Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh THPT (áp dụng cho chương sóng ánh sáng vật lý) (Trang 81 - 82)

Thực nghiệm được tiến hành song song, thời gian được tiến hành trong vòng 1 tuần ( từ 11/03/2013 đến 16 /03/2013) trên lớp 12 của trường THPT Nguyễn Du đó là 12 Ai; 12 A2; 12 A3; 12 A4; 12 A5. 12 Ag. 12 A7. Với 2 bộ đề thi mà mỗi bộ là 40 câu hỏi (chia 80 câu hỏi thành 2 bộ đề mỗi bộ gồm 40 câu hỏi có mức độ tương đương nhau) và cho học sinh làm bai kiểm tra trên phiêu trả lòi trắc nghiệm khách quan.

Đe đảm bảo việc kiểm tra và đánh giá sao cho trung thực và khá chính xác, ngăn ngừa hiện tượng quay cóp, trao đổi nhau khi làm bài chúng tôi đã tổ chức thi một cách nghicm túc nhằm đánh giá sao cho khách quan nhất. Mục ticu quan trọng của của việc kiểm tra đánh giá là toàn bộ kiến thức chương “Sóng áng sáng”. Mỗi bộ đề là 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan loại MCQ được

phân bố theo chủ đề dạy học và các tiêu chí cần kiểm tra. Mỗi lớp có khoảng từ 30 đến 35 học sinh được phát tuần tự cùng lúc 2 đề . Mỗi học sinh được phát một đề thi và một phiếu trả lời có rọc phách khi chấm. Thời gian làm bài là 60 phút. Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá 7 lớp với 2 bộ đề thi chúng tôi tiến hành chấm bài bằng phương pháp dựa và bảng cho sẵn để đánh giá kết quả. Với 7 lớp khoảng 220 học sinh, vậy khoảng 110 học sinh làm mỗi đề. Từ đó mỗi đề ta rút ngẫu nhiên 40 bài để phân tích và đánh giá tổng hợp. Dựa và việc đánh giá kết quả các bài kiểm tra, kết hợp với cơ sở lý thuyết được trình bày ở phân trên, thẩm định đánh giá độ khó, độ phân biệt, của từng câu hỏi trong mỗi đề, từ đó đánh giá mỗi câu hỏi ta đã soạn thảo.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh THPT (áp dụng cho chương sóng ánh sáng vật lý) (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)