu trong hồ sơ mà là dấu hiệu của chủ thể đăng ký. Để được bảo hộ theo thỏa ước đơn đăng ký phải được quốc gia mà người tham gia là công dân chấp nhận, tức là thỏa ước căn cứ trên đơn đăng ký của bên tham gia đã được xét duyệt bởi chính quốc gia của họ. Hệ thống Madrid chỉ ra rằng “về đăng ký quốc tế không thể được sử dụng bởi một thể nhân hoặc pháp nhân không có mối liên hệ cần thiết với một thành viên của Liên minh Madrid, thông qua cơ sở kinh doanh, nơi cư trú, quốc tịch, cũng không thể được sử dụng để bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá ngoài Liên minh

Madrid”.47 Vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn bảo hộ nhãn hiệu thông qua thỏa

46Điều 2, Hiệp ước Luật nhãn hiệu 1994.

ước này thì trước tiên nhãn hiệu của doanh nghiệp phải được cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam cho phép đăng ký. Điều đó đồng nghĩa với viêc Thỏa ước sẽ không bảo hộ đối với những dấu hiệu mà theo pháp luật Việt Nam dấu hiệu đó bị từ chối.

Công ước Paris quy định có phần đơn giãn hơn “Các nước thành viên của Liên minh thoả thuận từ chối hoặc huỷ bỏ việc đăng ký, ngăn cấm bằng các biện pháp thích hợp việc sử dụng làm nhãn hiệu hoặc thành phần của nhãn hiệu mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền, các quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng quốc gia khác của các nước thành viên của Liên minh, các dấu hiệu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các nước đó chấp nhận, và bất cứ sự bắt chước nào mang đặc điểm huy

hiệu”.48

Trong Hiệp định Trips dành 7 điều từ điều 15 đến điều 21 để quy định về nhãn hiệu, Trips hầu như chỉ định ra giới hạn trên và giới hạn dưới trong việc xác định đâu là dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu, để cho các quốc gia thành viên căn cứ vào điều kiện thực tế của mình mà quy định cho phù hợp với tinh thần của Hiệp định, theo đó Trips chỉ những “dấu hiệu nào không có khả năng phân biệt thì không được bảo hộ nhưng trong trường hợp như thế thì các quốc gia có quyền quy định yếu tố phân biệt

dựa vào việc sử dụng”.49 Phần chỉ dẫn địa lý Trips chỉ dành ra 3 điều luật trong đó có một

điều luật dành riêng cho Rượu vang và rượu mạnh. Theo tinh thần của điều 22 thì dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý có hai trường hợp, trường hợp đầu tiên là “chỉ dẫn đó không xuất phát từ vùng địa lý của sản phẩm đó, tức là có sự lừa

dối người tiêu dùng”. Trường hợp thứ hai là “dấu hiệu đó đã được bảo hộ với danh nghĩa

là nhãn hiệu”, quy định này tránh một đối tượng được bảo vệ hai lần gây nhằm lẫn.

2.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam

Khi xây dựng pháp luật của sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý chúng ta cố gắng quy định một cách gần nhất với những điều ước mà chúng ta tham gia cụ thể với nhãn hiêu chúng ta quy định khá chi tiết các dấu hiệu sau đây không

48

Điều 6ter

. Công ước Paris 1883.

49

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, thứ nhất dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước, thứ hai dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép, thứ ba dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài, bốn là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận, năm là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.50

Theo Luật sở hữu trí tuệ có 4 đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý: Một là tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam, hai là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng, ba là chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm và cuối cùng là chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.51

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ, ví dụ; Nike, Adidas…), ý nghĩa và hình thức thể hiện đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.

50Điều 73, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi, bổ dung năm 2009.

Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.

Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc như NAVI và NAVIX; TRUNG NGUYEN CAFÉ và TRUNG NGUYEN FOOD hoặc cách phát âm như B Book và Bi Book; apple và epple hoặc ý nghĩa, nội dung như Ban Mai và Dawn hay Sơn Tuyết và Núi Tuyết, chữ Mặt Trời và hình mặt trời hoặc hình thức thể hiện.52

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 38)