Một số nguyên tắc soạn thảo những câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh THPT (áp dụng cho chương sóng ánh sáng vật lý) (Trang 26)

nhiều lựa chọn

- Lựa chọn những ý tưởng quan trọng và viết ra những ý tưởng ấy một cách rõ ràng để làm căn cứ cho việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm.

- Chọn các ý tưởng và viết các câu trắc nghiệm sao cho có thể tối đa hoá khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh yếu.

- Nên soạn các câu trắc nghiệm trên giấy nháp và xếp đặt chúng sao cho có thể sửa chữa và ghép chúng lại với nhau về sau này thành một bài trắc nghiệm hoàn chỉnh.

- Phần "gốc" của câu trắc nghiệm cần phải đặt vấn đề một cách ngắn gọn và sáng sủa.

- Phần "lựa chọn" gồm một câu trả lời đúng và nhiều lựa chọn sai. Các câu sai này là những "mồi nhử".

- Các câu lựa chọn, kể cả "mồi nhử" phải hấp dẫn, đều phải họp lý.

- Neu phần gốc của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) thì các câu lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng văn phạm.

- Nên thận trọng khi dùng "tất cả đều sai" hay "tất cả đều đúng" làm câu lựa chọn.

- Tránh những hình thức tiết lộ khi viết câu trắc nghiệm. + Tiết lộ qua chiều dài của câu lựa chọn.

+ Tiết lộ qua cách dùng danh từ khó so với các lựa chọn khác trong cùng một câu hỏi.

+ Tiết lộ qua cách dùng chữ hay chọn ý.

+ Tiết lộ qua những câu đối chọi hay phản nghĩa với nhau. + Tiết lộ qua những mồi nhử quá giống nhau về tính chất. + Tiết lộ qua những câu lựa chọn trùng ý.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh THPT (áp dụng cho chương sóng ánh sáng vật lý) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)