Số lượng tài nguyên số tại Thư viện

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.1. Số lượng tài nguyên số tại Thư viện

Nguồn TNS ngày càng gia tăng mạnh mẽ gấp nhiều lần tài nguyên dạng bản in và các bạn đọc đang dần hướng đến việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên này. Nhu cầu hiện nay của Thư viện là phục vụ việc trao đổi các nguồn TNS hoàn toàn tự động, chỉ với một vài thao tác trên màn hình là có thể bổ sung một bộ sưu tập số hoặc một CSDL trực tuyến vào kho tài nguyên thông tin.

Hiện nay, số lượng nguồn TNS của Thư viện tỉnh Vĩnh phúc còn hạn chế, tuy nhiên với số lượng TNS hiện có, Thư viện đã tổ chức và đưa ra phục vụ người dùng tin nhằm đạt hiệu quả nhất.

 CSDL thư mục:

CSDL là một trong những sản phẩm quan trọng của việc tin học hóa hoạt động Thư viện ở các cơ quan TT-TV nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đang hướng tới mục tiêu trở thành “Thư viện điện tử, Thư viện số” nên việc tiến hành xây dựng các CSDL là hết sức cần thiết. Các CSDL bao gồm CSDL thư mục và CSDL toàn văn. Tuy nhiên, đến nay Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ xây dựng được các CSDL dạng thư mục. mặc dù vậy, các CSDL thư mục cũng là một sản phẩm TT – TV mới, giúp người dùng tin có thể tiếp cận tới nguồn lực thông tin truyền thống hiện có của Thư viện.

Triển khai ứng dụng tối đa thế mạnh phần mềm quản trị Thư viện tích hợp ILIB của công ty CMC, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng được các CSDL thư mục sau:

+ CSDL sách: bao gồm các biểu ghi về các tài liệu dạng sách với hơn 39.148 biểu ghi. Đây là CSDL lớn nhất của Thư viện.

+ CSDL báo- tạp chí: gồm 38.977 biểu ghi + Hơn 9000 biểu ghi thư mục địa chí Giao diện phần mềm Ilib

 Tài liệu số hóa:

Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng và nguồn kinh phí có hạn, hiện nay Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chưa tự số hóa được vốn tài liệu của Thư viện mình. Tuy nhiên, bằng tài trợ và mua, Thư viện có khoảng 1200 đĩa tài liệu số

hóa bao gồm: tài liệu Hán Nôm, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh…; 300 CD dành cho người khiếm thị…

Hiện nay, Thư viện còn tiến hành bổ sung nguồn TNS bằng hình thức dowload tài liệu trên internet, đưa ra phục vụ các tài liệu trên mạng và tài liệu tự khai thác. Tuy nhiên, số lượng tài liệu dowload không nhiều, các tài liệu này do cán bộ Thư viện vào các website liên quan đến diện phục vụ của Thư viện và tìm kiếm những tài liệu phục vụ trực tiếp cho người dùng tin. Đây là những tài liệu có giá trị, thông tin mang tính cập nhật, rất hữu ích cho người dùng tin.

Hiện tại, nguồn TNS của Thư viện được lưu trữ trên CD - ROM, DVD, trong ổ cứng các máy chủ, trên hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu trực tuyến, website.. và còn có khả năng tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới với những dự án số hóa lớn sắp được triển khai, cùng với sự liên kết hợp tác với các nhà xuất bản: Năm 2013, Thư viện triển khai thực hiện Dự án “Nâng cấp Thư viện Vĩnh Phúc thành Thư viện điện tử” với kinh phí đầu tư được duyệt là 6.505.264,824 đồng. Với dự án này, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được đầu tư mới các trang thiết bị hiện đại, hạ tầng CNTT và có kinh phí để số hóa tài liệu, phát triển nguồn lực thông tin số. Thư viện phải được trang bị đồng bộ hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)