Phân tích các yếu tố năng suất và giá bán

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất mô hình lúa 2 vụ ở huyện ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 63)

Năng suất và giá bán là 2 yếu tố quan trọng, quyết định đến doanh thu của nông hộ sản xuất lúa. Năng suất và giá bán lúa tại huyện Ngã Năm có sự biến động giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Sau đây là bảng 27, thống kê năng suất và giá bán lúa của nông hộ.

Bảng 4.24: Năng suất và giá bán của nông hộ vụ Đông xuân và vụ Hè thu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông xuân Hè thu

Năng suất Tấn/ha 9,4 9,2

Giá bán Đồng 5.498 5.320

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra tháng 9/2013)

Qua bảng 4.24 ta thấy có sự khác biệt đáng kể về giá bán lúa của hộ với giá thấp nhất nhất (5.100 đồng/kg lúa) và giá cao nhất (7.500 đồng/kg lúa), giá lúa trung bình trong mẫu điều tra là 5.498 đồng/kg lúa ở vụ Đông xuân. Giá bán lúa của hộ với giá thấp nhất nhất (4.700 đồng/kg lúa) và giá cao nhất (7.500 đồng/kg lúa), giá lúa trung bình trong mẫu điều tra là 5.320 đồng/kg lúa ở vụ Hè thu. Giá bán lúa khác nhau là do thời điểm thu hoạch và nhu cầu mua lúa của thƣơng lái. Có sự chênh lệch giữa giá lúa khô và giá lúa tƣơi khi giá lúa khô sẽ cao hơn giá lúa tƣơi từ 800-1000đ/kg lúa.

Năng suất lúa trung bình của nông hộ trong mẫu điều tra đạt 9,7 kg/ha. Có sự chênh lệch lớn giữa năng suất cao nhất và năng suất thấp nhất. Năng suất thấp nhất là 8,3 kg/ha, trong khi đó năng suất cao nhất đạt 9,4 kg/ha ở vụ Hè thu. Năng suất lúa trung bình của nông hộ trong mẫu điều tra đạt 9,7 kg/ha. Có sự chênh lệch lớn giữa năng suất cao nhất và năng suất thấp nhất. Năng suất thấp nhất là 8,6 kg/ha, trong khi đó năng suất cao nhất đạt 10,9 kg/ha ở vụ Hè thu Nguyên nhân do mỗi nông hộ có trình độ kỹ thuật, phƣơng thức canh tác và sử dụng số lƣợng yếu tố đầu vào khác nhau. Do vụ đông xuân thời tiết tốt, nắng gắt

Trang 51

nên các hộ này sử dụng lao động để phơi lúa không có hộ sấy lúa. Còn các hộ có năng suất cao là do bán lúa tƣơi và có kinh nghiệm trong việc bơm nƣớc cuối vụ để tăng năng suất, lúa nặng hơn.

Năng suất là kết quả của một quá trình sản xuất với một thời gian cụ thể hay năng suất chính là hiệu quả hoạt động trong một thời gian lao động nhất định. Năng suất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, có thể nói năng suất càng cao thì lợi nhuận càng cao trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác cố định. Năng suất không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào nhƣ giống, thuốc,phân,… mà còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết. Với sự kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau và những kinh nghiệm, kỷ thuật trong quá trình sản xuất thì tạo ra mức năng suất khác nhau, tuy nhiên đa phần nông hộ sản xuất chƣa cao lắm. bên cạnh đó việc áp dụng KHKT vẫn còn hạn chế.

Giá bán là số tiền nông hộ thu đƣợc khi bán 1kg lúa. Việc thu hoạch lúa trong một khoảng thời gian dài thì giá bán còn tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trƣờng tiêu thụ.

4.3. Phân tích và so sánh các tỷ số tài chính của vụ đông xuân 2012-2013 và vụ Hè thu 2013 của nông hộ tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Bên cạnh lợi nhuận, các tỷ số tài chính là cơ sở để phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất. Các tỷ số tài chính cơ bản trong sản xuất lúa gồm doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí và lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí chƣa có lao động gia đình, lợi nhuận/ngày công lao động gia đình, lợi nhuận/ tổng số ngày công lao đông. Để hiểu rõ hơn các tỷ số tài chính mà nông hộ đạt đƣợc trong vụ lúa đông xuân và vụ Hè thu vừa qua ta sẽ thống kê mô tả các tỷ số tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ.

Bảng 4.25: So sánh các tỷ số tài chính của hộ vụ Đông xuân và vụ Hè thu

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Đông xuân Hè thu

Doanh thu Đồng/ha 45.659.208 41.829.406 Tổng chi phí LĐGĐ Đồng/ha 26.246.182 35.388.742 Lợi nhuận Đồng/ha 19.458.034 6.153.915

Doanh thu/chi phí Lần 1,74 1,18

Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,74 0,17

Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,43 0,15

Trang 52

Bảng 4.25 cho thấy doanh thu trung bình trên diện tích 10.000 m2

của hộ sản xuất lúa vụ Đông xuân tại huyện Ngã Năm là 45.659.208 đồng/ha, doanh thu thu hộ sản xuất lúa vụ Hè thu tại huyện Ngã Năm là 41.829.406 đồng/ha. Sự chênh lệch lớn giữa doanh thu lớn nhất và doanh thu nhỏ nhất là do doanh thu phụ thuộc vào giá bán và năng suất. Trên cùng diện tích đất sản xuất lúa là 10.000 m2, năng suất lúa của mỗi hộ cũng khác nhau. Những hộ có năng suất lúa cao và chất lƣợng lúa tốt bán đƣợc giá cao nên doanh thu lớn hơn.

Lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố của nông hộ tại huyện Ngã Năm đạt đƣợc mức lợi nhuận trung bình của vụ Đông xuân là 19.458.034 đồng/ha và vụ Hè thu là 6.153.915 đồng/ha vụ Hè thu cao hơn là vì chi phí sản xuất cao, chi phí lao động cao, năng suất thấp, giá bán thấp. Tuy nhiên, ở vụ Đông xuân có lợi nhuận cao nhờ vào ứng dụng tốt các kỹ thuật canh tác vào sản xuất, sử dụng ít lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất nên giá thành sản xuất thấp, năng suất cao.

Qua phân tích trên, quyết định sản xuất lúa vụ đông xuân của nông hộ tại huyện Ngã Năm là rất đúng đắn và phù hợp đất đai, khí hậu ở đây, lúa đƣợc trồng ở đây cho năng suất cao và lợi nhuận cao. Nhìn chung các chỉ số trên còn có thể nâng cao hơn, khi chƣa khai thác hết tiềm năng của đất đai và chƣa áp dụng các kỹ thuật mới vào đồng ruộng.

Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và chi phí vụ Đông xuân là 0,74 lần có ý nghĩa là 1 triệu đồng chi phí nông hộ sản xuất lúa bỏ ra sẽ thu đƣợc 0,74 triệu đồng lợi nhuận. Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và chi phí vụ Hè thu là 0,17 lần có ý nghĩa là 1 triệu đồng chi phí nông hộ sản xuất lúa bỏ ra sẽ thu đƣợc 0,17 triệu đồng lợi nhuận. Qua đó, ta thấy sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Ngã Năm đạt hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chƣa cao đồng nghĩa với việc nông hộ vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất và chƣa khai thác đƣợc hết giá trị của cây lúa. Nếu so sánh với việc gửi tiết kiệm ngân hàng, việc sản xuất lúa là hiệu quả hơn. Hộ sản xuất ở vụ Đông xuân với chi phí thấp do sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và bán lúa tại đất cho thƣơng lái, lợi nhuận cao trong khi đó, chi phí sản xuất cao do việc sử dụng lao động thuê nhiều nên lợi nhuận thấp.

Nhƣ vậy, thông qua giá trị trung bình của lợi nhuận và các tỷ số tài chính ta thấy sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Ngã Năm nhìn chung đạt hiệu quả về mặt tài chính vì các tỷ số tài chính trung bình đều dƣơng. Tuy nhiên, do thời gian sản xuất lúa kéo dài và hộ sử dụng chủ yếu vốn tự có nên hiệu quả sản xuất trên là chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và mong muốn của nông hộ. Hộ sản xuất hiệu quả có thu nhập khá cao, các tỷ số tài chính rất tốt. Ngƣợc lại hộ sản xuất kém hiệu quả nên các tỷ số tài chính đều thấp hơn giá trị trung bình khá xa.

Trang 53

Nhìn chung các hộ đã sản xuất đạt yêu cầu các tỷ số tài chính đều rất tốt (lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lớn hơn 0; doanh thu/chi phí lớn hơn 1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với vụ Đông xuân

Doanh thu/chi phí= 1,74 nghĩa là đầu tƣ 1000 đồng vào chi phí sản xuất thì thu đƣợc 1.740 đồng doanh thu.

Lợi nhuân/chi phí= 0,74 nếu nông hộ chi tiêu thêm 1000 đồng chi phí thì nông hộ thu đƣợc lợi nhuận là 740 đồng.

Lợi nhuân/doanh thu=0,43 cho thấy 1.000 đồng doanh thu thì có 430 đồng lợi nhuận.

Đối với vụ Hè thu

Doanh thu/chi phí= 1,18 nghĩa là đầu tƣ 1000 đồng vào chi phí sản xuất thì thu đƣợc 1.180 đồng doanh thu.

Lợi nhuân/chi phí=0,17 nghĩa là nông hộ chi tiêu thêm 1000 đồng chi phí thì nông hộ thu đƣợc lợi nhuận là 170 đồng.

Lợi nhuận/doanh thu=0,15 cho thấy 1.000 đồng doanh hu thì có 150 đồng lợi nhuận.

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy sự khác biệt về hiêu quả của việc đầu tƣ hai mùa vụ nhƣ sau:

Trong vụ Đông xuân cứ một đồng chi phí bỏ ra hộ thu đƣợc 1,74 đồng doanh thu còn vụ Hè thu thì nông hộ thu đƣợc là 1,18 đồng doanh thu. Vụ Đông xuân cao hơn vụ Hè Thu là 560 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của vụ Đông xuân cao hơn vụ Hè thu.

Về chi phí lao động gia đình giữa hai vụ Đông xuân là 26.246.182 đồng/ha và vụ Hè thu là 35.388.742 đồng/ha. Vụ Đông xuân thấp hơn vụ Hè thu chênh lệch 9.142.560 đồng/ha. Nhƣ vậy việc nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chi phí đầu tƣ (chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí lao động,…).

Về doanh thu thì vụ Đông xuân là 45.659.208 đồng/ha. Vụ Hè thu là 41.829.406 đồng/ha. Nguyên nhân là do năng suất và giá bán của vụ Đông xuân cao hơn vụ Hè thu.

Nhƣ vậy với kết quả phân tích cho thấy vụ lúa Đông xuân ngƣời nông dân sản xuất đạt hiệu quả hơn vụ lúa Hè thu chủ yếu là các chỉ số doanh thu/chi phí,lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu điều lớn hơn Hè thu.

Tóm lại, đa phần các nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Ngã Năm điều đạt hiệu quả về mặt tài chính, bởi các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất lúa trung bình điều lớn hơn 0.

Trang 54

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ

4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông xuân 2012-2013 của nông hộ

Mô hình hồi quy trong đề tài đƣợc thực hiện dựa trên giả thuyết: năng suất lúa của nông hộ tại huyện Ngã Năm phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất: hàm lƣợng dƣỡng chất N, hàm lƣợng dƣỡng chất P2O5, hàm lƣợng dƣỡng chất K2O, năng suất, chi phí giống, thuốc BVTV, trình độ, áp dụng KHKT. Biến số năm trình độ học vấn trên lý thuyết là tỷ lệ thuận với năng suất, nghĩa là chủ hộ trình độ học vấn cao thì dễ dàng tiếp thu KHKT vào sản xuất thì năng suất đạt đƣợc trên mỗi công càng cao.Qua đó dụa vào mô hình hàm sản xuất có đƣợc mô hình hồi quy hoàn chỉnh nhƣ sau:

lnY i = a + b 1lnX 1 +b 2lnX 2 + b 3lnX 3 + b 4lnX 4 + b 5lnX 5+ b 6lnX 6 + b 7X 7 Trong đó: lnY

i : Năng suất của mô hình a : Hằng số b i (i=1,7 ): Các tham số lnX 1 : Hàm lƣợng dƣỡng chất N/ha lnX 2 : Hàm lƣợng dƣỡng chất P2O5/ha lnX 3 : Hàm lƣợng dƣỡng chất K2O /ha lnX 4 : Số lƣợng giống/ha lnX 5 : Thuốc BVTV/ha lnX 6 : Trình độ X 7 : KHKT

Năng suất lúa không chỉ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên nhƣ khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hƣởng của số lƣợng giống, số lƣợng N, số lƣợng P2O5, số lƣợng K2O, chi phí giống, thuốc BVTV và trình độ mô hình sản xuất ảnh hƣởng đến năng suất lúa vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Trang 55

Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất vụ Đông xuân

Nhân tố Tham số ƣớc lƣợng

Std.Error t- Statistic P- value

Hằng số (constant) 8,043 1,098 7,325 0,000 Hàm lƣợng dƣỡng chất N 0,042 0,036 1,187 0,243 Hàm lƣợng dƣỡng chất P2O5 0,039 0,017 2,210 0,034 Hàm lƣợng dƣỡng chất K2O 0,048 0,032 1,510 0,134 Số lƣợng giống 0,019 0,133 0,817 0,419 BVTV 0,035 0,096 0,362 0,719 Trình độ 0,017 0,009 1,902 0,065 Mô hình sản xuất -0,124 0,005 -2,432 0,020 Hệ số R2 0,769 0,724 0,000 Hệ số R2 hiệu chỉnh Prob(F-Statistic)

(Nguồn: số liệu điều tra tháng 9/2013) Ghi chú: ** : ý nghĩa 5% - 10%

* :ý nghĩa < 5%

Qua bảng 4.26, ta thấy Sig.F của mô hình là 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình có ý nghĩa và phù hợp với tổng thể nghiên cứu với độ tin cậy là 95%, các biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc. R2= 0,769 có nghĩa là sự biến thiên của năng suất lúa đƣợc giải thích bởi yếu tố số lƣợng giống, số lƣợng N, số lƣợng P2O5, số lƣợng giống, trình độ và KHKT là 76,9%. Nguyên nhân vì sản xuất lúa bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và sâu bệnh nên các biến trên chỉ giải thích đƣợc 76,9% sự biến thiên của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ảnh hƣởng.

Theo số liệu từ bảng trên ta có phƣơng trình hồi quy về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện Ngã Năm nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 56

lnY= 8,043 – 0,042lnX1 + 0,039lnX2 + 0,048lnX3 – 0,019lnX4 + 0,035lnX5 + 0,017lnX6 - 0,124X7

Giải thích hàm năng suất Yếu tố dƣỡng chất N (lnX1):

Từ phƣơng trình trên cho thấy giá trị N= 0,042 với các yếu tố khác không đổi khi tăng các yếu tố dƣỡng chất N tăng lên 1 đồng thì sẽ làm năng suất tăng thêm 0,042 kg/ha.

Yếu tố dƣỡng chất P2O5 (lnX2):

Với các yếu tốt khác không đổi khi tăng hàm lƣợng dƣỡng chất P2O5 lên thêm 1 đồng sẽ làm năng suất tăng lên 0,039kg/ha.

Yếu tố dƣỡng chất K2O (lnX3):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng hàm lƣợng dƣỡng chất K2O lên 1 đồng sẽ làm tăng năng suất lên 0,048kg/ha.

Yếu tố số lƣợng giống (lnX4)

Hệ số số lƣợng giống/ha với các yếu tố khác không đổi thì số lƣợng giống tăng thêm 1đồng sẽ làm giảm năng suất xuống 0,019kg/ha. Sử dụng giống nhiều sẽ làm sâu bệnh phát triển, cây thiếu ánh nắng làm giảm năng suất của nông hộ.

Yếu tố số thuốc BVTV (lnX5)

Với các yếu tố khác không đổi thì số lƣợng thuốc BVTV tăng thêm 1đồng sẽ làm tăng năng suất lên 0,035kg/ha.

Yếu tố Trình độ(lnX6)

Từ phƣơng trình cho thấy b6=0,017 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi Trình độ càng cao lên 1 lớp thì sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,017kg/ha. Do vậy nếu trình độ càng cao thì cho hiệu quả năng suất hơn

Yếu tố KHKT(X7)

Hệ số b7 = -0,124 với điều kiện các yếu tố khác không đổi điều này có nghĩa nếu áp dụng KHKT lên 1 đồng sẽ làm giảm năng suất lên 0,124kg/ha.

4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè thu năm 2013

Mô hình hồi quy trong đề tài đƣợc thực hiện dựa trên giả thuyết: năng suất lúa của nông hộ tại huyện Ngã Năm phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất: hàm lƣợng dƣỡng chất N, hàm lƣợng dƣỡng chất P2O5, hàm lƣợng dƣỡng chất K2O, năng suất, chi phí giống, thuốc BVTV, trình độ, áp dụng KHKT. Qua đó xác

Trang 57

định mô hình hồi quy đƣợc sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng: lnY i = a + b 1lnX 1 +b 2lnX 2 + b 3lnX 3 + b 4lnX 4 + b 5lnX 5+ b 6lnX 6 + b 7X 7 Trong đó: lnY

i : Năng suất của mô hình a : Hằng số b i (i=1,7 ): Các tham số lnX 1 : Hàm lƣợng dƣỡng chất N/ha lnX 2 : Hàm lƣợng dƣỡng chất P2O5/ha lnX 3 : Hàm lƣợng dƣỡng chất K2O /ha lnX 4 : Số lƣợng giống/ha lnX 5 : Thuốc BVTV/ha

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất mô hình lúa 2 vụ ở huyện ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 63)