Về phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 59)

5. Bố cục Luận văn

3.4.2Về phía Doanh nghiệp

Một là tiếp cận với những cách thức bảo hộ quốc tế là một việc làm thiết thực nhất, khi doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu nông sản, việc được bảo hộ thương hiệu ở

72TS. LS Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nhà Xuất Bản Tư Pháp, tr 289.

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

quốc gia có hàng nông sản bày bán sẽ góp phần làm tăng giá trị của nông sản và tạo chổ đứng cho doanh nghiệp thông qua thương hiệu được người tiều dùng tin tưởng, đó là cách thức hữu hiệu nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn khi đưa hàng mới sang các thị trường khác. Thông qua hệ thống đăng ký của Thỏa ước Madrid quốc gia chỉ cần tốn chi phí một lần nhưng được bảo hộ ở nhiều quốc gia thành viên, hay Hiệp định Trips cơ sở thúc đẩy thương mại quốc tế,…Việc doanh nghiệp nắm rõ và vận dụng tốt các văn bản quốc tế là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp chúng ta đã sẵn sàng “chơi sòng phẳng” với các đối thủ cạnh tranh.

Trách nhiệm của doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ trong nước và quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa do minh kinh doanh, luôn cập nhận thông tin và nhãn hiệu phòng chống đánh cấp thương hiệu của đối thủ cạnh tranh, nên tham gia các câu lạc bộ, hội các doanh nghiệp để có sự hỗ trợ pháp lý từ các cơ quan nhà nước, các nhà quản lý, nhà khoa học chuyên muôn.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sỡ hữu trí tuệ, vai trò và ý nghĩa của thương hiệu hàng nông sản đến với người dân, chuyển giao quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất, để chính nông dân tạo ra thương hiệu cho sản phẩm của mình, với kinh nghiêm và tính cần cù của mình nông dân sẽ tạo ra những nông sản làm hài lòng thị trường khó tính, thành công chương trình Global Gap với trái cây và lúa ở Tỉnh Đồng Nai là một minh chứng cho khả năng của nông dân Việt Nam. Doanh nghiệp phải có bộ phận rà soát thông tin về hàng hóa cùng loại đang được cung cấp trên thị trường, nếu phát hiện hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý phải phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý nhanh chóng vụ việc, bên cạnh đó doanh nghiệp phải cung cấp đến người tiên dùng thông tin nhận biết hàng thật và hàng giả thông qua các kênh thông tin đại chúng, doanh nghiệp cũng nên hỗ trợ chi phí cho người tiêu dùng khi tham gia vào những tranh chấp liên quan.

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 59)