5. Bố cục Luận văn
1.4.3 Các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia
Với mục tiêu hội nhập sâu, hội nhập rộng và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta chủ trương pháp luật phải hoàn thiện nhằm điều chỉnh những khía cạnh mới. Trong đó lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nói riêng cần được sự quan tâm, chính vì lý do đó mà trong những năm qua Việt Nam đã tích cực và nhanh chóng tham gia những Điều ước quốc tế. Trước tiên trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hóa thì theo Thông báo số 05/2006 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, ngày 11 tháng 4 năm 2006 Việt Nam đã nộp Văn kiện gia nhập Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (Nghị định thư Madrid) và Nghị định thư Madrid sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2006. Như vậy, kể từ ngày 11 tháng 7 năm
2006, Việt Nam sẽ chính thức là thành viên của cả hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu bao gồm Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid (Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid từ năm 1949). Tính đến nay, tổng số các nước thành viên của hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 78 quốc gia. Kế đó là Công ước Paris năm 1883, tính đến ngày 22.06.1999 đã có tới 155 nước thành viên. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp kể từ ngày 08.03.1949. Ngày 15 tháng 12 năm 1993, các cuộc đàm phán thương mại đa phương tại vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT đã được ký kết. Thoả thuận ghi nhận kết quả của những cuộc đàm phán trên là Thoả thuận thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã được thông qua vào ngày 15 tháng 4 năm 1994 tại Marrakesh. Lần đầu tiên trong khuôn khổ Hiệp định GATT diễn ra những cuộc đàm phán về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế. Kết quả của những cuộc đàm phán đó được nêu trong phần phụ lục của Thoả thuận Marrakesh là Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS). Thoả thuận Marrakesh bao gồm cả Hiệp định TRIPs có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên WTO và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Hiệp định TRIPS có 83 điều khoản, được chia thành 7 phần trong đó những quy định liên quan đến đăng ký và bảo hộ thương hiệu nằm tản mạn, cụ thể các quy định về nhãn hiệu hàng hóa là các Điều 15 đến Điều 21, quy định về chỉ dẫn địa lý là các Điều 22 đến Điều 24. Và cũng theo quy định của Hiệp định các quốc gia thành viên của WTO được trao những thời hạn nhất định sau ngày Thoả thuận thành lập WTO có hiệu lực trước khi buộc phải áp dụng Hiệp định TRIPS. Cụ thể như sau: Các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, đang tiến hành cải cách cơ cấu hệ thống quyền sở hữu trí tuệ và đang gặp khó khăn đặc biệt phải tuân thủ Hiệp định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000 (điều 65, khoản 2 và 3). Các nước đang phát triển theo Hiệp định này buộc phải mở rộng bảo hộ bằng sáng chế cho sản phẩm đối với các loại sản phẩm mà trước đây không được cấp bằng sáng chế tại nước đó phải tuân thủ Hiệp định này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 (điều 65 khoản 4).
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Các nước kém phát triển, ngoại trừ các điều khoản có liên quan đến đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, phải tuân thủ Hiệp định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Thời hạn này có thể được gia hạn tuỳ theo yêu cầu chính đáng (điều 66 khoản 1). Và các nước khác phải tuân thủ Hiệp định TRIPs ngay từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 (điều 65 khoản 1). Như vậy, tính đến nay, hầu hết các quốc gia thành viên WTO đều đã phải tuân thủ Hiệp định.
Tóm lại khi gia nhập kinh tế thị trường các quốc gia thành viên phải chấp nhận quy luật cạnh tranh tất yếu, để vào được “sân chơi” này không phải dễ dàng và hiểu luật và chơi được cũng là một thách thức vô cùng khó khăn đối với các nước đang phát triển-Việt Nam không ngoại lệ. Hàng hóa Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng đang đứng trước những thách thức rất lớn. Nhưng công bằng mà nói hàng nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế khi hội nhập, bởi chúng ta là quốc gia đi lên từ nông nghiệp với điều kiện tự nhiên đặc thù đã tạo ra nhiều mặc hàng nông sản thành danh được các thị trường khó tính công nhận, kinh nghiệp sản xuất nông nghiệp truyền thống kết hợp vời khoa học kỹ thuật hiện đại trong thời gian qua là một minh chứng rõ nét nhất và với một lực lượng lao động lớn. Với những “vốn liếng” ấy không khó để nông sản Việt Nam thâm nhập vào” sân chơi” khóc liệt này. Nhưng đến hiện tại nông sản của chúng ta vẫn dè dặt đứng nhìn các mặc hàng khác qua mặc, chúng ta đang đứng nhìn thực trạng sản xuất nhiều, xuất khẩu nhiều nhưng doanh thu thấp. Lý do rất đơn giản là vì nông sản của chúng ta không có thương hiệu hoặc có nhưng bị đánh cấp. Thế làm thế nào để khắc phục vấn nạn?. Vấn đề thoạt nhìn khá đơn giản nhưng để giải quyết thì rất chong gay, cần phải có sự chung tay của nhiều cơ quan quan lý, các cơ quan chức năng có liên quan, các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và quan trọng hơn cả là nhà nông.chúng ta cần có chương trình kế hoạch về lâu về dài. Mà trước hơn hết là phải xây dựng và bảo hộ được thương hiệu cho hàng nông sản trước khi đưa ra thị trường. Pháp luật việt nam chưa ghi nhận và bảo hộ thương hiệu nhưng chúng ta cũng có những kênh khác, nhìn từ đặc điểm của nông sản, lơi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân sản xuất để soi vào hệ thống pháp lý của chúng ta và các nước thì việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hiện nay phải dựa trên những quy định pháp luật về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý làm cơ sở để nghiên cứu. Thương hiệu có ý nghĩa
và giá trị to lớn đối với quốc gia, doanh nghiệp, nông dân sản xuất như đã trình bày. Vì những lẽ trên người viết xin khép lại những lý luận chung về thương hiệu để dành phần lớn nội dung quan trong tìm ra và phân tích cơ sở pháp lý để bảo hộ thương hiệu “một lá
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
Thương hiệu muốn được bảo hộ thì thương hiệu phải là đối tượng được bảo hộ tức phải được pháp luật ghi nhận trong một văn bản pháp lý như Luật sở hữu trí tuệ 2005 ghi nhận nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,…là đối tượng được bảo hộ. Và như đã phân tích pháp luật Việt Nam không bảo hộ thương hiệu, thế nhưng việc bảo hộ thương hiệu là một việc làm rất cấp bách hiện nay, nên người viết đứng dưới gốc độ đặc điểm và lợi ích của nông sản đem lại, người viết tập chung nghiên cứu và đưa ra điều kiện đăng ký và bảo hộ thương hiệu thông qua nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Để thuận lợi cho việc tìm hiểu và nghiên cứu người viết xin trình bày lần lượt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế sau đó đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý pháp luật việt nam bố cục tương tự.